Tự do hóa thương mại dịch vụ tiếp tục diễn ra ngày càng sâu rộng trên thế giới,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2010 2020 (Trang 58 - 60)

giới, nhưng bảo hộ vẫn còn phổ biến.

- Cùng với tự do hóa thương mại hàng hóa, tự do hóa thương mại dịch vụ dần trở nên phổ biến và trở thành xu thế trên thế giới. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày càng phát huy vai trò điều tiết thương mại thế giới, thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên bên cạnh tự do hóa thương mại hàng hóa. Trên thế giới đã hình thành nhiều khối liên kết khu vực và liên khu vực ở các châu lục, trong đó tiêu biểu là: Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) hay khối thị trường chung, Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp định thương mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA)… Các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và khu vực được ký kết giữa các quốc gia có xu hướng ngày càng tăng, có vai trò thúc đẩy tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng bằng việc cắt giảm thuế quan và các rào cản thương mại khác, và có các quy định tạo thuận lợi cho trao đổi dịch vụ giữa các thành viên.

- Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, các nước tư bản thực hiện chính sách tự do hóa thương mại dịch vụ, đồng thời cũng thực hiện bảo hộ mậu dịch. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ với sự hội tụ của nhiều công nghệ đột phá, xuất hiện thêm các hình thức thương mại hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới, “xóa nhòa biên giới quốc gia”, làm giảm vai trò của các lợi thế so sánh trước đây. Chính vì vậy, ưu tiên trong đàm phán tự do hóa thương mại thế giới đã dịch chuyển từ mua bán hàng hóa vật chất sang mua bán dịch vụ xuyên biên giới. Đàm phán về tự do hóa thương mại không chỉ còn giới hạn ở việc cắt giảm thuế, mà quan tâm hơn đến các hàng rào kỹ thuật mới liên quan đến công nghệ số, đến chủ quyền số và thông tin người dùng. Gần đây nhất là sự kiện Chính phủ Hoa Kỳ cấm các công ty công nghệ Hoa Kỳ tiếp tục hợp tác với Huawei. Việc các công ty của Hoa Kỳ như Google, Apple… không hợp tác với Huawei đã làm cho các hãng này và người tiêu dùng trên toàn thế giới bị ảnh hưởng. Một số xu hướng mới trong bảo hộ thương mại của các nước áp dụng là nhằm xác lập lại luật chơi toàn cầu hay trong phạm vi một quốc gia, đó là chiến tranh thương mại Hoa Kỳ- Trung Quốc; Hoa Kỳ rút khỏi TPP hay sự kiện Brexit của nước Anh…

Hình 20. Số lượng các thành viên WTO cam kết mở cửa thị trường đối với từng lĩnh vực dịch vụ

Object 66

- Việc mở cửa thị trường dịch vụ của các nước sẽ vẫn bị hạn chế hơn so với thương mại hàng hóa về số nước cam kết, lĩnh vực cam kết, mức độ cam kết do nhiều dịch vụ liên quan đến an ninh quốc gia, quốc phòng, văn hóa, đạo đức, xã hội của các quốc gia. Quan sát biểu đồ trên, có thể thấy, những lĩnh vực dịch vụ càng

nhạy cảm, liên quan đến những vấn đề an ninh, sự an toàn của quốc gia thì càng có ít các quốc gia cam kết mở cửa, khi các dịch vụ du lịch, viễn thông, phân phối có số quốc gia cam kết gần gấp đôi so với các dịch vụ y tế, môi trường, giáo dục.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2010 2020 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)