Quy trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học hóa học 10 (Trang 37)

1.4.7.1. Xác định mục ti u v đối tượng sử dụng m h nh lớp học đảo ngược

Trong phạm vi luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu sử dụng các công cụ để HS tự học ở nhà gồm:

- Các bài giảng, video được biên tập và quay sẵn. - Các bài tập tự luyện trực tuyến.

- Các khóa học trực tuyến online dạng phân nhánh. 24

- Hướng dẫn học tập: bao gồm hướng dẫn sử dụng, phương pháp TH.

- Hệ thống tương tác: mục trao đổi thông tin giữa học sinh với với giáo viên, học sinh với học sinh.

- Các tiện ích.

- Kiểm tra - đánh giá: các bài kiểm tra điều kiện, thi thử.

1.4.7.2. C ng cụ x dựng b i dạ theo m h nh lớp học đảo ngược

Chúng tôi xây dựng mô hình này trên ứng dụng của Google Classroom, thực hiện các chức năng:

- Quản lý nội dung của các khoá học và quá trình học tập của HS. - Quản lý việc truy cập thời gian TH và theo dõi quá trình tích luỹ kiến thức của HS.

- Ngoài ra hệ thống Google Classroom còn tích hợp các dịch vụ cộng tác hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin, giải đáp thắc mắc giữa GV với HS, giữa HS với HS.

- Ngoài phiên bản web, Google Classroom đã có ứng dụng trên iOS và Android cho phép học sinh có thể truy cập vào lớp học nhanh hơn, cập nhật mọi thông tin về lớp học khi di chuyển.

- GV và HS có thể theo dõi, cập nhật tình hình học tập trên lớp học ở bất kỳ nơi đâu (chỉ cần có laptop, hay điện thoại có kết nối mạng internet).

1.4.7.3. Thiết lập cấu tr c cho m h nh lớp học đảo ngược

Căn cứ theo các tiêu chuẩn và chức năng, chúng tôi đã xây dựng mô hình cấu trúc của lớp học đảo ngược như hình 1.2.

Hình 1.2.2. Cấu trúc tổng thể của mô hình lớp học đảo ngược hỗ trợ dạy - tự học

1.4.8. Các biểu hiện của năng lực tự học thông qua áp dụng mô hình lớp học đảo ngược

- Hình thành thói quen tự lực nghiên cứu tài liệu trước khi tới lớp: hoạt động TH ở nhà trên lớp học đảo ngược sẽ giúp HS hình thành thói quen tự lực nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp.

- Hình thành thói quen đặt câu hỏi: trên lớp học đảo ngược HS có thể xem lại khi cần hoặc sử dụng tài liệu có sẵn để tìm ra câu trả lời đúng. Với những vấn đề chưa hiểu, HS có thể chủ động hỏi thầy cô ngay trên lớp học và được GV trả lời online ngay lúc đó. HS đã biết cách đặt câu hỏi là khi HS biết mình cần hỏi gì, hỏi đúng trọng tâm.

- Thể hiện nhu cầu trao đổi, tương tác với bạn, với thầy cô: thông qua thảo luận nhóm trên lớp học đảo ngược, HS biết cách tự thể hiện ý kiến của mình, bộc lộ suy nghĩ của bản thân giúp HS tự tin đưa ra kiến.

- Hình thành và phát triển ngôn ngữ: trong mô hình lớp học đảo ngược, giờ học ở lớp sẽ được GV tận dụng tối đa tổ chức cho HS vận dụng, thực hành kiến thức, thảo luận nhóm hoặc triển khai các dự án, giải quyết các vấn đề mở. Trong các hoạt động này, HS được rèn luyện các kĩ năng phát biểu ý kiến trước nhiều người

(nhóm học tập, lớp, các GV), thực hành theo nhóm, biết sử dụng các ngôn ngữ và giao tiếp với tư cách cá nhân hay tư cách là người đại diện cho nhóm.

- Hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức để tự chủ động giải quyết vấn đề.

- Hình thành các kĩ năng khai thác, sử dụng các phương tiện CNTT và truyền thông hiện đại hiệu quả

1.5. Thực trạng dạy học áp dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc nhằm phát triển năng lực tự học ở một số trƣờng trung học phổ thông hiện nay

1.5.1. Mục đích điều tra

a. Đối với học sinh

- Điều tra nhận thức của học sinh về vai trò của năng lực tự học trong học tập.

- Điều tra nhận thức của HS về tầm quan trọng của mô hình lớp học đảo ngược trong học tập môn Hóa học.

b. Đối với giáo viên

- Đánh giá nhận thức của GV về tầm quan trọng của vấn đề phát triển NLTH cho HS khi dạy môn Hóa học.

- Tìm hiểu những biện pháp và quy trình mà GV thường sử dụng nhằm phát triển NLTH cho HS khi dạy học Hóa học.

- Xác định những khó khăn ảnh hưởng đến việc sử dụng các biện pháp nhằm phát triển NLTH cho giáo viên dạy môn Hóa học.

1.5.2. Nội dung, phương pháp và đối tượng điều tra

1.5.2.1. Nội dung

- Điều tra tổng quát về tình hình sử dụng các biện pháp nhằm phát triển NLTH khi dạy môn Hóa học hiện nay.

- Lấy ý kiến của các GV, chuyên viên về phương án sử dụng nhằm phát triển NLTH cho HS khi học môn Hóa học.

- Điều tra về cơ sở vật chất ở các trường THPT hiện nay: Phòng học, chức năng, dụng cụ, hóa chất, trang thiết bị và các phương tiện dạy học khác.

1.5.2.2. Phương án điều tra

- Nghiên cứu giáo án, dự giờ các tiết dạy học Hóa học ở lớp 10.

- Gửi phiếu điều tra đến các trường và thu phiếu (trắc nghiệm góp ý kiến). - Gặp gỡ, phỏng vấn HS, GV ở trường THPT.

1.5.2.3. Đối tượng điều tra

- HS lớp 10 thuộc 8 lớp ở các trường điều tra (300 HS).

- Các GV có kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học 10 (25 GV) và các GV đang giảng dạy tại Hệ thống Giáo dục Học Mãi.

- Địa bàn điều tra: Trường THPT Chúc Động huyện Chương Mỹ, Hà Nội và trung tâm giáo dục thường xuyên Gia Lộc, Hải Dương.

1.5.3. Kết quả điều tra

Để tìm hiểu về thực trạng việc vận dụng các PPDH nhằm phát triển năng lực tự học cho HS trong dạy học Hóa học, chúng tôi đã tiến hành điều tra 25GV trực tiếp dạy môn Hóa học và 8 lớp thuộc khối 10 của 2 trường trung tâm giáo dục thường xuyên Gia Lộc, Hải Dương và THPT Chúc Động – Hà Nội.

1.5.3.1. Kết quả điều tra học sinh

Chúng tôi đã tiến hành thu thập và phân tích các phiếu điều tra, thu được những kết quả cụ thể. Từ những kết quả đó tôi đã tổng hợp kết quả được thể hiện qua biểu đồ và nhận xét đánh giá các kết quả.

Kết quả câu hỏi 1: Em có thích các giờ Hóa học ở trên lớp không?

Biểu đồ 1.1. Kết quả điều tra học sinh câu 1

Qua khảo sát 300 HS thì chỉ có 14% HS rất yêu thích môn Hóa học, có 24,7% HS thích môn học, có 42,7% HS có thái độ bình thường, thờ ơ với môn Hóa học, còn lại 18,6% HS đưa ra kiến không thích môn học này.

Kết quả câu hỏi 2:Trong giờ học, khi GV giảng bài và ra bài tập em thường làm gì?

Biểu đồ 1.2. Kết quả điều tra học sinh câu 2.

Qua câu trả lời của HS cho thấy HS vẫn chưa tập trung cao trong giờ học. Tỉ lệ HS mất tập trung và lười suy nghĩ trong giờ học chiếm trên 40%. Số HS tập trung nghe giảng chiếm chỉ trên 50% cho thấy ý thức tự học của HS còn chưa cao. Kết quả câu hỏi 3: Khi gặp một kiến thức khó mà không được giải đáp ngay bởi GV thì em thường làm gì?

Biểu đồ 1.3. Kết quả điều tra học sinh câu 3.

Qua số liệu cho thấy, có HS đã có thức học và tự học tự nghiên cứu kiến thức khi không được hỗ trợ của GV. Tuy nhiên cũng có nhiều HS chưa chủ động suy nghĩ tìm ra cách làm và còn ỷ lại.

Kết quả câu hỏi 4: Em có thường xuyên tìm đọc, nghiên cứu những tài liệu về Hóa học ngoài giờ học để tìm hiểu thêm kiến thức không?

Biểu đồ 1.4. Kết quả điều tra học sinh câu 4.

Thông qua số liệu cho thấy HS có 20,7% HS rất thường xuyên nghiên cứu tìm hiểu thêm về môn Hóa ngoài giờ học, 45,3% có đôi khi thỉnh thoảng tìm hiểu thêm về môn Hóa, còn lại 43% HS không bao giờ tìm hiểu thêm kiến thức môn học. Từ đó cho thấy HS còn chưa hứng thú với môn Hóa học và còn học tập rất thụ động, nhiều HS chưa có hoặc yếu kĩ năng TH.

Kết quả câu hỏi 5: Theo em tầm quan trọng của năng lực tự học đối với học sinh như thế nào?

Biểu đồ 1.5. Kết quả điều tra học sinh câu 5.

Qua số liệu trên cho thấy HS đều đánh giá cao vai trò của TH đối với học tập. Có 21% cho rằng TH rất quan trọng, 47% cho rằng cần thiết phải có năng lực TH, bên cạnh đó 18,7% HS thấy năng lực TH là bình thường, chưa quan trọng lắm, còn lại 13,3% HS cho rằng không cần thiết phải TH.

Kết quả câu hỏi 6: Em đánh giá kĩ năng tự học của mình đạt mức độ nào?

Biểu đồ 1.6. Kết quả điều tra học sinh câu 6.

Từ ý kiến khảo sát được, có thể thấy rằng hoạt động học tập của HS rất thụ động, nhiều HS chưa có hoặc yếu kĩ năng TH, đặc biệt đa số HS chưa có kĩ năng khai thác tài liệu học tập bằng phương tiện CNTT; 71% HS cho rằng mình chưa có kĩ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập; 70% HS chưa có kĩ năng lập kế hoạch học tập. Chỉ có 47% HS nắm được kĩ năng nghe giảng, ghi chép nhưng ở mức độ chưa cao.

Kết quả câu hỏi 7: Mô hình lớp học đảo ngược là các HS sẽ xem bài giảng, những video về lý thuyết và bài tập cơ bản được GV chia sẻ ở nhà và trong thời gian ở lớp lại sẽ được GV giải đáp thắc mắc, làm bài tập khó hay thảo luận sâu hơn về kiến thức.

Em đã được học theo mô hình lớp học đảo ngược chưa? A. Đã được học: 46 ý kiến

B. Chưa được học: 254 ý kiến

Qua biểu đồ cho thấy phần lớn HS chưa biết đến mô hình lớp học đảo ngược. Qua đó cho thấy GV vẫn chưa áp dụng mô hình này vào trong các tiết dạy.

Kết quả câu hỏi 8: Hiện nay các hình thức học trực tuyến đang rất phổ biến. Lớp học trực tuyến cũng là một lớp học đảo ngược. Em đã tham gia lớp học trực tuyến chưa?

A. Đã từng tham gia: 135 ý kiến B. Chưa tham gia: 165 kiến

Qua ý kiến cho thấy HS đã từng tham gia lớp học theo mô hình lớp học đảo ngược nhưng là do HS tự chủ động học ở nhà chứ không được hướng dẫn bởi GV.

Kết quả câu hỏi 9: Sau khi tham gia tiết học theo mô hình lớp học đảo ngược em thấy mình đã phát triển được những kỹ năng tự học nào?

Biểu đồ 1.7. Kết quả điều tra học sinh câu 9

Qua những ý kiến của HS thì có thể thấy kỹ năng TH của HS sau khi tham gia những lớp học đảo ngược cũng đã được phát triển tốt hơn. HS đã có thể khai thác tốt các tài liệu học tập và nghe giảng ghi chép được chọn lọc hơn.

1.5.3.2. Kết quả điều tra giáo viên

Kết quả câu hỏi 1: Thầy cô nhận thấy việc phát triển NLTH cho HS có tầm quan trọng như thế nào trong dạy học Hóa học ở trường THPT?

Biểu đồ 1.8. Kết quả điều tra giáo viên câu 1

Theo số liệu trên các GV đều đánh giá cao tầm quan trọng của NLTH trong học tập của HS.

Kết quả câu hỏi 2: Theo thầy cô, phát triển năng lực tự học cho học sinh sẽ giúp ích gì cho học sinh?

Biểu đồ 1.9. Kết quả điều tra giáo viên câu 2

Qua kết quả trên cho thấy các GV đều cho rằng NLTH sẽ giúp cho HS có thêm hứng thú học tập, phát triển các năng lực mới.

Kết quả câu hỏi 3: Theo thầy/cô, NLTH của HS thầy/cô đang dạy hiện nay đạt ở mức độ nào?

Biểu đồ 1.10. Kết quả điều tra giáo viên câu 3

Từ những số liệu cho thấy NLTH của HS còn chưa tốt, đa số GV tự nhận xét HS còn khá lười và chưa chủ động.

Kết quả câu hỏi 4: Để phát triển NLTH cho HS có thể sử dụng các biện pháp nào dưới đây?

Biểu đồ 1.11. Kết quả điều tra giáo viên câu 4

Từ những lựa chọn của các GV cho thấy những PPDH mới còn chưa được GV sử dụng nhiều để phát triển NLTH cho HS. Chủ yếu GV lựa chọn PPDH giải quyết vấn đề, thuyết trình, bài tập thực tiễn. Những PPDH mới như lớp học đảo ngược, hợp đồng, theo góc, dự án cũng chưa được lựa chọn nhiều.

Kết quả câu hỏi 5: Việc phát triển NLTH cho HS trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông còn những khó khăn nào?

Biểu đồ 1.15. Kết quả điều tra giáo viên câu 5

Những khó khăn đưa ra ở trên hầu hết đều là những khó khăn mà các GV đang gặp phải trong quá trình dạy học để PTNL TH cho HS. Và khó khăn được tất cả các GV lựa chọn là do chưa có những PP để kích thích HS TH, tự nghiên cứu. Kết quả câu hỏi 6: Thầy/cô có thường sử dụng những phần mềm công nghệ nào áp dụng vào dạy học? Mức độ thành thạo khi sử dụng như thế nào?

Biểu đồ 1.16. Kết quả điều tra giáo viên câu 6

Có hơn 83% GV tự đánh giá sử dụng thành thạo và khá các phần mềm soạn thảo, trình chiếu để chuẩn bị giáo án, bài giảng (word, powerpoint), các phần mềm xử lí số liệu (Excell) chỉ đạt 50%, đặc biệt, đối với các phần mềm đồ họa, lập trình… tỷ lệ thấp, chỉ đạt từ 16%. Từ đó cho thấy GV rất khó khăn để tự xây dựng

các bài giảng điện tử dạng phần mềm, website trực tuyến cho HS học tập. GV chỉ mới tạo được các bài giảng điện tử dạng file trình chiếu với một số hiệu ứng đơn giản, chưa có tính tương tác, chưa giúp HS truy cập học tập qua Internet. Tuy nhiên, với kết quả toàn bộ GV đều có thể sử dụng các phần mềm soạn giảng đơn giản như word, powerpoint có thể cho chúng ta cái nhìn khả quan và yên tâm khi triển khai và cho GV sử dụng lớp học đảo ngược hỗ trợ dạy học

Kết quả câu hỏi 7: Theo thầy/cô việc sử dụng các phần mềm công nghệ vào dạy học có những khó khăn gì?

Biểu đồ 1.17. Kết quả điều tra giáo viên câu 7

Từ số liệu cho thấy GV còn ngại trong việc chuẩn bị một bài giảng có sử dụng các phần mềm công nghệ vào dạy học. Nhiều GV chưa nắm được các biện pháp cụ thể để hình thành và rèn luyện các kĩ năng tự học cho HS, vì thế khi thiết kế giáo án dạy học, họ rất ngại và cảm thấy khó khăn để tổ chức các hoạt động cho HS rèn luyện các kĩ năng tự học. Ngoài ra, lý do thời lượng tiết học quá ít so với khối lượng kiến thức cần truyền thụ cho HS, nội dung kiểm tra không yêu cầu HS tìm hiểu thêm các kiến thức bên ngoài, không kiểm tra các kĩ năng thực hành, chủ yếu là giải các bài tập định lượng…cũng là những l do để họ ngại thay đổi PPDH. Kết quả

câu hỏi 8: Thầy (cô) đã từng dạy học bằng mô hình lớp học đảo ngược hoặc dạy học trực tuyến chưa?

Số ý kiến: A. Đã sử dụng: 5 B. Chưa sử dụng: 25

Qua những ý kiến của GV cho thấy GV chưa hoặc ít khi sử dụng mô hình lớp học đảo ngược vào trong các tiết dạy. Số lượng 5 GV đã từng sử dụng thì trong đó có GV đang giảng dạy trực tuyến. Còn lại 25 GV chưa dạy học trực tuyến và chưa sử dụng mô hình này.

Kết quả câu hỏi 9: Thầy cô hãy cho biết những băn khoăn khi sử dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học?

Đa số GV cho rằng việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngược sẽ mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị bài giảng cho HS xem trước ở nhà, GV chưa nắm vững

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học hóa học 10 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w