Mục tiêu của chương oxi – Lưu huỳnh

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học hóa học 10 (Trang 53)

a. Kiến thức

- Trình bày được vị trí các nguyên tố thuộc nhóm Oxi trong bảng tuần hoàn.

- Nêu được công thức cấu tạo, tính chất vật l , điều chế, ứng dụng của các chất oxi, ozon, lưu huỳnh và các hợp chất của lưu huỳnh: hidrosunfua, lưu huỳnh dioxit, lưu huỳnh trioxit, axit sunfuric.

- Nêu được nguyên tắc và PP điều chế các chất trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

- Giải thích được:

+ Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử với tính chất hóa học của các nguyên tố oxi, ozon, lưu huỳnh như: tính oxi hóa mạnh của oxi, ozon; tính oxi hóa, tính khử của lưu huỳnh.

+ Nguyên nhân quyết định tính chất hóa học các hợp chất lưu huỳnh: tính oxi hóa, tính khử của lưu huỳnh dioxit; tính khử, tính axit yếu của hidrosunfua; tính oxi hóa mạnh, tính axit mạnh của axit sunfuric.

b. Kỹ năng

- Dự đoán tính chất hóa học của đơn chất, hợp chất của oxi, lưu huỳnh từ vị trí, cấu tạo nguyên tử, phân tử.

- Cân bằng được các phản ứng oxi hóa – khử, xác định được chất oxi hóa/khử.

- Vận dụng các kiến thức hóa học để giải thích, kết luận các hiện tượng liên quan tới đời sống như mưa axit, suy giảm tầng ozon…

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, giải thích các hiện tượng thí nghiệm, kỹ năng thực hành thí nghiệm khi tiến hành một số thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất hóa học của đơn chất oxi, lưu huỳnh và các hợp chất của chúng.

- Giải được các bài tập tính toán đặc biệt là bài toán về H2SO4. c. Thái độ

- Có thái độ tích cực xây dựng bài và tự học trong quá trình học tập. - Từ các kiến thức đã học, có ý thức sử dụng các chất hợp lý, các biện pháp để bảo vệ môi trường.

d. Năng lực

- Năng lực tự học.

- Năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào cuộc sống. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học.

- Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực thực nghiệm Hóa học.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực tính toán.

- Năng lực thuyết trình.

2.2. Nguyên tắc lựa chọn nội dung dạy học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc

- Tiết học được lựa chọn có nội dung phải phù hợp với trình độ học sinh. - Lựa chọn những nội dung mà HS không thực hiện được ở trên lớp: Ví dụ những tiết thí nghiệm độc hại thì GV có thể cho HS có thể sử

dụng những video thí nghiệm để HS quan sát. Còn những thí nghiệm như điều chế oxi có thể làm được ở nhà thì không nên sử dụng mô hình hay clip mà cho HS làm trực tiếp.

- Lựa chọn những bài giảng có vấn đề, cần nhiều thời gian để tìm hiểu và chuẩn bị kiến thức.

- Lựa chọn những bài học phát triển đồng thời được nhiều năng lực cho HS và triển khai được nhiều hoạt động học tập.

2.3. Xây dựng quy trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc để phát triển năng lực tự học cho học sinh qua chƣơng oxi – lƣu hu nh

Giai đoạn 1: Chuẩn bị trước tiết học

* Giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học.

GV xây dựng kế hoạch dạy học cho toàn bộ quá trình học tập tiết học của HS: mục tiêu, kiến thức, phương pháp dạy học, chuẩn bị của GV, chuẩn bị của HS, nội dung GV thiết kế trên Google Classroom, nội dung tiết học trên lớp, thiết kế nhiệm vụ của HS, phiếu học tập, bài kiểm tra đánh giá HS.

* Tạo lớp học trên công cụ Google Classroom.

Để tạo lớp học trên công cụ Google Classroom tôi đã tìm hiểu và tóm tắt lại những bước sau:

Bước 1: Tạo lớp học trên Google Classroom.

+ Truy cập vào https://classroom.google.com và đăng nhập tài khoản Google. + Nhấp vào biểu tượng dấu "+" ở góc

phải trên cùng để tạo lớp học.

+ Chọn "Tạo lớp học", ở đây sẽ bắt đầu đặt tên cho lớp học và học phần.

Hình 2.1. Tạo lớp học và chủ đề lớp học

+ Lớp học đã được tạo một cách dễ dàng và từ những nền đã được lập trình sẵn chúng ta có thể biên soạn những kiến thức trên lớp học này để học sinh có thể truy cập.

Hình 2.2. Lớp học được tạo bởi Google Classroom

Bước 2: Xây dựng nội dung cho lớp học trên công cụ Google Classroom

- Thêm HS cho lớp học

+ Chọn vào lớp học muốn thêm HS. 43

+ Lấy vào mã lớp học được hiện bên trái màn hình và cung cấp mã này cho HS vào lớp.

+ HS truy cập vào trang https://classroom.google.com, nhấp vào biểu tượng + bên phải màn hình và chọn "Tham gia lớp học".

Hình 2.3. Cách HS tham gia lớp học

+ HS nhập đúng mã lớp sẽ được tham gia vào lớp học.

Hình 2.4. Cách nhập mã lớp để tham gia lớp học online

Lưu ý: Nếu muốn thêm HS vào lớp học thì GV phải biết được email của từng HS, cách tốt nhất để thêm HS bằng email là việc tạo một “nhóm liên hệ” bằng Gmail. Đặt tên nhóm cùng với tên lớp học để dễ tìm kiếm.

- Tạo bài tập và bài kiểm tra cho lớp học + Chọn vào mục bài tập trên lớp + Nhấp tạo và chọn vào "bài tập"

Hình 2.5. Cách tạo bài tập và nhiệm vụ cho lớp học

H nh 2.7. Đặt thời gian hoàn thành bài tập

45 + Đ ặt một tên/tiêu đề cho bài tập VD: Phiếu học tập và thêm các hướng dẫn cho HS trong quá trình làm trong khung bên dưới

+ Ch ọn một ngày đ ể làm hạn cho HS nộp bài tập, và thêm thời gian khóa bài tập nếu bạn muốn.

+ Nhấp vào một trong các biểu tượng bên dưới để chọn loại bài tập mà GV muốn tạo. GV có thể lựa chọn một trong những mục “tải lên một tập tin từ máy tính”, “đính kèm tập tin từ Google Drive”, “thêm video từ YouTube”, hoặc “thêm một liên kết đến một trang web”. + Click "Giao bài" để giao bài tập HS.

- Upload tài liệu

+ Bấm vào lớp mà GV muốn thêm bài tập.

+ Chọn mục bài tập ở giữa trang sau đó click chọn Google Drive. + Lựa chọn tài liệu, sau đó lựa chọn

một trong các cách để đưa tài liệu đến HS như: HS có thể xem các file, HS có thể chỉnh sửa file hay tạo một bản copy cho mỗi HS.

- Chấm điểm bài tập và trả bài cho học sinh

Sau khi HS hoàn thành bài tập, GV có thể thực hiện chấm điểm và trả bài cho HS ngay trên lớp học.

Hình 2.8. Cách chấm điểm cho mỗi HS

* Hướng dẫn cho HS truy cập trang Google Classroom

Để chuẩn bị cho tiết học đầu tiên với lớp học đảo ngược, GV cần dành thời gian phổ biến cho HS địa chỉ truy cập Google Classroom, cách đăng nhập, cách truy vấn đến bài học cần phải tự học ở nhà. Điều này nhằm giúp HS có thông tin chính xác và biết cách học trên Google Classroom, học những kĩ năng học tập, tìm kiếm thông tin trên Internet cần thiết.

- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS chuẩn bị những nội dung nào trong tiết học tiếp theo.

- HS làm theo hướng dẫn của GV để hoàn thành những nhiệm vụ học tập trên lớp học trực tuyến và chuẩn bị những nhiệm vụ của nhóm phân công nếu có.

*Giai đoạn 2: Tổ chức hoạt động dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược.

Dựa trên những kết quả đã tổng hợp, tôi xây dựng tiến trình chung của tiết học trên lớp sử dụng mô hình lớp học đảo ngược gồm các bước sau:

Bước 1: Tạo tâm thế cho HS trước khi vào tiết học.

Bước 2: Tổ chức các hoạt động thảo luận và HS tự chốt lại kiến thức. Bước 3: GV chốt lại kiến thức cho HS, HS khắc sâu kiến thức.

Bước 4: Giao nhiệm vụ về nhà cho HS cho bài học tiếp theo.

* Giai đoạn 3: Đánh giá tự rút ra bài học sau giờ học

GV tự đánh giá về tiết dạy của và rút ra bài học cho những tiết dạy tiếp theo.

2.4. Thiết kế một số bài giảng sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc

2.4.1. Kế hoạch dạy học 1

BÀI 42: OZON VÀ HIDRO PEOXIT

Giai đoạn 1: Chuẩn bị trƣớc tiết học

* Giáo viên chuẩn bị kế hoạch dạy học

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS viết được cấu tạo phân tử và trình bày được tính chất vật lí của ozon và hidro peoxit.

- Học sinh viết được những tính chất hóa học của ozon và hidro peoxit.

- HS liệt kê được một số ứng dụng của ozôn và hidro peoxit.

2. Kĩ năng

- Dự đoán được tính chất hoá học của ozon và hidro peoxit. - Quan sát các thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về tính chất hóa học và, điều chế ozon và hidro peoxit.

- So sánh được tính chất của oxi, ozon, hidro peoxit

3. Thái độ

- HS nhận thức được tầm quan trọng của ozon – hidro peoxit trong đời sống và có ý thức bảo vệ môi trường để bảo vệ tầng ozon .

4. Phát triển năng lực

- Phát triển NL tự học.

- Phát triển NL giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. - Phát triển NL sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Phát triển NL vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. - Phát triển NL thực nghiệm. II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- GV chuẩn bị nội dung kiến thức để HS tự học ở nhà và đưa lên trang

Google Classroom

- Hướng dẫn HS sử dụng trang web, chuẩn bị powepoint.

- Kiểm tra, tổng hợp lại kiến thức mà HS còn vướng mắc trước khi thảo luận ở trên lớp, tổng hợp thêm những nội dung kiến thức mở rộng để chuẩn bị nội dung thảo luận trên lớp.

2. Học sinh

- Tự học, tự chuẩn bị nội dung kiến thức bài mới trước khi đến lớp. Nghiên cứu những nội dung trên Google Classroom mà GV đã chuẩn bị, làm phiếu tự học.

- Trao đổi, tương tác với các bạn trong nhóm, trong lớp ở trên lớp học trực tuyến, trao đổi với GV trước khi lên lớp.

* Tạo lớp học trên công cụ Google Classroom

Các bước tạo lớp học trên công cụ Google Classroom đã được trình bày ở trên (trang 41). Dưới đây là lớp học đã được xây dựng cho bài học Ozon – Hidropeoxit.

GV chuẩn bị tài liệu để đưa lên nhóm học trực tuyến cho HS tìm hiểu kiến thức ở nhà. Trong tiết học này tôi đã chuẩn bị bài giảng, tài liệu và phiếu tự học để học sinh nghiên cứu trong 1 tuần trước khi buổi học diễn ra.

Hình 2.9. Thông báo của GV trong lớp học

HS vào phần bài tập trên lớp và chọn chủ đề Ozon – Hidropeoxit để nhận tài liệu và bài tập GV giao.

Hình 2.10. Video bài giảng và phiếu học tập

Hình 2.11. Video bài giảng Ozon – Hidrpeoxit

Hình 2.12. Phiếu học tập bài Ozon - Hidropeoxit * Hướng dẫn cho HS truy cập trang Google Classroom

- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS chuẩn bị những nội dung học tập trong tiết học tiếp theo.

- HS làm theo hướng dẫn của GV để hoàn thành những nhiệm vụ học tập trên lớp học trực tuyến như GV đã tạo ở trên và chuẩn bị những nhiệm vụ của nhóm phân công nếu có.

+ HS xem video bài giảng GV đã chuẩn bị và đăng lên lớp học Google Classroom. Sau mỗi bài giảng có phần trao đổi HS đặt câu hỏi để trao đổi với GV và bạn khi ở nhà.

+ HS làm phiếu tự học sau khi xem video bài giảng. Thời gian hoàn thành phiếu tự học trước 1 ngày trước khi buổi học bắt đầu.

- Trước buổi học GV tổng hợp lại kết quả HS làm phiếu học tập, ghi lại những lỗi sai HS gặp trong phiếu học tập và những thắc mắc của HS trong quá trình học tập.

Giai đoạn 2: Tổ chức hoạt động dạy học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc

- GV đặt vấn đề vào bài học.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Bước 1: Tạo tâm thế cho HS và kiểm tra kết quả tự học ở nhà của HS

- GV tổ chức trò chơi, HS có 10 giây để suy nghĩ đáp án và giơ tay trả lời. HS trả lời đúng sẽ được cộng 0,5 điểm cho bài tự học để tạo không khí và kiểm tra kết quả tự học của HS.

Câu hỏi:

1. Ozon có tính chất đặc trưng của là?

2. Trong phản ứng tạo ozon từ oxi thì hệ số của từng chất trong phản ứng là?

3. Cho các PTHH sau, H2O2 đóng vai

- HS tham gia trò chơi và suy nghĩ trả lời câu hỏi.

- HS trả lời câu hỏi GV đưa ra: 1. Tính chất đặc trưng của ozon là tính oxi hóa mạnh và mạnh hơn oxi. 2. 3O2 UV 2O3

3. D

trò là chất khử ở phản ứng nào ?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. H2O2 + KNO2 → KNO3.+ H2O B. KI + H2O2 → I2 + KOH. C. 2H2O2 → 2 H2O + O2

D. Ag2O + H2O2 → 2Ag + H2O + O2. 4. Hãy lấy ví dụ chứng minh O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2?

- GV nhận xét đánh giá về kết quả phiếu tự học của HS.

4. 2Ag + O3 → Ag2O + O2 Ag + O2→ ko xảy ra.

2KI + O3 + H2O→ I2 + 2KOH + O2 KI

+ O2 + H2O → không xảy ra.

Bước 2: Tổ chức các hoạt động thảo luận và giải đáp thắc mắc cho HS

- GV ghi lại những câu hỏi đã tổng hợp được của HS thảo luận trên lớp học trực tuyến và những kiến thức HS còn sai trong phiếu học tập theo 4 nội dung: tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế.

- GV chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 1 nội dung để đưa ra câu trả lời và chốt lại kiến thức trọng tâm.

- GV yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện từng lên trả lời. Sau mỗi phần trả lời GV yêu cầu nhóm khác nhận xét và phản biện. - GV nhận xét câu trả lời của từng nhóm và giải thích bổ sung cho đáp án.

- HS bổ sung thêm câu hỏi và kiến thức cần được giải đáp.

- HS thảo luận theo nhóm, đưa ra câu trả lời và kiến thức lý thuyết. - HS đứng lên trả lời và nhận xét bài làm của các nhóm khác.

- HS nghe GV nhận xét và tự sửa vào vở của mình những nội dung còn chưa chính xác.

Bước 3: Giáo viên hợp thức hóa kiến thức và chốt lại kiến thức cho HS

- GV và HS cùng tổng hợp lại kiến thức - GV chiếu nội dung chính dưới dạng sơ

đồ tư duy. Yêu cầu HS trao đổi ghi lại - HS trao đổi tổng hợp lại kiến thứcvào sơ đồ.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

những nội dung còn thiếu trong sơ đồ và 1 HS đứng lên trình bày nội dung của sơ đồ.

- GV kết hợp trong quá trình HS trình bày để chốt lại kiến thức cho HS.

- 1 HS lên trình bày nội dung trong sơ đồ.

- Các HS khác chú ý nghe bạn và GV chốt để ghi lại những kiến thức còn thiếu

Bước 4: Giao nhiệm vụ về nhà cho HS và hướng dẫn TH cho bài học tiếp theo

- GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS làm bài tập trong SGK và hoàn thành lại những nội dung còn thiếu hoặc sai trong phiếu tự học trước, nộp lại cho GV trên lớp học Google Classroom trong thời gian GV yêu cầu.

- GV hướng dẫn cho HS chuẩn bị cho bài tự học về lưu huỳnh trong tiết tiếp theo.

- HS lắng nghe GV giao nhiệm vụ về

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học hóa học 10 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w