Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có vai trò quan trọng thúc đẩy

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2010 2020 (Trang 60 - 63)

đẩy thương mại dịch vụ mở rộng về quy mô, thay đổi về cơ cấu, đồng thời làm thay đổi cơ bản phương thức cung ứng và tiêu dùng dịch vụ.

- Những tiến bộ về công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống Internet, đã dẫn đến những thay đổi quan trọng, mang tính cách mạng trong phương thức cung cấp và tiêu dùng dịch vụ. Việc cung cấp dịch vụ dần chuyển từ sử dụng nhiều sức lao động truyền thống sang việc lao động tri thức với những phương tiện hiện đại đó là: hệ thống sử dụng Internet, hệ thống du lịch online, và thương mại điện tử, hệ thống tài chính, các dịch vụ giáo dục xuyên biên giới .. có sự bùng nổ mạnh mẽ. Thương mại dịch vụ có xu hướng thay đổi về phương thức cung ứng và hành vi tiêu dùng dịch vụ, giảm việc trao đổi theo những phương thức truyền thống-đòi hỏi sự tiếp xúc và tương tác trực tiếp giữa người cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng dịch vụ, thay vào đó sẽ được tiến hành nhiều hơn qua mạng thông tin toàn cầu Internet, làm gia tăng phương thức cung ứng xuyên biên giới.

Hình 21. Tỷ lệ dân số thế giới sử dụng Internet giai đoạn 1990-2019

Object 69

Nguồn: World Bank

Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy số người sử dụng Internet trên toàn thế giới tăng rất nhanh, với tốc độ rất đồng đêù qua các năm. Năm 1990, số người sử dụng Internet mới chỉ chiếm có 0,05% dân số thế giới, vậy mà đến năm 2019 con số này lên đến

56,73%, trung bình mỗi năm tăng từ 2-3%. Sự tăng lên đáng kể này cho thấy phương thức sản xuất, cung ứng dịch vụ online cũng như phương thức tiêu dùng dịch vụ online có sự thay đổi lớn và theo chiều tích cực.

- Đối với du lịch:

Trong những năm gần đây, các công cụ trực tuyến đã tác động tích cực tới hoạt động du lịch như quảng bá thương hiệu, hình ảnh; đặt phòng, đặt vé. Nổi trội gần đây đó là hình thức du lịch trực tuyến (online tourism) hay còn gọi là du lịch điện tử (e-tourism), sử dụng công nghệ số trong tất cả các quy trình và chuỗi giá trị trong du lịch, bao gồm lữ hành, khách sạn và phục vụ ăn uống, vận chuyển... để các đơn vị, tổ chức du lịch phát huy tối đa hiệu suất và hiệu quả hoạt động, tương tác mạnh mẽ với khách hàng, dựa trên phạm vi kỹ thuật số và nền tảng công nghệ là trang web du lịch. Tính đến năm 2020, 65% doanh thu trên thị trường du lịch và lữ hành toàn cầu đến từ các kênh bán hàng trực tuyến. Trong năm đó, quy mô thị trường đại lý du lịch trực tuyến trên toàn thế giới là khoảng 432 tỷ đô la Mỹ và dự báo sẽ đạt hơn 833 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025.

Hình 22. Doanh thu du lịch trực tuyến giai đoạn 2014-2018

(Đơn vị: Tỷ USD)

Object 72

Nguồn: Statista

Hiện tại có hơn 2,5 tỷ người trên thế giới kết nối internet thông qua thiết bị di động, dịch vụ “Du lịch và khách sạn” được xếp thứ hai trong 5 mối quan tâm hàng đầu của người dùng các thiết bị điện thoại thông minh và máy tính bảng để truy cập internet, 63% khách du lịch sử dụng smartphone để tìm kiếm thông tin và dịch vụ lịch như chuyến bay, khách sạn, thuê xe và thực hiện đặt dịch vụ thông qua thiết bị di động. Sự gia tăng mạnh mẽ của đối tượng khách lẻ (free and independent traveler – FIT) sử

dụng đại lý du lịch trực tuyến (Online Travel Agency – OTA) và các ứng dụng công nghệ để tự lập kế hoạch chuyến đi đã thay đổi đáng kể thị trường du lịch.

Hình 23. Doanh thu bán lẻ thương mại điện tử toàn cầu giai đoạn 2014-2020 (Đơn vị: tỷ USD)

Object 74

Nguồn: Statista

Biểu đồ doanh thu bán lẻ thương mại điện tử giai đoạn 2014-2020 trên đây cho thấy thương mại điện tử đang là một xu thế trong cách thức mua sắm, tiêu dùng của người dân trên toàn thế giới. Doanh thu từ thương mại điện tử có xu hướng tăng rất nhanh và rất đồng đều qua các năm, từ 2014 đến 2020 tăng từ 1336 tỷ USD lên 4280 tỷ USD, chỉ mất 3 năm để doanh thu tăng gấp đôi. Điều đó chứng tỏ số lượng người mua sắm qua các sàn thương mại điện tử đang gia tăng không ngừng. Với sự phát triển vượt bậc của Internet, thương mại điện tử được cho là sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa trong những năm tới đây, với thị phần lớn nhất là thị trường các thiết bị điện tử, quần áo, đồ gia dụng, hàng tiêu dùng, phụ kiện. Không còn nghi ngờ nào rằng thương mại điện tử đang dần chiếm lĩnh thị trường toàn cầu với tốc độ mạnh mẽ, đặc biệt là trong một xã hội mà cuộc sống con người ngày càng bận rộn.

- Khoa học công nghệ cũng làm thay đổi đáng kể trong cơ cấu thương mại dịch vụ, các ngành tài chính-ngân hàng (gồm cả bảo hiểm) và dịch vụ kinh doanh trở thành hai ngành dịch vụ quan trọng, tạo ra phần lớn giá trị gia tăng của ngành dịch vụ và là động lực thúc đẩy tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Các dịch vụ ngân hàng điện tử (e- banking) bao gồm cả các ngân hàng điện tử (virtual banks) có tiềm năng phát triển rất lớn. Một mặt, nhờ công nghệ hiện đại, các ngân hàng có thể đa dạng hoá các loại dịch vụ và tạo ra nhiều dịch vụ ngân hàng mới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Mặt khác, công nghệ hiện đại, đặc biệt trong lĩnh vực phân tích và xử lý thông tin như

hệ thống chấm điểm tín dụng tự động sẽ giúp các ngân hàng quản lý khách hàng tốt hơn nhằm hạn chế tối đa rủi ro. Công nghệ thông tin ngày nay đang giúp giảm bớt sự bất đối xứng về thông tin giữa khách hàng và ngân hàng. Các dịch vụ kinh doanh như phần mềm máy tính, xử lý thông tin, nghiên cứu-triển khai, dịch vụ kỹ thuật, marketing, tổ chức kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực đang trở thành những ngành dịch vụ kinh doanh chiến lược.

- Khoa học kỹ thuật hiện đại đã làm thay đổi tính chất truyền thống của dịch vụ, khiến dịch vụ có tính chất hàng hoá nhiều hơn, vừa lưu trữ và vận chuyển được đến mọi nơi, vừa có thể sử dụng được trong một thời gian dài, thậm chí gần như vô hạn, khiến việc cung cấp và tiêu dùng chúng hiệu quả hơn rất nhiều. Tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày nay cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chỉ cần tạo ra một sản phẩm duy nhất nhưng lại có khả năng tiêu dùng hàng loạt như các trang web kèm theo các hoạt động tư vấn, quảng cáo, nhạc-phim số, thương mại điện tử (e-commerce) và ngân hàng điện tử (e-banking), tạo điều kiện cho những ngành dịch vụ này phát triển vượt bậc. Từ đó làm cho quy mô của thương mại dịch vụ tăng không ngừng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2010 2020 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)