- Về mặt kinh tế: Vốn là điều kiện tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh Một quá trình sản xuất kinh doanh cần rất nhiều điều kiện để diễn ra: yếu tố vốn,
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HUNGAUTO
3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
- Chú trọng đổi mới trang thiết bị, đầu tư mới máy móc thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hiện có của doanh nghiệp, kịp thời thanh lý các TSCĐ không cần dùng hoặc đã hư hỏng, không dự trữ quá mức TSCĐ chưa cần dùng.
Hiện tại, tài sản cố định của công ty đã hết khấu hao và đã cũ nhưng có sự đầu tư, thay mới. Các tài sản chủ yếu là bàn ghê, máy tính, các thiết bị văn phòng,... do hoạt động kinh doanh hiện tại chỉ xuất phát từ việc bán xe. Trước những giải pháp đa dạng các sản phẩm dịch vụ như cung cấp thêm các dòng xe lắp ráp phù hợp hơn với tài chính người tiêu dùng trong nước, kinh doanh các phụ tùng xe, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng sau bán, công ty cần đầu tư mở rộng thêm mới showroom, xưởng dịch vụ, máy móc thiết bị mới tiên tiến nhằm gia tăng thêm nguồn thu cũng như tăng chất lượng dịch vụ sau bán hàng đối với khách hàng.
- Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi do trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước các chi phí dự phòng…
Nếu việc tổn thất TSCĐ do các nguyên nhân chủ quan thì người gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp.
dụng trong thời gian ngắn (thay vì phải vay thêm nợ để mua nhưng lại sử dụng không hết công suất); cho thuê những tài sản hiện tại chưa cần thiết sử dụng, thậm chí bán cả những tài sản sử dụng không hiệu quả.
Cần tạo ra một cơ cấu tài sản hợp lý giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Trước khi muốn đầu tư mua sắm loại tài sản cố định nào thì cần nên xem xét công dụng của loại tài sản đó, xem nó có đáp ứng được nhu cầu sử dụng của công ty hay không nhằm tránh được tình trạng đầu tư lãng phí.
Định kỳ phải xem xét, đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định, điều chỉnh kịp thời phù hợp với giá cả thị trường. Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định giúp cho nhà quản lý nắm bắt được tình hình biến động vốn của công ty để có những giải pháp đúng đắn đối với loại vốn này như lập kế hoạch khấu hao, thanh lý hoặc nhượng bán một số tài sản cố định không cần thiết, tài sản sử dụng không hiệu quả góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động.
Thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản cố định theo qui định. Một mặt đảm bảo cho tài sản cố định duy trì năng lực hoạt động bình thường, tránh được tình trạng hư hỏng. Mặt khác, thông qua việc bảo quản, bảo dưỡng, đầu tư mới, công ty có cơ sở để quản lý tốt hơn các khoản trích chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tránh tình trạng vốn cố định ở công ty nhiều, nhưng hiệu quả mang lại không cao.
Áp dụng phương pháp và mức trích khấu hao hợp lý, tránh việc trích khấu hao quá nhiều dẫn đến chi phí cao dẫn đến không thu hồi được vốn khi hết thời hạn trích khấu hao.
Hiện nay công ty đang sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Bởi vì trong điều kiện hiện nay, nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị tăng cao, TSCĐ mới đưa vào sử dụng đã phải hoạt động liên tục. Vì vậy, tuổi thọ của TSCĐ ngắn hơn so với quy định rất nhiều, làm giảm hiệu quả sử dụng của TSCĐ. Hơn nữa, tuy tính khấu hao theo đường thẳng đơn giản, dễ tính, gọn nhẹ nhưng sẽ không loại bỏ được hao mòn vô hình, đó là hao mòn về công nghệ, kỹ thuật. Từ phân tích trên, công ty nên kết hợp phương pháp tính khấu hao đường thẳng với phương pháp tính khấu hao theo số dư giảm dần. Như vậy, tỷ trọng vẫn
sẽ thu hồi nhanh hơn.
Cần thực hiện việc thanh lý hoặc nhượng bán đối với những tài sản cố định đã hư hỏng, không cần thiết sử dụng hoặc đã khấu hao hết để thu hồi lại vốn tái đầu tư vào tài sản cố định khác hiện đại hơn, đạt công suất cao hơn để phục vụ cho việc mở rộng sản xuất. Nếu tài sản cố định vẫn còn sử dụng tốt mà chỉ bị hư hỏng nhẹ thì công ty cần xem xét sửa chữa lại để tiết kiệm được chi phí mua tài sản cố định mới, hạn chế việc lãng phí vốn.
Trước khi áp dụng những biện pháp, kỹ thuật mới, hiện đại cũng như việc đầu tư mới, công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách, nâng cao tay nghề cho công nhân. Nắm rõ tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định sẽ giúp họ quản lý và sử dụng tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
- Đánh giá và đánh giá lại TSCĐ:
Đánh giá TSCĐ là việc xác định lại giá trị của nó tại một thời điểm nhất định. Đánh giá đúng TSCĐ tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn. Điều chỉnh kịp thời giá trị của TSCĐ, để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao TSCĐ, không để mất vốn cố định.
Thông thường có 3 phương pháp đánh giá chủ yếu:
+ Đánh giá theo nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ cho đến khi đưa TSCĐ vào hoạt động bình thường như: giá mua thực tế của TSCĐ, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử…
Cách đánh giá này giúp doanh nghiệp thấy được số tiền vốn đầu tư mua sắm TSCĐ ở thời điểm ban đầu, là căn cứ để xác định số tiền khấu hao để tái sản xuất giản đơn TSCĐ.
+ Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục(còn gọi là đánh giá lại): Là giá trị để mua sắm TSCĐ ở tại thời điểm đánh giá. Do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, đánh giá lại thường thấp hơn giá trị nguyên thủy ban đầu. Tuy nhiên trong trường hợp có sự biến động của giá cả, đánh giá lại có thể cao hơn giá trị ban đầu của nó. Tuỳ theo trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp có quyết định sử lý thích hợp như: điều chỉnh lại mức khấu hao, hiện đại hoá hoặc thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
+ Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại: Là giá trị còn lại của TSCĐ chưa chuyển vào giá trị sản phẩm. Giá trị còn lại có thể tính theo giá trị ban đầu(giá trị
nguyên thuỷ còn lại) hoặc đánh giá lại(giá trị khôi phục lại). Cách đánh giá này cho phép thấy được mức độ thu hồi vốn đầu tư đến thời điểm đánh giá, từ đó lựa chọn chính sách khấu hao hợp lý để thu hồi vốn đầu tư còn lại để bảo toàn vốn.
Hiện nay công ty cổ phần HungAuto chưa áp dụng phương pháp đánh giá lại TSCĐ mà chỉ đánh giá TSCĐ theo nguyên giá (giá nguyên gốc). Tuy nhiên, ảnh hưởng của lạm phát, sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến giá cả và làm thay đổi giá trị của TSCĐ nếu công ty chỉ chú trọng vào nguyên giá mà không đánh giá lại TSCĐ. Điều này sẽ dẫn đến việc trích khấu hao và phân bổ TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh không hợp lý. Qua đánh giá giá trị sổ sách kế toán của công ty với giá trị thị trường của TSCĐ, nhiều tài sản có giá trị chênh lệch lớn tới hơn 30% giá trị ban đầu.
- Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao thích hợp:
Yêu cầu bảo toàn vốn cố định là lý do phát triển của các hình thức khấu hao. Không phải trong mọi trường hợp khấu hao nhanh cũng là tốt. Vấn đề là ở chỗ phải biết sử dụng các phương pháp khấu hao, mức tăng giảm khấu hao tuỳ thuộc vào từng loại hình sản xuất, từng thời điểm vận động của vốn, không để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình.
Nguyên tắc chung là mức khấu hao phải phù hợp với hao mòn thực tế của TSCĐ. Nếu khấu hao thấp hơn mức hao mòn thực tế sẽ không đảm bảo thu hồi đủ vốn khi hết thời gian sử dụng, nếu mức khấu hao quá cao sẽ làm tăng chi phí một cách giả tạo, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong trường hợp TSCĐ có hao mòn vô hình lớn cần áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình.
Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng với tất cả các máy móc thiết bị. Tuy nhiên với số lượng tài sản cố định tương đối ít trong khi tần suất sử dụng của công ty tương đối cao, công ty nên sử dụng phương pháp khấu hao nhanh để hạn chế ảnh hưởng của hao mòn tài sản đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
- Sửa chữa và xác định hiệu quả kinh tế của việc sửa chữa TSCĐ:
Vốn cố định sẽ không được bảo toàn nếu TSCĐ bị hư hỏng, phải sa thải trước thời hạn phục vụ của nó. Vì thế chi phí cho việc sửa chữa nhằm duy trì năng lực hoạt động bình thường của TSCĐ trong cả thời kỳ hoạt động của nó cũng được
coi là một biện pháp để bảo toàn vốn cố định.
+ Gọi là sửa chữa thường xuyên vì phạm vi sửa chữa nhỏ, thời gian ngắn, chi phí ít và phải được duy trì bảo dưỡng khá thường xuyên theo quy phạm kỹ thuật.
+ Còn sửa chữa lớn được tiến hành theo định kỳ, có thời gian sửa chữa lâu, chi phí sửa chữa lớn nhằm khôi phục lại năng lực của TSCĐ.
Tính hiệu quả của việc sử dụng vốn sửa chữa lớn phải được đặt trên các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo duy trì năng lực hoạt động bình thường của máy móc thiết bị trong đời hoạt động của nó.
+ Phải cân nhắc giữa chi phí sửa chữa lớn bỏ ra với việc thu hồi hết giá trị còn lại của máy móc để quyết định cho tồn tại tiếp tục của máy hay chấm dứt đời hoạt động của nó.