+ Phân tích, tổng hợp, khái quát lại kiến thức đã thu thập được. + Nhận xét, đánh giá tính chính xác của kiến thức đã thu thập được. + Phê phán.
+ Tự trình bày. + Ứng dụng.
+ Tóm tắt nội dung.
+ Lập bảng hoặc sơ đồ để hệ thống lại kiến thức. - Tự kiểm tra, tự điều chình thông qua: + Câu trả lời, đáp án của bạn bè.
+ Cá nhân HS tự trả lời, tự đưa ra đáp án. + Tổng kết của GV.
Để TH có hướng dẫn của HS đạt kết quả cao, giáo viên phải tuân thủ nghiêm những điều sau:
- Tạo động lực cho người học, giúp người học vượt qua các khó khăn, nhất là giai đoạn đầu.
- Không châm trước, chiếu cố để người học không có tư tưởng ỷ lại.
- Tạo được điều kiện về cơ sở vật chất cho việc tự học.
1.3.4. Sự cần thiết của việc phát triển năng lực tự học trong dạy học ở trường phổthông thông
TH là một giải pháp giúp HS giải quyết, xử lý khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ở nhà trường. TH giúp khắc phục nghịch lý: kiến thức thì vô vạn mà tuổi HS thì có hạn.
TH giúp tạo ra tri thức bền vũng cho người học bởi nó là kết quả của sự hứng thú, sự tìm tòi, nghiên cứu khoa học và lựa chọn. Có phương pháp TH đúng đắn và phù hợp sẽ đem lại kêt quả học tập cao hơn. Khi biết cách TH, HS sẽ có ý thức và tự xây dựng thời gian TH cho riêng cá nhân, tự nghiên cứu sách vở, đọc tài liệu, tìm hiểu thêm trên mạng, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình học tập thành quá trình tự học tập.
1.3. . ột số iện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông
Để dạy cho HS biết cách tự học, hình thành và phát triển NLTH, GV phải yêu cầu HS tự học tập, nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức, khuyến khích HS mạnh dạn đưa ra các kiến, đề xuất, phê phán của bản thân, nhiệt tình tham gia các hoạt động nhóm. GV cần sử dụng kết hợp với các PPDH tích cực như nêu các tình huống có vấn đề; PP dạy học dự án, mô hình lớp học đảo ngược, PP dạy học webquest,… nhằm tạo động cơ, hứng thú học tập cho HS, rèn luyện kĩ năng, thói quen chí TH cho HS, giúp HS tự tìm kiếm, khám phá tri thức mới chất lượng và hiệu quả cao hơn. Một số biện pháp bồi dưỡng NLTH sau:
- Xây dựng và duy trì động cơ học tập cho HS.
- Xây dựng phương tiện học liệu TH để HS có thể học tập mọi lúc, mọi nơi phù hợp với điều kiện và sở thích cá nhân của HS.
- Xây dựng các nội dung học tập hấp dẫn, trực quan, phù hợp với NL nhận thức của HS.
- Tạo điều kiện cho HS tự đánh giá được kết quả học tập sau mỗi lần học.
- Nội dung bài học trên lớp không được lặp lại nội dung đã TH ở nhà mà là sự tiếp nối, phát triển, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng của HS và định hướng tự học.
1.4. Mô hình lớp học đảo ngƣợc
1.4.1. Khái niệm mô hình lớp học đảo ngược
Flipped classroom (lớp học đảo ngược) là một mô hình dạy học mới ra đời khoảng 10 năm nay ở Mỹ và được áp dụng rộng rãi trong nhiều trường học, từ các lớp tiểu học, trung học đến những năm đầu đại học, đã làm đảo ngược cách tổ chức dạy học theo truyền thống. Hình thức của flipped classroom, trong sự so sánh với lớp học truyền thống, được thể hiện bằng minh họa dưới đây: [14]
Hình 1.2. Minh họa về lớp học đảo ngược
Lớp học đảo ngược là tất cả các hoạt động dạy học được thực hiện “đảo ngược” so với thông thường. Sự “đảo ngược” ở đây được hiểu là sự thay đổi với các dụng ý và chiến lược sư phạm thể hiện ở cách triển khai các nội dung, mục tiêu DH và các hoạt động DH khác với cách truyền thống trước đây của người dạy và người học [7].
Ở lớp học đảo ngược sẽ ngược lại với mô hình lớp học truyền thống, học sinh xem trước tại nhà những bài giảng, những video về lý thuyết và bài tập cơ bản GV thực hiện và được chia sẻ qua Internet, trong khi thời gian ở lớp lại dành cho việc giải đáp thắc mắc của HS, làm bài tập khó hay thảo luận sâu hơn về kiến thức.
1.4.2. Vai trò của mô hình lớp học đảo ngược
Nghiên cứu gần đây của nhóm tác giả gồm Means, Toyama, Murphy, Bakia, Jones (2010) để đánh giá hiệu quả của mô hình “lớp học đảo ngược” dựa trên tổng hợp 46 nghiên cứu thực nghiệm trong bối cảnh phổ thông và đại học tại Mỹ và kết luận rằng mô hình này mang lại hiệu quả học tập khi so sánh giữa dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” và dạy học theo kiểu truyền thống, nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt rõ rệt về kết quả học tập của người học. Mô hình lớp học đảo ngược đã tạo ra được một môi trường học có nghĩa (meaningful learning), học thực học (deep learning), và phát triển tư duy phê phán và hình thức học cấp cao.
Lớp học đảo ngược là một môi trường học tập linh hoạt. HS có thể lựa chọn cách thức, nơi học tập, thời gian học tập phù hợp với điều kiện của cá nhân. Tạo cơ hội cho GV có thể quan sát, tiếp xúc để hướng dẫn, đánh giá từng HS nhiều hơn. Lớp học đảo ngược cho phép GV dành thời gian nhiều hơn với từng cá nhân HS chưa hiểu kỹ bài giảng Mô hình cũng tạo không gian để HS năng động hơn trong việc thu nhận kiến thức, hợp tác với bạn bè và có thể đánh giá được kết quả học tập của bản thân.
Mô hình này cũng tạo nên văn hóa học tập mới cho HS. Trong các lớp học truyền thống, thường GV là trung tâm của thông tin. Nếu HS thảo luận câu hỏi thì tất cả đều xoay quanh những ý kiến chủ đạo của GV. Ngược lại, mô hình flipped classroom buộc phải lấy HS làm trung tâm trong quá trình DH. Thời gian ở lớp được dành cho việc thảo luận các kiến thức sâu hơn, tạo ra những cơ hội học tập phong phú hơn cho HS.
Lớp học này cũng cung cấp nội dung chương trình học tập một cách có định hướng. Thông qua nội dung để tối ưu hóa thời gian học tập cho HS. GV xác định được rõ nội dung và mục đính bài học từ đó giúp HS chủ động khám phá, lĩnh hội.
Nhìn theo thang cấp độ nhận thức của Bloom, mô hình lớp học đảo ngược giúp HS phát triển nhận thức qua từng cấp bậc: ghi nhớ, hiểu (tiếp cận với tài liệu), và sau đó là ứng dụng, phân tích, tổng hợp xử lý thông tin). Điều này đòi hỏi GV là những nhà sư phạm chuyên nghiệp.
1.4.3. Đặc điểm của mô hình lớp học đảo ngược
Theo mô hình lớp học đảo ngược đã được nghiên cứu và áp dụng, học sinh sẽ xem các bài giảng qua mạng, sách, tài liệu ở nhà. Tiết học ở lớp sẽ dành cho các hoạt động hợp tác giúp HS củng cố thêm các khái niệm mà HS đã tìm hiểu được. HS sẽ được chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết, các em có thể xem video bài giảng bất kỳ lúc nào, có thể dừng lại, ghi chú và xem lại (điều này là không thể nếu nghe giáo viên giảng dạy trên lớp). Lớp học giúp học sinh hiểu kỹ hơn về lý thuyết từ đó sẵn sàng tham gia vào các buổi học nhóm, bài tập nâng cao
tại giờ học của lớp. Điều này giúp việc học tập hiệu quả hơn, giúp HS tự tin hơn về lượng kiến thức mình đã có.
Cơ sở của mô hình lớp học đảo ngược dựa trên sáu bậc thang đo nhận thức của Bloom, từ thấp đến cao là: ghi nhớ, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Trong lớp học truyền thống, thời gian ở lớp bị giới hạn, là một hằng số, GV chỉ có thể hướng dẫn HS nội dung bài học ở ba mức độ đầu của nhận thức là ghi nhớ, thông hiểu và vận dụng. Để đạt đến các mức độ sau, HS phải nỗ lực tự học tập và nghiên cứu ở nhà và đó là một trở ngại lớn với đa số HS. Mô hình mới “đảo ngược” mô hình truyền thống, ba mức độ đầu được HS thực hiện ở nhà nhờ những băng ghi hình hướng dẫn của GV. Nhiệm vụ của HS là tự học kiến thức mới và làm các nhiệm vụ ở nhà. Khi ở lớp các em được giáo viên tổ chức các hoạt động để tương tác và chia sẻ lẫn nhau.
Phương pháp học qua mô hình lớp học đảo ngược đòi hỏi HS phải dùng nhiều đến hoạt động trí não. Như vậy những nhiệm vụ bậc cao trong thang tư duy được thực hiện bởi cả thầy và trò.
Bảng 1.2.2 Sự khác nhau giữa lớp học đảo ngược và lớp học truyền thống [10]
Lớp học truyền thống Lớp học đảo ngƣợc
Giáo viên chuẩn bị giáo án lên lớp GV thiết kế bài giảng, video, chia sẻ tài liệu ở nhà đưa lên mạng
Học sinh nghe GV giảng bài và ghi chép lại vào sách vở.
Học sinh xem bài giảng, video, tài liệu ở nhà trước khi đến trường.
Học sinh được giao bài tập về nhà để luyện tập.
Học sinh lên lớp để thực hành, thảo luận với giáo viên và bạn trong lớp.
Giáo viên là trung tâm, học sinh nghe giảng thụ động.
HS là trung tâm. HS tự tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm kiến thức. GV là người định hướng và hướng dẫn cách học.
Không phù hợp với thang tư duy Bloom vì người thầy có nhiệm vụ truyền đạt kiến thức, và theo thang tư duy Bloom thì nhiệm vụ này chỉ ở những bậc thấp (tức là “biết" và “hiểu”). Còn nhiệm vụ của HS là làm bài tập vận dụng, nhiệm vụ này thuộc bậc cao của thang tư duy (vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá).
- Phù hợp với thang tư duy Bloom là do đã có sử đảo ngược. Nhiệm vụ của học sinh là tìm hiểu các kiến thức ở những bậc thấp “Biết” và “Hiểu”, còn giáo viên thì giúp đỡ học sinh trong quá trình khám phá và mở rộng
thông tin, đồng thời rèn luyện khả năng tư duy ở những bậc cao hơn gồm vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Khả năng tư duy và hoạt động trí não ít
hơn.
Đòi hỏi sự phân tích, tư duy và phải dùng nhiều đến hoạt động trí não. Ứng dụng công nghệ thông tin, công
nghệ dạy học vào dạy học còn hạn chế.
Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ dạy học vào dạy học nhiều hơn, hiện đại hơn.
HS không có nhiều thời gian để trao đổi với GV nếu không hiểu kĩ bài giảng.
HS chưa hiểu kĩ bài giảng có nhiều thời gian hơn để trao đổi với GV.
1.4.4. Nguyên tắc tổ chức hoạt động học tập theo mô hình lớp học đảo ngược
Lớp học đảo ngược đảm bảo nguyên tắc phải lấy người học làm trung tâm. Thời gian ở trên lớp dành để giúp HS khám phá các chủ đề kiến thức sâu hơn và tạo ra những cơ hội học tập thú vị. Trong khi đó, những bài giảng trực tuyến đã quay sẵn được thiết kế để truyền tải nội dung bên ngoài lớp học. Ở lớp học đảo ngược, việc truyền tải nội dung có thể ở nhiều hình thức khác nhau và do GV thiết kế.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là điều kiện quan trọng để triển khai lớp học đảo ngược. Cụ thể, các công cụ CNTT sẽ hỗ trợ người học [16],[15]:
- Nắm bắt được các nội dung chính một cách thuận lợi, phù hợp năng lực, phong cách học và với tốc độ học tập (ví dụ: tài liệu bài giảng số hóa, các nội dung đa phương tiện tương tác).
- Trình bày các học liệu phù hợp với phong cách học, phương thức học khác nhau (ví dụ: văn bản, video, âm thanh, đa phương tiện).
- Tạo cơ hội thảo luận, trao đổi và tương tác trong và ngoài lớp học (ví dụ:
các công cụ trao đổi trực tuyến, chia sẻ xã hội, trả lời khảo sát, bỏ phiếu, các công cụ thảo luận, công cụ tạo nội dung).
- Cung cấp thông tin kịp thời cho phép tạo các cảnh báo, cập nhật và nhắc nhở người học (ví dụ: micro-blogging, công cụ thông báo).
- Cung cấp thông tin phản hồi tức thì, ẩn danh cho người dạy và người học nhằm mục đích đánh giá và đánh giá cải tiến, điều chỉnh vì sự tiến bộ của người học (ví dụ: câu hỏi kiểm tra nhanh, câu hỏi thăm dò/khảo sát, các công cụ đánh giá theo tiến trình).
- Thu thập dữ liệu về sự tiến bộ và thành tích học tập của người học, dự báo các khó khăn, thách thức đối với người học.
- Nguyên tắc học nắm vững kiến thức trong lớp học đảo ngược [16]: Theo lớp học truyền thống, mỗi bài học trên lớp đều có lượng thời gian nhất định. Học sinh chưa nắm vững sẽ không có thêm thời gian để kịp hiểu bài. Nguyên tắc học nắm vững kiến thức loại bỏ cách tiếp cận trên, thay vào đó yêu cầu mỗi học sinh nắm vững bài học trước khi chuyển sang bài khác. Ở lớp học đảo ngược, học sinh xem bài giảng và làm bài tập của mình khi họ đã nắm vững bài trước.
1.4.5. Một số công cụ hỗ trợ xây dựng lớp học đảo ngược
Để tổ chức được lớp học đảo ngược hiệu quả, giáo viên cần sự trợ giúp của một số công cụ hỗ trợ. Và có rất nhiều công cụ hỗ trợ với những tính năng ưu việt khác nhau [6]:
- Các công cụ trình chiếu: Zoho Show; 280 Slides; PowerPoint; Wondershare PPT2Flash Professional.
- Công cụ học tập xã hội: Những công cụ này sử dụng sức mạnh của phương tiện truyền thông xã hội giúp cho việc học tập và kết nối được dễ dàng hơn: Edmodo, Moodle, Grockit, EduBlogs, Skype, Wikispaces, Pinterest; Schoology, Quora, Ning, OpenStudy, ePals, WiZiQ, Adobe Acrobat Connect Pro, Edublogs.
- Ngoài ra, có thể sử dụng Facebook, Zalo, Group Mail... để kết hợp hỗ trợ cho dạy học bằng mô hình lớp học đảo ngược.
Trong luận văn này tôi sử dụng công cụ Google Classroom để xây dựng lớp học đảo ngược.
1.4.6. Công cụ Google Classroom
- Khái niệm về Google Classroom: Google Classroom là một công cụ tích hợp Google Docs, Google Drive và Gmail.
- Tính năng: Giúp GV tổ chức và quản lý lớp dễ dàng, thuận tiện; tất cả tài liệu, bài tập và điểm đều ở cùng một nơi (trong Google Drive). Ngoài phiên bản web, Google Classroom đã có phiên bản trên Android và iOS cho phép người học truy cập vào lớp học nhanh hơn, luôn cập nhật mọi thông tin về lớp học khi di chuyển. [20]
- Ưu điểm:
+ Tổ chức lớp học đơn giản qua mạng Internet.
+ Quản lý học sinh dễ dàng, bao gồm các công việc: giao, nhận bài tập, quản lý thời hạn nộp bài tập của học sinh.
+ Google Classroom được phân phối thông qua bộ công cụ Google Apps for Education hoàn toàn miễn phí.
- Nhược điểm:
+ Người dùng cần tạo một tài khoản Google nếu muốn sử dụng dịch vụ. + Các thành viên phải được đăng k dưới cùng 1 tên miền nếu muốn được xếp vào cùng nhóm. Đặc biệt, Google Classroom thiếu một số tính năng cơ bản như: quiz, poll (thay vào đó người dùng có thể sử dụng Google Form) và tài khoản dành cho phụ huynh học sinh. [20]
1.4.7. Quy trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược
1.4.7.1. Xác định mục ti u v đối tượng sử dụng m h nh lớp học đảo ngược
Trong phạm vi luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu sử dụng các công cụ để HS tự học ở nhà gồm:
- Các bài giảng, video được biên tập và quay sẵn. - Các bài tập tự luyện trực tuyến.
- Các khóa học trực tuyến online dạng phân nhánh. 24
- Hướng dẫn học tập: bao gồm hướng dẫn sử dụng, phương pháp TH.
- Hệ thống tương tác: mục trao đổi thông tin giữa học sinh với với giáo viên, học sinh với học sinh.