40 2.3 Xây dựng quy trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược để phát triển
3.3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm
3.3.2.1. Về mặt định tính
- Thông qua thống kê các biểu hiện của NLTH: Trước khi TNSP, hầu hết HS trong lớp học thụ động, ghi chép theo những gì thầy cô giảng trên lớp, rất ít HS có các biểu hiện rõ rệt NLTH, biết cách TH và thường là những HS khá, giỏi. Các biểu hiện của NLTH ở các HS này có được đa số thông qua tích lũy kinh nghiệm trong quá trình học tập của bản thân. Sau khi có tác động sư phạm, được dạy – tự học theo mô hình lớp học đảo ngược, HS được hướng dẫn, rèn luyện các kĩ năng TH đều cho kết quả rất khả quan.
- Thông qua kết quả bài kiểm tra sau tiết TN nhằm đánh giá hiệu quả tiếp thu kiến thức, khả năng tổng hợp, phân tích và vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập, các vấn đề liên quan trong thực tiễn cuộc sống. Kết quả như sau: Nhóm TN có điểm số cao hơn nhóm ĐC. Mức độ chủ động, tự lực, sáng tạo của các em HS lớp ĐC cao hơn, HS lớp TN trả lời đúng các câu hỏi tư duy cao hơn hẳn HS nhóm ĐC. HS nhóm TN phân tích được những kiến thức thực tiễn của bài học chi
tiết và tự tin. - Ngoài ra, về tinh thần, thái độ học tập của HS, chúng tôi thấy rằng: Khác với tâm lý rụt rè, e ngại khi phát biểu trước lớp, trước một nhiệm vụ học tập như trước kia, sau khi được rèn luyện qua TNSP, HS nhóm TN tỏ ra chủ động, tích cực, tự lực và sáng tạo trong học tập hơn nhóm ĐC. GV tham gia giảng dạy nhận xét hầu hết HS ở các nhóm TN có động cơ, hứng thú với môn học. Trong quá trình học tập, các em thường xuyên đặt ra các câu hỏi để hỏi bạn, hỏi GV, đề xuất các yêu cầu trước nhóm/lớp và mong được giải đáp.
- Các HS đã học tại hệ thống giáo dục học mãi tuy mới đăng kí khóa học được 1-2 tháng nhưng thức tự học của HS khá cao. Nhiều HS khi mới đăng kí lực học còn yếu nhưng sau quá trình tự học ở nhà với các bài giảng trực tuyến điểm HS đã tăng lên rõ rệt. Điều này chứng tỏ về vai trò của NLTH đối với HS. TH đem lại cho HS kết quả học tập cao hơn, HS biết cách học, có ý thức tự xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu tài liệu. Qua kết quả cũng khẳng định cho việc HS học những bài giảng trên Google Classroom đều giúp HS phát triển những kỹ năng TH. HS có thời gian nghiên cứu kiến thức ở nhà, có thể học trước kiến thức khi lên lớp qua bài giảng của GV mà không bị sai lệch kiến thức. GV cũng có thể sử dụng những bài giảng trực tuyến của những trang web hay GV khác để làm tư liệu trên trang Google Classroom giúp HS tiếp cận được những phương pháp dạy mới tạo hứng thú học tập cho HS.
- Từ những kết quả trên cho thấy, mô hình lớp học đảo ngược hỗ trợ hiệu quả trong việc bồi dưỡng NLTH cho HS. Điều này có thể khẳng định giả thuyết khoa học của luận văn đặt ra là hoàn toàn đúng đắn, có tính khả thi và hiệu quả.
3.3.2.2. Về mặt định lượng
Đánh giá qua bài kiểm tra của HS
Dựa trên kết quả TNSP cho thấy chất lượng học tập sau khi thực nghiệm của HS lớp TN cao hơn HS lớp ĐC, thể hiện dưới đây:
Đường lũy tích của các lớp TN luôn nằm ở phía bên phải và phía dưới đường lũy tích của các lớp ĐC cho thấy kết quả học tập của HS ở các lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng.
Điểm trung bình cộng qua bài kiểm tra của các lớp TN đều cao hơn so với các lớp ĐC chứng tỏ kết quả lĩnh hội kiến thức của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Độ lệch chuẩn của qua hai lần kiểm tra của các lớp TN đều nhỏ hơn các lớp ĐC, hệ số biến thiên V của các lớp TN đều nhỏ hơn các lớp ĐC và nhỏ hơn 30, điều đó chứng tỏ mức độ phân tán điểm của HS lớp TN hẹp hơn lớp ĐC, nghĩa là chất lượng của lớp TN luôn tốt hơn chất lượng lớp ĐC.
Qua phép kiểm chứng T – test độc lập p <0,05 cho thấy sự chênh lệch của điểm trung bình các bài kiểm tra sau thực nghiệm của lớp TN và lớp ĐC không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên.
Mặt khác để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của mô hình lớp học đảo ngược đã áp dụng trong dạy học đối với sự phát triển năng lực TH của HS ta tính giá trị ES. ES trong vùng 0,5 - 0,79 (bảng tiêu chí Cohen) chứng tỏ quy mô ảnh hưởng mức trung bình, nghiên cứu này có thể nhân rộng được.
Qua số liệu thu thập từ bài kiểm tra của HS học tại hệ thống giáo dục Học Mãi cho thấy mức độ điểm số trên mức 7 điểm chiếm gần 70%. Qua đó cho thấy NLTH của đa số HS đạt mức độ Tốt và Đạt. Từ đó khẳng định lại rằng dù học theo hình thức nào thì việc tự học cũng quyết định đáng kể chất lượng học tập của HS.
Phân tích kết quả đánh giá sự phát triển năng lực tự học của học sinh qua bảng kiểm quan sát:
Qua các tiêu chí chúng tôi đã đánh giá trong quá trình rèn luyện NLTH của HS cho thấy điểm trung bình của NLTH tại thời điểm TN đều cao hơn thời điểm trước TN (bảng 3.8, 3.9, 3.10, 3.11). Điều đó chứng tỏ NLTH của HS ở các lớp TN có sự phát triển khi xét cụ thể từng tiêu chí.
Qua bảng bảng số lượng và phần trăm từng tiêu chí do GV đánh giá NLTH của HS cho thấy sự tăng rõ rệt về mức độ đạt được của HS. Số lượng HS đạt mức độ đạt và tốt sau TN cao hơn trước TN.
Qua sự tự đánh giá của HS cho thấy HS cũng đã tự nhận thấy việc tự học đã giúp cá nhân HS rèn luyện thêm nhiều kĩ năng mới vì thế có sự tăng mức độ rõ rệt về kết quả của các tiêu chí.
Qua việc đánh giá của cả GV và HS tự đánh giá cho thấy tiêu chí 5, 7, 8 mức độ đạt được của HS vẫn chưa cao nhưng cũng cho thấy sự phát triển rõ rệt qua sự chênh lệch về mức độ giữa trước và sau TN. Qua đây cho thấy để tự lập ra một kế hoạch học tập và đánh giá bản thân các em cần phải rèn luyện thêm NLTH và nghiên cứu thêm kiến thức để phát triển hơn. HS đạt mức độ cao ở các tiêu chí 1, 2, 3, 4 cho thấy HS cũng đã lựa chọn được cho mình những phương pháp TH hiệu quả. Như vậy, qua kết quả TNSP có thể nói việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển NLTH cho HS đã mang lại hiệu quả nhất định.
Tiểu kết chƣơng 3
Trong chương 3 này đã trình bày mục đích, nhiệm vụ, quá trình và kết quả thực nghiệm sư phạm. Chúng tôi đã tiến hành TNSP trên 2 đối tượng HS: một là HS tại 2 trường THPT Chúc Động và trung tâm giáo dục thường xuyên Gia Lộc với mỗi trường 1 cặp lớp TN và ĐC sử dụng kế hoạch dạy học đã thiết kế; đối tượng 2 là tiến hành thực nghiệm với HS đang học tại hệ thống giáo dục Học Mãi. Bên cạnh đó chúng tôi đã tiến hành cho HS thực hiện bài kiểm tra sau buổi TN và đánh giá năng lực tự học của HS các lớp TN bằng quan sát, phiếu tự đánh giá của HS trên đối tượng HS lớp TN.
Tuy rằng khác nhau về hình thức tổ chức dạy học, một bên là dạy học trên lớp GV và HS được tương tác với nhau, một bên là học qua video bài giảng ở nhà và không có sự tương tác giữa GV và HS nhưng thông qua kết quả bài kiểm tra, bảng kiểm quan sát, phiếu tự đánh giá của HS đã đều cho thấy sự phát triển về NLTH của HS. Từ đó khẳng định vai trò của mô hình lớp học đảo ngược để phát triển NLTH cho HS trong các giờ học. GV có thể tự biên soạn những bài giảng bằng video để HS nghiên cứu hoặc sử dụng những bài giảng của những GV khác có nội dung thú vị hấp dẫn để hỗ trợ làm tài liệu cho HS.
. Thông qua TNSP tại hai trường THPT và Hệ thống giáo dục Học Mãi đã có thể thấy NLTH rất quan trọng với HS và mô hình lớp học đảo ngược đã giúp cho HS
phát triển NLTH và nhiều kỹ năng khác. GV có thể kết hợp giữa mô hình lớp học đảo ngược và học trực tuyến để truyền đạt kiến thức cho HS. Như vậy các kết quả thu được đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và đề xuất của đề tài.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhanh vượt bậc như hiện nay đòi hỏi con người phải có NLTH, tự tìm tòi nghiên cứu mới có đủ khả năng cạnh tranh và không bị thụt lùi. Chính vì lẽ đó mà nhiệm vụ của ngành giáo dục là phải đào tạo ra những lực lượng lao động có NLTH, sáng tạo, thích nghi cao. Tự học là “chìa khóa vàng” giúp con người tồn tại và khẳng định bản thân. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã đề xuất sử dụng mô hình lớp học đảo ngược hỗ trợ phát triển NLTH cho HS. Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã đạt được những kết quả sau:
- Xây dựng được một mô hình bồi dưỡng NLTH là dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược.
- Xây dựng được cấu trúc của năng lực tự học.
- Dựa trên cấu trúc của NLTH và những tiêu chí hỗ trợ dạy – tự học mô hình lớp học đảo ngược chúng tôi đã xây dựng một lớp học thu nhỏ trên Google Classroom
- Thiết kế các tiến trình bồi dưỡng NLTH cho HS theo mô hình lớp học đảo ngược đã xây dựng.
- Triển khai dạy học thực nghiệm theo mô hình lớp học đảo ngược và dạy học qua học trực tuyến trên Hệ thống giáo dục Học Mãi với kết quả chứng tỏ hiệu quả phát triển NLTH của HS.
Kết quả TNSP bước đầu đã khẳng định được tính khả thi và hiệu quả của mô hình lớp học đảo ngược trong việc bồi dưỡng NLTH. Mô hình này đã tạo ra một môi trường TH cá thể hóa, phù hợp với nhu cầu và nhịp độ học tập riêng ở mỗi người. Kiến thức HS tự thu nhận thông qua các hoạt động trở nên sâu sắc, bền vững, có hệ thống hơn. Nhờ hoạt động nhóm, HS được rèn luyện các kĩ năng cần thiết như tìm
kiếm thông tin, hợp tác, phản biện, trình bày trước đám đông giúp HS phát triển thêm cả năng lực hợp tác và năng lực ngôn ngữ. Mặt khác, HS cũng có nhiều chuyển biến về tinh thần học tập: hào hứng, tích cực, chủ động hơn nên kết quả học tập cũng chất lượng hơn. HS được đào tạo thành những lực lượng đáp ứng các mục tiêu trong thời kì đổi mới, có khả năng thích ứng cao, có thể TH suốt đời.
2. Khuyến nghị
Qua một thời gian nghiên cứu, chúng tôi có một số khuyến nghị sau:
- Mô hình lớp học đảo ngược có thể sử dụng để giảng dạy những tiết học khó không thể thực hiện ở trên lớp, hay những bài học có vấn đề,… của chương trình Hóa học phổ thông vì vậy nên tiếp tục triển khai mô hình ở những nội dung kiến thức Hóa học khác.
- Cần xây dựng nền tảng CNTT và triển khai bồi dưỡng, nâng cao trình độ CNTT cho GV, tạo điều kiện để đáp ứng tốt hơn cho quá trình DH theo định hướng phát triển năng lực như hiện nay
- Việc tổ chức DH để bồi dưỡng NLTH và đánh giá sự phát triển NLTH của
HS cần được tiếp tục triển khai nghiên cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ GD & ĐT (2018), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. [2] Nguyễn Văn Biên (2016), Đề xuất khung năng lực v định hướng dạy học môn vật lí ở trường Phổ Thông, Tạp chí Khoa học, ĐHSP Hà Nội, Số 8B, 2016VN. [3] Nguyễn Chính (2016), “Dạy học theo mô hình Flipped Classroom”, Báo Tia Sáng- Bộ Khoa học Công Nghệ, ngày 4/4/2016.
[4] Trương Thị Phương Chi (2017), Xây dựng và sử dụng E-learning vào dạy học các kiến thức Hạt nhân nguyên tử Vật lí 12 trung học phổ thông theo mô hình lớp học đảo ngược, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, trường Đại học Vinh.
[5] Nguyễn Đình Côi (dịch), Rubakin N.A (1982), Tự học như thế nào?, NXB Thanh niên, Hà Nội.
[6] Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2016), Lí luận dạ học hiện đại, cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung v phương pháp dạ học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. [7] Phan Đức Duy, Nguyễn Văn Nhật (2018), Phối hợp phương pháp dạy học đảo ngược và dạy học trực tuyến trong phần sinh thái học, sinh học, Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8), tr 44-48.
[8] Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại, lí luận, biện pháp, kĩ thuật, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[9] Nguyễn Hoài Nam, Vũ Thái Giang (2017), Mô hình lớp học đảo trình trong bồi dưỡng kỹ năng công nghệ thông tin cho sinh vi n sư phạm, tạp chí Khoa học dạy nghề, Số 43+44 tháng 4, tr 49-50.
[10] Nguyễn Thị Kim Ngân (2016), Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học các chủ đề tích hợp chương nhóm oxi – Hóa học 10 nâng cao, Luận văn thạc sĩ sư phạm Hóa học, trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội. [11] Lê Kim Long, Nguyễn Thị Kim Thành (2017), Phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
[12] Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2015), Phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông, NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội.
[13] Lê Thị Phượng, Bùi Phương Anh (2017), Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh , Tạp chí Quản lý giáo dục, tập 9, số 10, trang 1-8.
[14] Nguyễn Thanh Thủy (2016), Hình thành kỹ năng tự học cho sinh viên – nhu cầu thiết yếu trong đ o tạo ng nh sư phạm, Tạp chí khoa học – Đại học Đồng Nai, Số 03.
[15] Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên) (2002), Học v dạ cách học, NXB Đại học Sư phạm.
[16] Đỗ Hương Trà, Nguyễn Văn Biên, Trần Khánh Ngọc, Trần Trung Ninh, Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, quyển 1, Khoa học tự nhiên, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[17] Lê Thị Trinh (2015), Một số biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học hóa học phần v cơ lớp 11, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Vinh.
[18] Lê Đình Trung (chủ biên) – Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, NXB đại học Sư Phạm Hà Nội.
[19] T. Makiguchi (1994), Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo, NXB tuổi trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
Danh mục tài liệu điện tử
[20] Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, Google Classroom lớp học điện tử kết hợp nhiều tiện ích, https://sites.google.com/a/oude.edu.vn/google - apps - for
hcm - open - university/all - google - apps/google - classroom - lop - hoc - dhien - tu - ket
- hop nhieu - tien - ich
Danh mục tài liệu tiếng Anh
[21] Ash, K.Aug (2012), Educators Evaluate "Flipped Classroom" Benefits and drawback seen in replacing lectures with ondemand video. Education Week 32.
[22] Bishop, J. L., & Verleger, M. A. (2013). The flipped classroom: A survey of research. 120 th ASEE annual conference and exposition. Retrieved April 2, 2013 from from http://www.asee.org/public/conferences/20/papers/6219/view.
[23] Brunsell, E., & Horejsi, M. (2013). Science 2.0: A flipped classroom in action. Science Teacher, 80(2), 8-8.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu điều tra Phiếu điều tra học sinh
Câu 1: Em có thích các giờ Hóa học ở trên lớp không?
Mức độ Số ý kiến Tỉ lệ %
Rất thích 42 14
Thích 74 24,7
Bình thường 128 42,7
Không thích 56 18,6
Câu 2: Trong giờ học, khi GV giảng bài và ra bài tập em thường làm gì?
Phƣơng án Số ý kiến Tỉ lệ %
A. Tập trung nghe giảng, suy nghĩ để tìm lời giải cho câu hỏi bài tập.
38 12,7