đến năm 2025
Hiện tại, Mộc Châu đang có nhiều lợi thế tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế cho toàn huyện. Trong những năm tới đây, dự báo hoạt động xây dựng đô thị tại huyện Mộc Châu sẽ rất sôi động, đặc biệt là việc đô thị Mộc Châu (gồm thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông trường Mộc Châu) được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại IV, là trung tâm thương mại quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Tây Bắc qua cửa khẩu Lóng Sập, kết nối hiệu quả với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Đô thị Mộc Châu định hướng trở thành trung tâm chế biến hàng hóa nông sản chất lượng cao, động lực là phát triển cục tương hỗ nông sản chất lượng cao và sản phẩm công nghiệp chế biến như sữa và các sản phẩm từ sữa, hoa quả. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La phấn đấu đến năm 2025 xây dựng Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn và trở thành một trong những khu du lịch hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là động lực phát triển du lịch của tỉnh Sơn La; từng bước đầu tư xây dựng Trung tâm quốc gia nghiên cứu về khoa học công nghệ cao trong nông nghiệp tại huyện Mộc Châu; xây dựn Mộc Châu trở thành thị xã với tính chất là đô thị xanh, đô thị du lịch, đô thị thân thiên với môi trường, do đó cần có chương trình phát triển đô thị cho phù hợp với mục tiêu đề ra để thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá phân loại đô thị như việc đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, khu nhà ở, khu thương mại dịch vụ, tuyến phố đi bộ mau sắm, ẩm thực,...; đầu tư hạn
tầng kỹ thuật đảm bảo mối liên kết giữa các vùng trong và ngoài tỉnh; xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối với các vùng trong khu đô thị; các công trình phòng chống lũ, lụt từ xa cho khu đô thị và các công trình cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, giao thông, thông tin liên lạc, vệ sinh môi trường... đáp ứng cho nhu cầu phát triển đô thị, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng sống của nhân dân.
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản ly nhà nước về trật tự xây dựng của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Huyện Mộc Châu là một trong những huyện tiềm năng của tỉnh Sơn La, có nhiều đóng góp đối với sự phát triển và nổi tiếng của tỉnh, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch và nông nghiệp. Do đó, việc nghiên cứu quy hoạch phát triển không gian của huyện phải gắn liền với sự phát triển chung của toàn tỉnh với mục tiêu phát huy mọi nguồn lực tạo ra một không gian kiến trúc cảnh quan phù hợp nhất, có đầy đủ chức năng và đảm bảo sự phát triển đồng bộ, tạo được một môi trường, một không gian tốt, mang đặc trưng để xây dựng hình ảnh một đô thị văn minh, hiện đại phát triển theo hướng đô thị du lịch sinh thái, làm cơ sở cho công tác quản lý trật tự xây dựng và phát triển đô thị, phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Định hướng phát triển đô thị Mộc Châu với 7 phân khu chức năng như sau:
- Khu Trung tâm hành chính huyện: Có diện tích tự nhiên khoảng 255 ha. Phát triển khu chức năng hỗ hợp cơ quan, công sở, trung tâm thương mại, định hướng kiến trúc công trình đương đại năng động, sáng tạo. Kiến trúc nhà ở liền kề hiện đại hướng tới sự cân bằng với kiến trúc đương đại khối của các công trình trụ sở, mật độ xây dựng từ 40% - 60%, chiều cao công trình dân cư tối đa 5 tầng.
- Khu Trung tâm thị trấn Mộc Châu: Có diện tích tự nhiên khoảng 235 ha, nơi đây là khu dân dụng đô thị, trung tâm hiện hữu của thị trấn. Định hướng phát triển tăng mật độ của cấu trúc hiện hữu, phát triển dân cư ra khu vực phía Nam để hạn chế tiêu cực của tuyến đường Quốc lộ 6 đi qua, tiếp tục phát triển kiến trúc nhà ở liền kề, mật độ xây dựng từ 40% - 60%, chiều cao công trình dân cư tối đa 5 tầng.
- Khu trung tâm thị trấn Nông trường Mộc Châu: Có diện tích tự nhiên khoảng 572 ha, là khu dân dụng đô thị, trung tâm hiện hữu của thị trấn Nông Trường Mộc Châu. Định hướng phát triển từng bước di dời các cơ sở sản xuất nông nghiệp chăn nuôi bò sữa ra khỏi khu dân cư đến nơi sản xuất; bảo vệ cảnh quan cây xanh ở chân đồi, bờ suối phòng tránh thiên tai; phát triển các công trình lối kiến trúc trang trại ở những khu dân cư mới, mật độ xây dựng từ 40% - 60%, chiều cao công trình dân cư tối đa 5 tầng.
- Khu trung tâm văn hoá cấp đô thị: Diện tích tự nhiên khoảng 62 ha, là khu ở đô thị, trong đó có cụm công trình văn hoá cấp đô thị kết nối giữa thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông trường Mộc Châu, có mật độ xây dựng công trình 25%, chiều cao công trình tối đa 3 tầng.
- Khu trung tâm sáng tạo (Khu sản xuất, hậu cần, chợ cấp vùng): Có diện tích khoảng 120 ha, là trung tâm sáng tạo gồm có cụm Công nghiệp Bó Bun; khu hỗn hợp dịch vụ và cửa hàng; hậu cần, chợ, trung tâm nhiên cứu và đào tạo, tạo ra một khu kinh tế đa năng, lối kiến trúc công nghiệp, hiện đại; mật độ xây dựng 25%, chiều cao công trình tối đa 5 tầng.
- Khu vực phát triển bền vững gắn với thiên nhiên: Có diện tích tự nhiên khoảng 200 ha, là khu dân cư phát triển mới, kết hợp với khu trung tâm du lịch trọng điểm của Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, kiến trúc đương đại phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, mật độ xây dựng 25%, chiều cao công trình tối đa 5 tầng.
- Khu vực bảo tồn nông nghiệp: Là các khu vực còn lại trong phạm vi đô thị, chủ yếu là quỹ đất nông nghiệp (trồng cỏ chăn nuôi bò sữa, chè, dâu...); các khu dân cư hiện hữu giữ ổn định và cải tạo, nâng cấp. Kiến trúc nhà ở nông thôn truyền thống tại địa phương; hiện đại hoá kiến trúc nông nghiệp. Mật độ xây dựng công trình 7% - 25%, chiều cao công trình tối đa 3 tầng ở dọc tuyến đường dân cư và 2 tầng ở các khu còn lại.
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thịtrên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
3.2.1. Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng đô thị là khâu đầu tiên, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật. Do đó, việc hình thành ý thức pháp luật góp phần nâng cao nhận thức của mỗi người dân, giúp người dân hiểu được pháp luật và chấp hành pháp luật trên cơ sở tự nguyện. Do đó, trong thời gian tới, cần tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật không chỉ với nhân dân mà còn với các CBCC, những người thực thi pháp luật. Tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
Các cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan, đơn vị cần coi công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, xuyên xuốt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Do vậy cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phổ biến, tuyên truyền, và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách về trật tự xây dựng. Giao trách nhiệm cho Phòng Tư pháp, Hội đồng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của huyện; cán bộ Tư pháp - Hộ tịch ở cơ sở; cộng tác viên tuyên truyền, nắm bắt dư luận xã hội thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự xây dựng. Bộ phận này đảm nhiệm việc lập kế hoạch, xây dựng nội dung tài liệu tuyên truyền (bản tin, bài tuyên truyền...) tổ chức tuyên truyền và đo lường hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của các buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng.
Tổ chức tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành cho CBCC đề kịp thời áp dụng; tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân một cách kịp thời, hiệu quả. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp
luật trong lĩnh vực xây dựng cho cán bộ, các tầng lớp nhân dân nâng cao hiểu biết và nâng cao nhận thức, từ đó họ tự giác chấp hành, giảm thiểu sự can thiệp của các lực lượng chức năng.
Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật với các hình thức như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tủ sách pháp luật, các cuộc vận động, tuyên truyền bằng xe lưu động, loa truyền thanh; tổ chức các buổi tư vấn pháp luật, trong đó người tư vấn là các đoàn viên thanh niên đang công tác tại các phòng ban chuyên môn và người được tư vấn là tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu về các lĩnh vực như đất đai, xây dựng; tuyên truyền trực quan qua hình ảnh pano về các hành vi bị cấm trong quy hoạch, xây dựng, đất đai; xây dựng chuyên trang về an ninh trật tự để đưa tin về các trường hợp vi phạm trật tự, vi phạm pháp luật; tổ chức các cuộc thi cho cán bộ, công chức và người dân tham gia tìm hiểu về Quy hoạch chung đô thị Mộc Châu, Quy hoạch chung Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị và các quy định về xử lý vi phạm trật tự đô thị… qua đó giúp cho tổ chức, công dân nắm bắt kịp thời các quy định của nhà nước về quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng đô thị.
Công tác tuyên truyền cần có sự tham gia vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp và đây là lực lượng chính trị nòng cốt ở sơ sở cùng tham gia giám sát cộng đồng công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn. Kinh nghiệm cho thấy nhiều nội dung các cơ quan chuyên môn thực hiện tuyên truyền, phổ biến nhưng sự chuyển biến còn hạn chế, chỉ khi các tổ chức đoàn thể vào cuộc thì người dân mới thật sự hưởng ứng và thực hiện theo.
Công tác tuyên truyền đúng, trúng, kịp thời, rõ việc, rõ nội dung sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ vào cuộc của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về quản lý trật tự xây dựng.
3.2.2. Giải pháp về quản ly xây dựng theo quy hoạch
Quy hoạch xây dựng là cơ sở cho việc triển khai các hoạt động xây dựng, kiểm soát quá trình phát triển đô thị, bảo đảm trật tự, kỷ cương trong hoạt động xây dựng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi
trường. Quy hoạch xây dựng là căn cứ đầu tư và thu hút đầu tư các dự án và là cơ sở để quản lý trật tự xây dựng. Do đó, trong thời gian tới, UBND huyện Mộc Châu cần tăng cường công tác quy hoạch để khắc phục những hạn chế còn tồn tại mà tác giả đã nêu ở Chương 2. Một số giải pháp như sau:
Hằng năm, UBND huyện Mộc Châu cần rà soát đánh giá việc thực hiện quy hoạch để có các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện quy hoạch như việc lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết để đảm bảo phủ kín quy hoạch chung làm cơ sở cho triển khai thực hiện các chương trình, dự án, cũng như xây dựng của người dân. Có cơ chế khuyến khích xã hội hoá nguồn vốn lập quy hoạch thông qua các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ dưới hình thức tài trợ quy hoạch hoặc vốn lập quy hoạch nhằm giản chi phí ngân sách Nhà nước trong công tác lập quy hoạch; trong quy hoạch cần xác định các khu đất dự trữ, các khu đất tạo nguồn thu từ đất để có vốn triển khai thực hiện quy hoạch sau này.
Việc lập quy hoạch cần giao cho một cơ quan chuyên môn của UBND huyện (Phòng Kinh tế - Hạ tầng hoặc Ban Quản lý dự án) làm chủ đầu tư để thực hiện dự án quy hoạch; việc tổ chức lập quy hoạch phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật trong các bước cụ thể như sau: (1) Tổ chức lấy ý kiến về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan đến quy hoạch; (2) Tổ chức công bố công khai quy hoạch đảm bảo thời gian theo quy định, hình thức công khai có thể thực hiện bằng các hình thức như: thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức hội nghị, hội thảo công bố quy hoạch; trưng bày hệ thống cơ sở dữ liệu về quy hoạch đô thị; in ấn, phát hành rộng rãi bản đồ quy hoạch đô thị, quy định về quản lý quy hoạch đô thị được phê duyệt; (3) Tổ chức cung cấp thôn tin về quy hoạch; (4) Tổ chức cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa...
Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, UBND huyện Mộc Châu có trách nhiệm tổ chức lập chương trình, kế hoạch thực hiện Quy hoạch trong giai đoạn 5 năm và hàng năm để tổ chức thực hiện quy hoạch, trách quy hoạch "treo", đồng thời tổ chức vận động các tổ chức, các nhà đầu tư thực hiện đầu tư theo quy hoạch (vốn xã hội
hoá chủ yếu đầu tư các công trình như trung tâm thương mại; trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị; các khu đô thị mới...); tổ chức thẩm định và cho ý kiến về phương án thiết kế kiến trúc công trình theo quy định; tổ chức việc quản lý đầu tư và xây dựng thông qua việc cấp giấy phép xây dựng...
Để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý đô thị và thực hiện theo quy hoạch, theo quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị. Các cơ quan chức năng cấp huyện, cấp xã cần hướng dẫn, yêu cầu người dân tổ chức thực hiện đúng trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ đầu tư, người sử dụng như:
- Tuân thủ các quy định thuộc Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị và các quy định quản lý đô thị liên quan khác; bảo vệ, giữ gìn hình ảnh, tình trạng hiện có của công trình kiến trúc đang sở hữu, đang sử dụng; khi thi công hư hỏng, phải kịp thời sửa chữa;
- Tổ chức rà soát các khu vực, địa điểm phức tạp về quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng trong nhân dân để xây dựng công trình công cộng của nhà nước như làm vườn hoa, bồn hoa, công viên, tiểu cảnh như ở dọc khu các đồi đá thuộc Quốc lộ 6, Quốc lộ 43; các khu quy hoạch chân tuyến đường giao thông nội thị...
- Khi xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp công trình trong đô thị, phải thực hiện đúng quy hoạch đô thị và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3.2.3. Giải pháp về quản ly cấp, thu hồi giấy phép xây dựng và xây dựng theo giấy phép xây dựng
Việc cấp GPXD là cơ sở để đảm bảo quản lý nhà nước về xây dựng, đặc biệt là việc xây dựng theo quy hoạch và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, chủ đầu tư trong công trình xây dựng. Hơn nữa, việc cấp GPXD cũng tạo điều kiện cho các cơ quan kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng. Do đó, để đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị, UBND huyện Mộc Châu cần chú trọng một số giải pháp sau:
thủ tục hành chính cấp giấy phép xây dựng trực tuyến mức độ 3, 4; áp dụng quy