Sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2010 2020 (Trang 63 - 67)

nâng cao, giá dịch vụ có xu hướng giảm.

- Sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng với sự xuất hiện của nhiều dịch vụ mới, chủ yếu là những dịch vụ hàm chứa lượng công nghệ và tri thức cao. Chất lượng cuộc sống được cải thiện khiến nhu cầu của con người đối với các sản phẩm dịch vụ, từ các dịch vụ cá nhân như giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí đến các dịch vụ tài chính-ngân hàng, bảo hiểm, thông tin, viễn thông, máy tính ngày càng cao về số lượng và chất lượng. Với tính chất cạnh tranh khốc liệt trong việc thu hút khách hàng của các nhà cung cấp dịch vụ, họ phải không ngừng đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để tối ưu hóa trải nghiệm, tối thiểu hóa chi phí, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ngay trong cùng một nhóm dịch vụ, cơ cấu các loại sản phẩm cũng rất phong phú. Và mỗi cơ sở kinh doanh, mỗi nhà cung ứng dịch vụ lại cung cấp các dịch vụ khác nhau, với những cách thức khác nhau. Đặc biệt trên nền tảng Internet, không chỉ có sự đa dạng trong một nhóm, một lĩnh vực mà còn có sự phối hợp của các nhóm dịch vụ với nhau, làm cho sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng.

Chẳng hạn trong nhóm dịch vụ du lịch, đối với dịch vụ lưu trú, tùy theo sở thích và khả năng thanh toán, khách du lịch có nhiều lựa chọn về loại phòng hoặc loại hình lưu trú, họ có thể lựa chọn một loại phòng ngủ nào đó tại khách sạn cao cấp, hoặc tại khu vực cắm trại, hoặc tại nhà dân... Tour du lịch cũng được thiết kế theo nhiều loại khác nhau, có thể là tour chuyên đề (du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch hội thảo, du

lịch mạo hiểm . .) hoặc tour tổng hợp, tour mở ...Ngay tại một cơ sở kinh doanh, các dịch vụ cũng được đa dạng hoá. Tại một khách sạn, ngoài dịch vụ lưu trú còn có các dịch vụ khác như: dịch vụ ăn uống với nhiều loại hình nhà hàng, dịch vụ hội nghị, dịch vụ giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ chăm sóc trẻ em, bán hàng lưu niệm,... Sự đa dạng hoá sản phẩm du lịch được thực hiện không chỉ bằng cách tạo ra các dịch vụ riêng lẻ mới, mà còn tạo ra các sản phẩm trọn gói mới, chẳng hạn, phát triển loại hình du lịch MICE (Meeting, Incentive, Convention, Exhibition). Với sự phát triển của Internet, các dịch vụ du lịch trực tuyến không chỉ giúp khách hàng tham quan tìm kiếm thông tin, lên kế hoạch, đặt vé, đặt khách sạn, check in trực tuyến mà còn có thể thanh toán cho các dịch vụ, giải trí,.. tất cả sẽ được tích hợp trên một trang web, một phần mềm thuận lợi cho người tiêu dùng. mà chỉ cần với một chạm, khách hàng sẽ được đáp ứng nhu cầu ngay lập tức.

- Đồng thời, quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ ngày càng giống như quá trình

sản xuất hàng hoá giúp cho chất lượng dịch vụ được tiêu chuẩn hóa. Một nhà cung cấp dịch vụ có thể sản xuất hàng loạt sản phẩm cho rất nhiều người như các băng đĩa hình giải trí và các phần mềm máy tính để khai thác lợi thế kinh tế quy mô (economy of scale), hoặc thậm chí, vượt xa tính chất của quá trình sản xuất hàng hoá thông thường, là chỉ cần cung cấp một sản phẩm như một trang web song lại được sử dụng bởi rất nhiều người. Công nghệ thông tin đã tạo ra những công ty cung ứng dịch vụ toàn cầu giống như các công ty sản xuất hàng hoá có quy mô toàn cầu đã xuất hiện mấy chục năm về trước, để cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách tốt nhất.

Công nghệ thông tin cũng xóa nhòa khoảng cách về thời gian và không gian, làm thay đổi tính chất truyền thống của dịch vụ, khiến dịch vụ có tính chất hàng hoá nhiều hơn, vừa lưu trữ và vận chuyển được đến mọi nơi, vừa có thể sử dụng được trong một thời gian dài, thậm chí gần như vô hạn. Ngày nay, các sản phẩm dịch vụ như phần mềm máy tính được sản xuất, đóng gói và bán hàng loạt trên thị trường như hàng hoá thông thường. Các buổi biểu diễn ca nhạc không những có thể được ghi thành đĩa CD và DVD mà còn có thể được truyền hình trực tiếp đến khắp nơi cho mọi người. Nhờ có Internet, các sản phẩm dịch vụ tri thức như trang web đã vượt xa tính chất của hàng hoá thông thường là có thể được truy cập vô số lần mà không bị hao mòn.

Công nghệ thông tin giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí trong quá trình cung ứng và tiêu dùng dịch vụ, từ đó giá cả dịch vụ sẽ có xu hướng giảm đi. Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng làm giảm chi phí thông tin liên lạc và thương mại, giảm chi phí kinh doanh, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả vì nó giúp vượt qua những hạn chế về khoảng cách và ranh giới trong thị trường toàn cầu. Đối

với các dịch vụ thuê ngoài là đầu vào cho sản xuất như vận tải hay logistics, doanh nghiệp cung ứng sẽ tiết kiệm được chi phí được khi chúng được có thể thuê ngoài được Đồng thời, quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ ngày càng giống như quá trình sản xuất hàng hoá khiến khai thác lợi thế kinh tế quy mô hay chỉ cần cung cấp một sản phẩm như một trang web song lại được sử dụng bởi rất nhiều người, giúp giảm rất nhiều chi phí vì khai thác được lợi thế kinh tế quy mô, từ đó giúp giá dịch vụ giảm rất nhiều.

KẾT LUẬN

Khi nền kinh tế đã phát triển ở mức ổn định, người ta có xu hướng tiêu dùng dịch vụ nhiều hơn. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, tăng trưởng thương mại dịch vụ đã vượt lên trên cả tăng trưởng thương mại hàng hóa, trong đó, dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng cao nhất, con số này còn cao hơn ở những nước phát triển trên thế giới. Ngoài ra, một số loại dịch vụ khác cũng đóng một phần quan trọng trong cơ cấu kim ngạch của thương mại dịch vụ như dịch vụ viễn thông, tài chính, vận tải.

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ thường tập chung chủ yếu ở những nước phát triển (top 5 là Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức và theo dự kiến, các nước này cũng sẽ tiếp tục duy trì vị trí vào năm 2030). Nguyên nhân là nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến, các nước này vừa có thể tận dụng tối đa nguồn lực của mình cũng như sản xuất hàng hoá dễ dàng hơn.

Xét về xu hướng phát triển, thương mại dịch vụ được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh chóng và vượt bậc trong tương lai, lên trên cả thương mại hàng hoá. Thương mại dịch vụ có những điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển ví dụ như sự hiện đại không ngừng nghỉ của công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin là bàn đạp cho sự phát triển của thương mại dịch vụ, nhờ công nghệ thông tin mà thương mại dịch vụ giảm đi được nhiều chi phí, giúp cho người tiêu dùng dịch vụ hiệu quả và thuận tiện hơn rất nhiều. Mặt khác, sự tương đồng của sản phẩm dịch vụ và sản phẩm hàng hoá khiến sản phẩm dịch vụ có thể lưu trữ, vận chuyển đến mọi nơi và có thể sử dụng trong gian dài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Duy Dinh (2017), “ Mode 5’ Services and Some Implications for Rules of

Origin”, Global Trade and Customs Journal 12(7/8), 299-304.

2. Đinh Khương Duy, Lê Ngọc Khương (2019), “Dịch vụ hóa chuỗi giá trị toàn cầu và “phương thức 5” trong cung ứng dịch vụ”, Tạp chí kinh tế đối ngoại 121/2019, 5-10.

3. World Trade Report (2013), Factors Shaping the Future of World Trade, Geneva: WTO Publications

4. SNBT (2013a), Global Value Chains and Services – An Introduction, Stockholm: National Board of Trade Publications.

5. SNBT (2013b), Just Add Services: A Case Study on Servicification and the Agri-Food Sector, Stockholm: National Board of Trade Publications.

6. SNBT (2015), Servicification on the Internal Market – A Regulatory Perspective, Stockholm: National Board of Trade Publications.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2010 2020 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)