Thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị ung thư

Một phần của tài liệu Khảo sát độc tính và một số tác dụng dược lý có thể hỗ trợ điều trị ung thư của viên thực phẩm chức năng tổng hợp từ cao chiết capsaicin, curcumin, piperine, glycyrrhizin (Trang 35 - 38)

Một loạt những tác động bất lợi của hóa trị liệu ung thư đã trở thành vấn đề nan

thường. Một số các nghiên cứu đã hướng đến việc giảm các tác động bất lợi, bao gồm

cả những nghiên cứu sử dụng thực phẩm chức năng trong các liệu pháp kết hợp. Xu hướng dùng các thực phẩm chức năng cũng như các bài thuốc đông y hoặc chế độ ăn

có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư trong các liệu pháp chữa ung thư bằng xạ

trị và hóa trị ngày một gia tăng. Các thực phẩm chức năng hỗ trợ bệnh nhân ung thư

chủ yếu được tổng hợp từ các hoạt chất có nguồn gốc thiên nhiên như rau, củ, quả,

hạt... Những thực phẩm này thường có các tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư, hạn

chế các tác dụng phụ khi điều trị ung thư bằng hóa trị và xạ trị, giảm đau, kháng viêm, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe, bổ máu, chống oxy hóa...[27].

Mặc dù nguyên nhân gây ung thư chưa được biết rõ ràng nhưng hầu hết các ung thư ở người đều bắt nguồn từ sự tương tác giữa các yếu tố môi trường và các yếu tố di

truyền. Mặc dù một số ung thư bắt nguồn từ yếu tố di truyền (như ung thư vú) nhưng

có 70 – 90% ung thư xuất hiện là do yếu tố môi trường. Những yếu tốmôi trường quan

trọng nhất là thuốc lá, nhiễm khuẩn, phóng xạ, hóa chất và đặc biệt là chế độ ăn.

Những chất gây ung thư có mặt trong thực phẩm có thể là những chất sẵn có, chất

nhiễm hoặc chất xuất hiện trong quá trình chế biến (như nitroaromatic hydrocarbons, nitrosamines, mycotoxins...). Ngược lại, cũng có những yếu tố khác trong chế độ ăn liên quan đến giảm nguy cơ ung thư; ví dụ, ăn nhiều trái cây và rau xanh được chứng

minh là giảm nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết, trực tràng, dạ dày

(British Nutrition Foundation, 2003). Như vậy, rõ ràng là một chế độ ăn hợp lí với các

thực phẩm chức năng có lợi là một phương pháp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

rất hiệu quả [35].

Tuy nhiên, hiện nay, đối với nhiều người, đặc biệt ở các nước đang phát triển như

Việt Nam chúng ta, tiêu thụ thực phẩm chỉ đơn giản cho mục đích dinh dưỡng, mặc dù trong những năm gần đây vai trò của các loại thực phẩm chuyên biệt được phát hiện

ở những người ăn nhiều trái cây và rau xanh, hoặc những người có chế độ ăn ít chất béo thường ít mắc các bệnh tim mạch. Các chuyên gia dinh dưỡng tin rằng những

thành phần chức năng của thực phẩm có thể giảm nguy cơ ung thư bao gồm những chất dinh dưỡng truyền thống như acid folic, các loại vitamin, chất sợi, selenium, cũng như

những hoạt chất được khám phá gần đây như carotene, flavonoids, alkaloids... và nhiều

yếu tố tự nhiên khác có trong cả thực phẩm thực vật và động vật. Một vài hoạt chất như

lycopene trong cà chua, curcumin trong nghệ có bản chất kháng oxy hóa, do đó bảo vệ

tế bào chống lại các bất lợi từ các gốc oxy hóa tự do. Những hợp chất khác, như đậu

nành, có hoạt động giống hormone, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các ung thư liên quan hormone như ung thư tử cung, ung thư buồng trứng [27].

Trong những nghiên cứu gần đây nhất, các nhà khoa học khám phá rằng một vài hợp chất trong thực phẩm có thể khuyến khích cơ thể sản xuất các enzyme bảo vệ.

Những enzyme này giúp tiêu diệt ung thư và các tác nhân gây ung thư, ngăn chặn các hư hỏng tế bào có thể dẫn đến ung thư. Những hợp chất khác trong thực phẩm có thể

giúp kìm hãm hoặc ức chế sự tiến triển của tế bào thành ung thư. Bảng dưới đây là

danh sách một vài hợp chất chức năng và vai trò tiềm năng của chúng trong giảm nguy cơ ung thư do hội đồng thông tin thực phẩm quốc tế (IFICF) công bố năm 2001. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 1.2. Các hợp chất chức năng và vai trò của chúng trong giảm nguy cơ ung thư (IFICF, 2001)

Thực phẩm Hợp chất Vai trò tiềm năng trong giảm nguy cơ ung thư

Cải bông Sulphoraphane Kích thích cơ thể sản xuất enzyme tự bảo vệ,

trung hòa các gốc tự do

Khoai tây và các sản

phẩm khoai tây

Tỏi, hành Allyl sulfides Tăng cường các enzyme trong hệ thống miễn

dịch

Đậu nành Isoflavones Giảm ung thư liên quan estrogen bằng cách khóa

các thụ thể estrogen, ức chế sự hình thành các mạch máu giúp tăng trưởng khối u

Nho, dâu tây, mâm xôi

Ellagic acid Khóa các enzyme cần cho sự sinh sản của tế bào

ung thư

Cam, chanh Limonene Tăng các enzyme tiêu diệt ung thư

Trà xanh Polyphenols Trung hòa các gốc tự do nhằm giúp bảo vệ DNA

Hạt lanh Lignans Hoạt động như phytoestrogen, tương tự đậu nành

Lúa mì nguyên chất Phytic acid Ngăn chặn các phản ứng oxy hóa trong ruột kết

Mặc dù mỗi một nguồn nguyên liệu thường chứa một hoạt chất chính nhưng hầu

hết các thực phẩm chức năng chứa nhiều thành phần hoạt tính có lợi cho sức khỏe.

Hiện nay, nhiều nghiên cứu trên thực phẩm chức năng đang ở giai đoạn khởi đầu, và còn quá sớm để đưa ra những hứa hẹn chắc chắn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dinh

dưỡng hàng đầu trên thế giới tin rằng thực phẩm chức năng có thể giúp chúng ta chống

lại nhiều loại bệnh, trong đó có cả ung thư.

Một phần của tài liệu Khảo sát độc tính và một số tác dụng dược lý có thể hỗ trợ điều trị ung thư của viên thực phẩm chức năng tổng hợp từ cao chiết capsaicin, curcumin, piperine, glycyrrhizin (Trang 35 - 38)