40 2.3 Xây dựng quy trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược để phát triển
2.5. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh
Dựa vào tiêu chí và chỉ số hành vi đã thiết lập ở chương 1, chúng tôi đã xây dựng công cụ đánh giá năng lực của HS như sau:
2.5.1. Đánh giá qua bài kiểm tra
Đề kiểm tra Ozon – hidro peoxit
Câu 1: H2O2 đóng vai trò là chất khử trong phản ứng nào sau đây. A. H2O2 + KNO2 → H2O + KNO3.
B. H2O2 + KI → I2 + KOH. C.2H2O2 xt:MnO22H2OO2 D. Ag2O + H2O2 → 2Ag + H2O + O2.
Câu 2: Thể tích khí ozon (đktc) tạo thành từ 64gam oxi là bao nhiêu lít? (Hiệu suất phản ứng là 100%).
A. 12,4 lít B. 24,8 lít C. 29,87 lít D. 52,6 lít. 69
Câu 3: Hãy hoàn thành phương trình của các phản ứng: 1. Na + O2 2. O2 + Fe 3. O3 + Ag 4. O3 + KI + H2O 5. H2O2 + KI
6. H2O2 + KMnO4 + H2SO4
Trong các phương trình trên O2, O3, H2O2 đóng vai trò là chất gì?
Câu 4: Nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu hơn nhờ tính chất nào sau đây? A. O3 là một khí độc
B. O3 có tính oxi hoá mạnh khả năng sát trùng cao, dễ tan trong nước C. O3 độc và dễ tan trong nước
D. O3 có tính tẩy màu
Câu 5: Câu nào sai khi nói về tính chất hoá học của O3 trong các câu sau? A. Ozon bền hơn O2
B. Ozon oxi hoá KI tạo I2
C. Ozon oxi hoá Ag thành Ag2O D. Ozon oxi hoá I- thành I2
Câu 6: Tỉ khối của một hỗn hợp khí ozon và oxi với heli là 10. Nếu cho từ từ hỗn hợp qua dung dịch KI dư thì thu được 0,5 mol khí. Xác định số mol O2 và O3 trong hỗn hợp đầu?
A. 0,25 và 0,5 B. 0,5 và 0,3
C. 0,25 và 0,25 D. 0,5 và 0,25
Câu 7: Trình bày phương pháp hoá học nhận biết 2 bình mất nhãn chứa 2 khí O2 và O3 trong phòng thí nghiệm.
Câu 8: Trong những câu sau, câu nào chưa đúng khi nói về ứng dụng của ozon? A. Không khí chưa lượng nhỏ ozon (dưới 10-6% theo thể tích) có làm không
khí trong lành thường thấy sau mỗi trận mưa rào có sấm chớp. B. Không khí chứa lượng lớn ozon có lợi cho sức khỏe con người.
C. Ozon được sử dụng để tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn và nhiều chất khác.
D. Ozon có tác dụng khử trùng nước ăn, khử mùi, chữa sâu răng, bảo quản hoa quả.
Câu 9: Nhờ bảo quản bằng nước ozon, nhiều loại hoa quả đã có thể xuất ra các thị trường trong và ngoài nước, nhờ đó bà con nông dân đã có thu nhập cao hơn.
Nguyên nhân nào sau đây thể hiện ứng dụng này của ozon: A. Ozon là một khí độc nên diệt dược vi khuẩn.
B. Ozon độc nên diệt được vi khuẩn và dễ tan trong nước hơn oxi.
C. Ozon dễ tan trong nước hơn oxi và có tính oxi hóa mạnh, khả năng sát trùng cao.
D. Một nguyên nhân khác không phải nhờ ozon.
Câu 10: Cho hỗn hợp khí ozon và oxi, sau một thời gian ozon bị phân hủy hết thì thể tích khí tăng lên 2 lít so với ban đầu. Thể tích của O3 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 6 lít B. 4 lít C. 3 lít D. 2 lít Đề kiểm tra lưu huỳnh
Câu 1: Trong các nhiệt kế thường sử dụng thủy ngân, nếu trường hợp nhiệt kế bị vỡ, hơi thủy ngân rơi ra ngoài thì sẽ rất độc, do đó phải thu hồi thủy ngân rơi vãi bằng cách:
A. Rắc bột photpho lên giọt thủy ngân. B. Rắc bột lưu huỳnh lên giọt thủy ngân.
C. Nhỏ một vài giọt nước ozon lên giọt thủy ngân. D. Nhỏ một vài giọt nước brom lên giọt thủy ngân.
Câu 2: Cho lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng theo phương trình phản ứng: S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O
Tỷ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử: số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là?
A. 1: 2 B. 1: 3 C. 3: 1 D. 2: 1
Câu 3: Lấy 0,5 g lưu huỳnh vào một ống nghiệm, đun nóng đến khi hơi lưu huỳnh màu nâu sẫm cao khoảng 1 đến 1,5 cm. Quấn một sợi dây đồng thành lò xo rồi đưa vào phần hơi lưu huỳnh. Hiện tượng quan sát được là:
A. dây đồng nóng có màu đỏ (1)
B. không có hiện tượng gì (2) C. sản phẩm phản ứng giòn, dễ gãy (3)
D. (1) và (3).
Câu 4: Nguyên liệu chính để sản xuất axit sunfuric trước đây là pirit (FeS2). Ngày nay, nguyên liệu chính để sản xuất axit H2SO4 là lưu huỳnh (S). Lí do nào sau đây là đúng?
A. Chống ngộ độc chất xúc tác. B. Tiết kiệm chi phí năng lượng. C. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 5: Câu nào không đúng trong các câu sau khi nói về lưu huỳnh: A. Lưu huỳnh là một chất rắn màu vàng.
B. Lưu huỳnh không tan trong nước.
C. Lưu huỳnh nóng chảy ở nhiệt độ tương đối thấp. D. Lưu huỳnh không tan trong dung môi hữu cơ.
Câu 6: Cho 13 gam Zn tác dụng với 3,2 gam S sau phản ứng thu được sản phẩm là: A. ZnS B. ZnS và S C. ZnS và Zn D. ZnS, Zn và S. Câu 7: Đun nóng 1 hỗn hợp gồm 2,8 gam bột Fe và 0,8 gam bột S trong điều kiện không có oxi, thu được chất rắn A. Cho toàn bộ A vào 200ml dd HCl vừa đủ thu được một hỗn hợp khí bay ra (Hiệu suất các phản ứng đều là 100%). Tổng khối lượng các khí và nồng độ mol/l của dd HCl đã dùng là
A. 0,9 g; 0,5M B. 0,9 g; 0,25M C. 1,2 g; 0,5 M D. 1,8 g; 0,25 M Câu 8: S trong hợp chất nào sau đây không thể hiện tính oxi hóa?
A. Na2S B. Na2SO3 C. SO2 D. H2SO4
Câu 9: Chỉ ra câu trả lời không đúng về khả năng phản ứng của S? A. S vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. B. Hg phản ứng với S ngay nhiệt độ thường.
C. Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hoá. D. Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa.
Câu 10: Cho phản ứng sau: S + KOH → K2S + K2SO3 + H2O Tỉ lệ số nguyên tử S bị oxi hóa và số nguyên tử S bị khử là:
A. 2 : 1. B. 1 : 2. C. 1 : 3. D. 2 : 3. Đề kiểm tra H2SO4
Câu 1: Dãy kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng? A. Cu, Zn, Na.
B. Ag, Ba, Fe, Sn C. Fe, Zn, K, Mg, Al D. Au, Pt, Al
Câu 2: Axit sunfuric đặc được sử dụng làm khô các chất khí ẩm. Axit sunfuric có thể làm khô khí nào sau đây?
A. O2 (1) B. CO2 (2) C. NH3 (3) D. (1) và (2).
Câu 3: Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc chúng ta cần thực hiện theo quy trình: A. Đổ từ từ axit vào nước. B. Đổ nhanh axit vào nước.
C. Đổ từ từ nước vào axit. D. Đổ nhanh nước vào axit.
Câu 4: Người ta thường dùng các bình bằng thép để đựng và chuyên chở axit H2SO4 đặc ( trên 75% ) vì
A. H2SO4 đặc không phản ứng (thụ động) với tất cả kim loại ở nhiệt độ thường.
B. Bình bằng thép (Zn) có chứa các chất phụ gia không phản ứng với axit H2SO4 đặc.
C. H2SO4 đặc không phản ứng với thép ở nhiệt độ thường.
D. H2SO4 đặc không thể hiện tính oxi hóa nên không oxi hóa được Zn. Câu 5: Nhận xét nào không đúng về axit sunfuric?
A. Chất lỏng không màu, sánh, không bay hơi. B. Có cả tính axit và tính khử mạnh.
C. Có tính axit mạnh
D. H2SO4 đặc hút nước mạnh, tỏa nhiều nhiệt.
Câu 6: Trộn 500 ml dung dịch H2SO4 0,3M với 200 ml dung dịch NaOH aM, sau phản ứng thu được dung dịch X chứa 19,1 gam muối. Giá trị của a là:
A. 0,5. B. 1. C. 1,5. D. 2.
Câu 7: Dãy chất nào sau đây đều tác dụng được với dd H2SO4 loãng.
A. Cu, ZnO, NaOH, CaOCl2 B. NaCl, Fe(OH)2, Al, CuO. C. Mg, ZnO, Ba(OH)2, CaCO3. D. BaSO4, CaCO3, Na, Mg(OH)2, Câu 8: Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư) , sau phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng của Fe trong 2m gam X.
A. 4,48 B. 11,2 C. 16,8 D. 5,6
Câu 9: Cho phản ứng: H2SO4 + Fe → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng là:
A. 6 : 2 : 1 : 3 : 6 B. 2 : 1 : 3 : 6 : 6 C. 1 : 3 : 6 : 6 : 2 D. 6 : 3 : 1 : 2 : 6
Câu 10: Dung dịch H2SO4 đặc có thể sử dụng để làm khô khí CO2 ẩm, nhưng không thể làm khô NH3 ẩm vì sao?
A. không có phản ứng xảy ra. B. NH3 tác dụng với H2SO4. 75
C. CO2 tác dụng với H2SO4. D. phản ứng xảy ra quá mãnh liệt.
2.5.2. Đánh giá qua quan sát của giáo viên với học sinh
Bảng 2.2. Bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực tự học của giáo viên với học sinh
Họ tên HS được đánh giá:……….. Trường THPT:……… Lớp……….. Nhóm………... Tên GV quan sát:………... STT Tiêu chí Mức độ Nhận xét Mức 1 Mức 2 Mức 3 1 Xác định kiến thức, kỹ năng cần học.
2 Xác định kiến thức, kỹ năng liên quanđã có, đã biết. 3 Xác định phong cách bản thân.
4 Lựa chọn phương pháp học tập .
5 Lập thời gian biểu tự học.
6 Làm việc với tài liệu.
7 Làm việc với người hỗ trợ.
8 Rèn luyện trên đối tượng vật chất.
9 Đánh giá được kết quả của bản thân.
10 Đánh giá điều chỉnh được kế hoạchhọc tập. Tổng điểm đạt đƣợc :
2.5.3. Thiết kế phiếu hỏi dùng cho học sinh đánh giá sự phát triển năng lực tự học (dành cho học sinh)
- Mục đích: Dùng để hỏi HS các tiêu chí của NLTH.
- Yêu cầu: Phiếu hỏi gồm các câu hỏi rõ ràng, cụ thể, bám sát vào các tiêu chí của NLTH.
- Quy trình thiết kế
+ Bước 1: Xác định mục tiêu cần đánh giá, đối tượng đánh giá, thời điểm đặt câu hỏi đánh giá.
+ Bước 2: Xác định các tiêu chí đánh giá và mức độ đánh giá cho mỗi tiêu chí.
+ Bước 3: Thiết kế, sắp xếp và hoàn thiện các câu hỏi.
Bảng 2.3. Phiếu hỏi học sinh về mức độ đạt được của năng lực tự học
Họ tên HS được đánh giá:
………...
Trường THPT:……… Lớp……….. Nhóm………... Hãy so sánh các tiêu chí đánh giá NLTH để tự đánh dấu vào ô tương ứng trong bảng STT Tiêu chí Mức độ Nhận xét Mức 1 Mức 2 Mức 3 1 Xác định kiến thức, kỹ năng cần học.
2 Xác định kiến thức, kỹ năng liên quanđã có, đã biết. 3 Xác định phong cách bản thân.
4 Lựa chọn phương pháp học tập .
5 Lập thời gian biểu tự học.
6 Làm việc với tài liệu.
7 Làm việc với người hỗ trợ.
8 Rèn luyện trên đối tượng vật chất.
9 Đánh giá được kết quả của bản thân.
10 Đánh giá điều chỉnh được kế hoạchhọc tập. Tổng điểm đạt đƣợc :
2.5.4. Phiếu đánh giá chéo giữa các thành viên trong nhóm - Họ tên người đánh giá:
- Họ tên người được đánh giá: 77
- Cho điểm các thành viên theo các tiêu chí với thang điểm cho mỗi tiêu chí: 3 = Tốt hơn các thành viên khác trong nhóm. 2 = Trung bình. 1 = Không tốt bằng các thành viên khác trong nhóm.
0 = Không giúp ích gì cho nhóm.
Bảng 2.4. Đánh giá chéo giữa các thành viên trong nhóm
Tiêu chí đánh giá Tên thành viên nhóm
1. 2. 3. …
Thực hiện nhiệm vụ để đạt mục tiêu.
Đóng góp những nội dung đã tìm hiểu được. Đảm nhận các vai trò khác nhau trong nhóm. Tích cực hoạt động nhóm.
Phối hợp với các thành viên trong nhóm. Lắng nghe ý kiến của các thành viên và đưa ra phản hồi.
Tổng hợp, sắp xếp ý kiến của từng thành viên trong nhóm, báo cáo sản phẩm.
Bảng 2.5. Đánh giá chéo giữa các nhóm
Mục đánh giá Tiêu chí Kết quả
Chi tiết Điểm tối đa
Đánh giá về tính chính xác của kết quả trình bày
(30 điểm)
Ý tưởng 10
Nội dung 10
Thể hiện 10
Tự nghiên cứu và sử dụng kiến thức (10 điểm) 10
Ấn tượng chung (10 điểm) 10
Tổng 50
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương 2 chúng tôi đã tiến hành một số nội dung và công việc sau:
- Phân tích nội dung, cấu trúc, đặc điểm về nội dung và một số chú ý về PPDH chương oxi - lưu huỳnh.
- Xây dựng quy trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược sử dụng cho chương oxi – lưu huỳnh.
- Đưa ra quy trình tạo một lớp học trên nền tảng Google Classroom. - Thiết kế ba kế hoạch dạy học trong chương oxi – lưu huỳnh theo mô hình lớp học đảo ngược để phát triển năng lực tự học cho học sinh.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá NLTH theo các mức độ và đưa ra công cụ đánh giá NLTH của HS trong dạy học.
Để việc dạy học theo hướng phát triển NLTH cho HS đạt hiệu quả cao, các thầy cô cần cung cấp bài giảng trực tuyến và tài liệu phù hợp với nội dung bài học, chương trình dạy học, đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất để học sinh tự tìm hiểu kiến thức. Bên cạnh đó, nội dung dạy học cũng phải đảm bảo mục tiêu giáo dục, đảm bảo tính giáo dục, mang tính thiết thực, tính khoa học, tăng tính thực hành, tính ứng dụng thực tiễn.
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài tôi đã tiến hành TNSP, để trả lời các câu hỏi sau:
- Tiến trình dạy học đã xây dựng có hợp lý không? Các bài học video, đa phương tiện có định hướng tư duy, tạo điều kiện cho HS tự học và bồi dưỡng năng lực tự học không?
- Các hoạt động trên lớp có hỗ trợ GV tăng cường tổ chức, hoạt động hóa học tập cho HS không, có phát huy tính tích cực, tự lực của HS không, có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy học không?
- Việc dạy học với sự hỗ trợ của mô hình lớp học đảo ngược có góp phần phát triển NLTH cho HS hay không?
- Năng lực tự học của HS có thực sự quan trọng đối với HS hay không?
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
Để thực hiện mục đích trên, chúng tôi đã thực hiện những nhiệm vụ sau: - Lựa chọn đối tượng, nội dung, PP và địa điểm TNSP.
- Xây dựng các phiếu điều tra GV và HS về NLTH trước và sau khi TN. - Thiết kế thang đo và bộ công cụ đánh giá kết quả học tập về sự phát triển NLTH của HS: Bài kiểm tra, bảng kiểm tra, bảng kiểm quan sát dùng cho GV, phiếu hỏi HS, phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
- Lập kế hoạch và tổ chức TNSP theo kế hoạch: thiết kế kế hoạch dạy học và dạy thực nghiệm một số bài giảng đã xây dựng, thu thập thông tin sau thực nghiệm.
- Thu thập và xử lí kết quả TNSP (định tính và định lượng) từ đó rút ra kết luận về tính hiệu quả của những đề xuất đã nêu.
3.2. Nội dung và kế hoạch tiến hành thực nghiệm
3.2.1. Chọn đối tượng và địa điểm thực nghiệm Chúng tôi đã thực nghiệm trên hai đối tượng HS
- Đối tượng là HS lớp 10 tại trường THPT có đặc điểm GV trực tiếp lên lớp giảng dạy
+ Tại mỗi trường chúng tôi lựa chọn một lớp thực nghiệm(TN) và một lớp đối chứng(ĐC) là những lớp tương đương về sĩ số, tương đương về chất lượng học tập (thông qua kết quả học tập).
+ Địa điểm: trường THPT Chúc Động, Chương Mĩ, Hà Nội và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Gia Lộc, Hải Dương và HS lớp 10 học trực tuyến tại Hệ thống giáo dục Học Mãi.
Bảng 3.1. Danh sách lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
Trƣờng THPT Lớp TN Lớp ĐC GV tham gia TNSP
Chúc Động 10D 10A Nguyễn Phạm Ngọc Anh
Gia Lộc 10A 10B Lê Thị Thu Hiền
- Đối tượng HS học trực tuyến tại Hệ thống giáo dục Học Mãi có đặc điểm