Thương mại dịch vụ quốc tế tiếp tục có tốc nhanh trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2010 2020 (Trang 52 - 54)

trọng ngày càng cao trong thương mại quốc tế.

Nền kinh tế hàng hóa đã diễn ra rất lâu trước đây nhưng sự phát triển của kinh tế dịch vụ mới bùng nổ kể từ cuối thế kỉ 20, đầu thế kỉ 21 chủ yếu dựa trên hai nền tảng chính là nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa, được thúc đẩy bởi những tiến bộ khoa học kỹ thuật và những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nền kinh tế ở trình độ phát triển cao sẽ làm thay đổi thói quen, nhu cầu tiêu dùng trong đời sống kinh tế-xã hội, thay đổi xu hướng kinh doanh và các chính sách của chính phủ đối với lĩnh vực dịch vụ.

Khi nền kinh tế ở một trình độ phát triển cao, xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) đối với dịch vụ lớn hơn nhiều xu hướng tiêu dùng cận biên đối với sản phẩm hàng hoá. Con người sẽ có nhu cầu cao hơn với các dịch vụ cá nhân như giáo dục, giải trí, chăm sóc sức khỏe, du lịch, thẩm mỹ, dần dần thỏa mãn những cấp bậc cao hơn trong tháp nhu cầu của Maslow: nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được thể hiện mình.

Xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng trên thế giới thay đổi làm cho xu hướng kinh doanh cũng thay đổi theo. Các nhà cung cấp không chỉ tập trung vào chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng của hàng hóa mà chú trọng nhiều hơn nữa vào các dịch vụ đi kèm để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng phát triển những sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ và tri thức cao như máy móc tự động, phần mềm máy tính, vẽ kiểu dáng và chăm sóc đời sống tâm hồn của con người. khả năng phát triển của các lĩnh vực này dường như không bị hạn chế, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, chủ yếu dựa vào sự sáng tạo, đổi mới và độc đáo hơn là yếu tố đầu vào, vốn và cơ sở hạ tầng.

Sự phát triển của công nghệ thông tin tạo ra ngày càng nhiều loại hình và mô hình kinh doanh dịch vụ mới, có sự phối hợp của nhiều loại dịch vụ để đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Đồng thời giúp cho nhiều dịch vụ được thương mại hóa trên phạm vi toàn cầu bằng hình thức trực tuyến, xóa bỏ những rào cản về không gian và thời gian, giúp cho việc cung ứng và tiêu dùng dịch vụ quốc tế diễn ra hiệu quả hơn. Hoạt động sản xuất , kinh doanh ngày càng được chuyên môn hóa thúc đẩy xu hướng thuê ngoài (Outsourcing) các dịch vụ R& D, phần mềm máy tính, tư vấn, kiểm toán, quản lý, logistics ngày càng mạnh mẽ hơn.

Hình 17. Kim ngạch thương mại hàng hóa, dịch vụ quốc tế (1985-2020)

(Đơn vị: nghìn tỷ USD)

Object 59

Nguồn: World Bank

https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.NFSV.CD https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.MRCH.CD

Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy kim ngạch xuất khẩu dịch vụ thế giới có xu hướng tăng trưởng đều đặn qua các năm và tăng nhanh hơn thương mại hàng hóa. Từ năm 1985 đến năm 2019 (không tính đến tác động của Đại dịch COVID-19 năm 2020), kim ngạch thương mại dịch vụ quốc tế tăng hơn 15 lần, tăng từ 0,4 tỷ USD lên 6.2 tỷ USD và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tăng từ 17,39% lên 24,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới. Nếu thương mại hàng hóa quốc tế cần 10-15 năm để đạt được mức tăng gấp đôi thì thương mại dịch vụ chỉ cần 5-7 năm. Con số này chứng tỏ nhu cầu sử dụng các sản phẩm phi vật chất của con người ngày càng tăng, các dịch vụ cá nhân, vui chơi, giải trí, du lịch, giáo dục, thẩm mỹ, y tế, chăm sóc sức khỏe ngaỳ càng được chú trọng để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Mặc dù một số sự biến động trong nền kinh tế, chính trị thế giới như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, sự kiện Brexit và Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ (2016) và đại dịch COVID-19 năm 2020 đã gây ra những sự sụt giảm trong kim ngạch xuất khẩu dịch vụ thế giới nhưng cũng nhanh chóng tăng trưởng trở lại vào những năm tiếp theo. Dịch bệnh Covid-19 trên thế giới sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự

phát triển của nhiều lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao. Với những yêu cầu về giãn cách, nhiều loại hình dịch vụ truyền thống bị gián đoạn, rất nhiều các phần mềm, ứng dụng ra đời giúp cho việc tiêu dùng các dịch vụ của người dân trở nên hiệu quả như các ứng dụng học trực tuyến, tư vấn sức khỏe, giao hàng, đặt vé, đặt phòng trực tuyến, các sàn thương mại điện tử, …

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2010 2020 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)