40 2.3 Xây dựng quy trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược để phát triển
2.4.3. Kế hoạch dạy học 3
Giai đoạn 1: Chuẩn bị trƣớc tiết học
* Giáo viên chuẩn bị kế hoạch dạy học
BÀI 45: HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU HUỲNH I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được cấu tạo phân tử, tính chất vật lý,tính chất hóa học ứng dụng và phương pháp điều chế của H2SO4.
- So sánh được tính chất hóa học đặc trưng của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc. - Phân loại được các muối sunfat.
- Trình bày được các ứng dụng và PP sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp.
2. Kỹ năng
- Viết được các PTHH thể hiện tính chất hóa học của axit sunfuric loãng và axit sunfuric đặc.
- Nhận biết được axit sunfuric và muối sunfat với các hợp chất khác. 62
- Giải được các bài tập liên quan đến axit sunfuric đặc, loãng và muối sunfat.
3. Thái độ
- Ý thức được vai trò quan trọng của axit sunfuric trong công nghiệp và trong cuộc sống.
4. Năng lực
- Phát triển NL tự học.
- Phát triển NL giải quyết vấn đề. - Phát triển NL tư duy.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- GV chuẩn bị nội dung kiến thức và quay video bài giảng. - Tạo nhóm học trên facebook để thêm HS vào nhóm.
- Hướng dẫn HS cách học tập và tìm tài liệu trên sách vở và internet.
- Trong tiết học này tôi đã sử dụng bài giảng của thầy Phạm Thắng – GV giảng dạy môn Hóa học tại Hệ thống giáo dục Học Mãi.
- Lựa chọn khoảng 25-30 HS đã đăng kí khóa học của thầy và yêu cầu HS học bài giảng về H2SO4.
2. Học sinh
- Đối tượng HS là HS đăng kí khóa học trên trang web hocmai.vn. - HS xem bài giảng và làm bài kiểm tra sau bài giảng.
Giai đoạn 2: Tổ chức hoạt động dạy học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc
Trong bài giảng này GV sẽ không điều khiển được hoạt động của HS vì HS sẽ học qua điện thoại hoặc máy tính.
HS truy cập vào khóa học đã đăng kí và học bài H2SO4 theo yêu cầu.
Nội dung bài dạy của thầy Phạm Thắng
Hoạt động của GV Nội dung bài học
- GV giới thiệu về axit sunfuric và muối sunfat. Nhắc nhở HS cách học tập khi học tự học: ghi chép, làm bài tập.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo phân tử và tính chất vật lý của H2SO4
64
- GV giới thiệu và ghi lại CTCT của
H2SO4.
Nguyên tố S có phân lớp 3d trống có mức năng lượng cao. Khi ở trạng thái kích thích electron ở phân lớp 3s và 3p sẽ nhảy lên 3d. Nên ở trạng thái kích thích cao nhất S trong H2SO4 sẽ có 6e độc thân nên có số oxh +6 => tính oxi hóa rất mạnh.
- Có 2 nhóm O - H nên nguyên tử H dễ bị cắt đứt ra trong các phản ứng Hóa học => tính axit mạnh
1. Cấu tạo phân tử
H – O O S H – O O Hay: H – O O S H – O O
Hoạt động của GV Nội dung bài học
- GV giới thiệu cho HS tính chất vật lý của H2SO4.
- GV chú ý cho HS cách pha axit H2SO4 đặc: khi pha axit đặc cần lưu không được rót nước vào axit mà phải rót từ từ axit vào nước.
2 .Tính chất vật lý
- Là chất lỏng không màu , không bay hơi, sánh như dầu.
- Axit đặc dễ hút ẩm.
- Tan vô hạn trong nước và tỏa nhiều nhiệt nên cần chú ý khi pha axit. - Chú ý: rót từ từ axit vào nước
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học
a. Tính chất hóa học của H2SO4 loãng
- GV phân tích cho HS tính chất đặc trưng của H2SO4 loãng.
+ Quỳ tím → đỏ.
+ Tác dụng với muối, oxit bazơ và bazơ.
+ Tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa → giải phóng H2. 2. Tính chất của H2SO4 đặc
H2SO4 loãng không phản ứng được với Cu, còn H2SO4 đặc, nóng thì lại phản ứng rất tốt. Lí do là vì S trong H2SO4 có số oxi hóa +6 cao nhất của S, vì thế nó có tính oxi hóa rất mạnh khi H2SO4 là đặc nóng. GV hướng dẫn cho HS viết PTHH của các phản ứng thể hiện tính oxi hóa của H2SO4
- GV chú ý cho HS tính chất H2SO4 đặc nguội và tính háo nước của H2SO4.
2. Tính chất hóa học
a. Tính chất axit H2SO4 loãng + Đổi màu quỳ tím → đỏ.
+ Tác dụng với muối, oxit bazơ và bazơ: + Tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa.
b. Tính chất của H2SO4 đặc * Tính oxi hóa mạnh
- Oxi hóa được: kim loại (trừ Au, Pt), hợp chất, phi kim,…
6H2SO4đ + 2Fe Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
H2SO4đ + 8HI →4 I2 + H2S + 4H2O 2H2SO4đ + C → CO2 + 2SO2 + 2H2O 4H2SO4đ+2FeO→Fe2(SO4)3+SO2↑+4H2O - Chú ý: kim loại, oxit kim loại lên hóa trị cao nhất.
+ H2SO4 đặc nguội thụ động với các kim loại: Fe, Al, Cr,… * Tính háo nước
Hoạt động của GV Nội dung bài học
C HOn( 2 )m H SO24dac nC mHO2
CuSO HO4.5 2 H SO24dac CuSO4 5HO2
(màu xanh) (trắng)
Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng và sản xuất H2SO4
GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu ứng dụng của H2SO4. Giải thích kĩ hơn từng ứng dụng
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình sản xuất axit.
4. Ứng dụng
- Là hóa chất hàng đầu trong công nghiệp
sản xuất và có nhiều ứng dụng.
5. Sản xuất H2SO4
- Gồm 3 công đoạn:
+ Sản xuất SO2: Đi từ quặng pirit:
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2 + Sản xuất SO3:
2SO2 + O2 → 2SO3 + Sản xuất H2SO4:
H2SO4 + nSO3 → H2SO4.nSO3 H2SO4.nSO3 + nH2O (n+1) H2SO4
Hoạt động 4: Tìm hiểu về muối sunfat và nhận biết muối sunfat
- GV kể tên một số muối sunfat mà Hs đã học và phân loại các muối sunfat. - GV đưa ra những PP để nhận biết ion Sunfat.
a. Muối sunfat - Gồm 2 loại:
+ Muối trung hòa: SO42- đều tan, trừ BaSO4, PbSO4...
+ Muối axit HSO4-: hidrosunfat đều tan b. Nhận biết ion sunfat
SO42-
- Dung muối tan của Ba2+ BaSO4 H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl
Hệ thống câu hỏi sau bài học HS cần đạt đƣợc
Bảng 2.1. Hệ thống câu hỏi học sinh cần đạt được sau bài học
STT Hệ thống câu hỏi Câu trả lời HS cần đạt
1 Để đựng và chuyên chở axit H2SO4đặc (trên 75%) nên sử dụng các bình bằng thép vì sao?
H2SO4 đặc không phản ứng với sắt ở nhiệt độ thường nên có thể sử dụng.
2 Tính chất nào sau đây không phải của axit H2SO4 đặc nguội?
Hòa tan được kim loại Al và Fe vì nó thụ động.
3 Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc người ta đổ từ từ axit vào nước.
4 H2SO4 đặc thường được sử dụng làm khô các khí ẩm. Khí nào sau đây có thể được làm khô bởi H2SO4: O2, SO2, H2S, CO2
O2 và CO2
5 Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt các dung dịch HCl, Ba(NO3)2 và H2SO4 là:
Quỳ tím.
6 Dãy chất nào sau đây đều tác dụng được với dd H2SO4 loãng:
A. Cu, ZnO, NaOH, CaOCl2 B. CuO, Fe(OH)2, Zn, KCl.
C. Mg, ZnO, Ba(OH)2, CaCO3. D. K, CaCO3, Mg(OH)2, BaSO4
Mg, ZnO, Ba(OH)2, CaCO3.
7 Hoà tan 5,9 (g) hỗn hợp kim loại Al, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng sau phản ứng sinh ra 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Al và Cu trong hỗn hợp trên là:
4,05(g) và 1,85(g)
8 Thực hiện phản ứng thể hiện tính háo nước của H2SO4. Sau phản ứng thấy có khối xốp tràn ra khỏi cốc và khí bay ra. Khí đó là:
SO2 và CO2
9 Chuẩn bị dụng cụ điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm gồm: Cu, H2SO4, ống
Cu đứng sau H nên không phản ứng với H2SO4
nghiệm, bông tẩm NaOH. Bạn Lan cho dung dịch H2SO4 0,1M vào ống nghiệm chứa Cu và đun nóng nhưng không thấy xảy ra hiện tượng. Hãy giải thích hiện tượng của phản ứng?
loãng, cần thay thành axit H2SO4 đặc nóng để phản ứng xảy ra.
10 Cho vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 loãng hoặc muối NaSO4. Quan sát trong 1 phút rồi cho tiếp dung dịch HCl vào ống nghiệm. Dự đoán sản phẩm tạo thành trong ống nghiệm sau các phản ứng.
- Giai đoạn đầu xuất hiện kết tủa trắng BaSO4 - Giai đoạn sau kết tủa trắng không tan trong HCl
* Giai đoạn 3: Đánh giá và tự rút ra bài học sau giờ học
GV tự đánh giá sau buổi học qua một số tiêu chí như: NL HS đã đạt được sau tiết học, những nội dung kiến thức HS đã đạt được, bài học cho những tiết dạy sau.