Kinh nghiệm của một số địa phương

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA (Trang 46 - 47)

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý của huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên có địa hình đồi núi khá giống huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Trong những năm qua, huyện đã tập trung nhiều biện pháp quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng tình hình vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Tình hình vi phạm trật tự xây dựng diễn ra khá nhiều tại địa bàn khi diện tích đất đồi núi và diện tích đất nông nghiệp xen cài trong khu dân cư. Sai phạm phổ biến hất là việc các hộ dân xây dựng nhà tạm cho người lao động hoặc mua bán trao tay trên đất nông nghiệp. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do công tác quản lý thiếu chặt chẽ, vẫn còn hiện tượng nể nang, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm giữa các đơn vị.

Trước tình trạng đó, huyện đã chỉ đạo tăng cường công tác quản lý đô thị, đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn, phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các đơn vị liên quan. Cụ thể, Phòng quản lý đô thị tiến hành rà soát, xây dựng và ban hành các văn bản quy định về quản lý đô thị, quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng, bảo đảm đúng thẩm quyền, sát thực tiễn để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác điều hành, quản lý. Phòng Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ quản lý đơn vị, đồng thời tham mưu UBND huyện chỉ đạo các xã, đơn vị liên quan tăng cường quản lý diện tích đất nông nghiệp, đất công ích hiện có, nhất là khu vực đất đồi núi để ngăn chặn kịp thời, không để phát sinh tình trạng lấn chiếm, mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái pháp luật; tuyệt đối không hợp thức hóa và làm thủ tục công nhận quyền sử dụng đất đối với các trường hợp vi phạm.

Đối với các cấp xã, yêu cầu chủ tịch UBND xã phải chịu trách nhiệm toàn diện trong việc thực hiện các quy định về quản lý đô thị, đất đai, xây dựng và xử lý các vi phạm. Các phường khẩn trương hoàn thiện hồ sơ về quản lý đất đai theo quy định, không để xảy ra tình trạng khu đất, thửa đất không có hồ sơ quản lý. Đối với các xã có đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng, phải có biện pháp chống lấn chiếm,

mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc xây dựng công trình không phép. Với những chỉ đạo sát sao trên, công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị của huyện Điện Biên được đẩy mạnh. Tính đến cuối tháng 12/2019, trên địa bàn huyện có 201 trường hợp xây dựng mới được kiểm tra. Trong đó, 182 trường hợp xây dựng đúng phép; phát hiện 18 trường hợp xây sai phép và 01 trường hợp không phép. Đối với các trường hợp sai phép, huyện đã xử phạt 132,4 triệu đồng, ban hành 05 quyết định cưỡng chế, buộc chủ công trình phải khắc phục vi phạm. Bên cạnh đó, lực lượng chuyên ngành còn phát hiện 11 trường hợp xây dựng trên đất nông nghiệp. Các trường hợp này đều bị đình chỉ thi công và quyết định cưỡng chế xử lý. Các xã cũng đã xử lý dỡ bỏ 67 trường hợp dựng lều lán, nhà tạm, tường bao trên đất nông nghiệp, đất lấn chiếm.

1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý của huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Trong thời gian qua, các cấp chính quyền xã của huyện Hậu Lộc đã thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát quyết liệt. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, xã hội, dân số phát triển nhanh chóng nên huyện Hậu Lộc vẫn là điểm nóng về vi phạm trật tự xâ dựng trên địa bàn huyện. Tại đây, trong thời gian qua, nhiều người dân chọn cách sang nhượng lại đất nông nghiệp, đất không thuộc diện quy hoạch đất ở đô thị, tiến hành xây dựng nhà ở trái phép, mỗi năm có khoảng trăm vụ xây dựng không phép và số vụ vi phạm về trật tự xây dựng có chiều hướng gia tăng. Đa số các vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng là do người dân cố tính thực hiện với sự giúp sức của môi giới và sự quản lý lỏng lẻo của các cấp có thẩm quyền.

Để hạn chế tình trạng trên, theo nhận định của lãnh đạo UBND huyện Hậu Lộc, huyện đã tiến hành phân cấp quản lý cho từng cơ quan chức năng. Theo đó, trách nhiệm sai phạm trong trật tự xây dựng trước tiên sẽ quy cho chủ tịch UBND xã nếu vụ việc xảy ra trên địa bàn xã. Huyện cũng tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý chặt chẽ công tác quản lý cấp phép và tăng cường tuyên truyền, vận động cho người dân hiểu về quản lý trật tự xây dựng đô thị cho người dân và các cấp lãnh đạo.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w