Xu hướng mới trong nghiên cứu ung thư: hoạt chất tự nhiên

Một phần của tài liệu Khảo sát độc tính và một số tác dụng dược lý có thể hỗ trợ điều trị ung thư của viên thực phẩm chức năng tổng hợp từ cao chiết capsaicin, curcumin, piperine, glycyrrhizin (Trang 32 - 35)

Trước tình hình ung thư tiến triễn với tốc độ chóng mặt như hiện nay đòi hỏi sự

phát triển không ngừng các nghiên cứu tìm kiếm thuốc chữa ung thư, đặc biệt là các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên do ưu điểm của chúng là ít gây tác dụng phụ hơn các

thuốc hoá trị tổng hợp. Theo thống kê thì có tới trên 70% các loại thuốc chống ung thư

trên thị trường có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc được lấy cảm hứng từ thiên nhiên,

trong đó có tới 14% là các hoạt chất được phân lập từ thiên nhiên. Những chất có

nguồn gốc tự nhiên đã được sử dụng cho ngăn chặnung thư từ rất lâu, các chất này chủ

yếu được tìm thấy từ thực vật hay các loài nấm [23].

Các loài nấm được xem như kho tàng quý giá để tìm ra các phương thuốc phòng và chữa ung thư. Các nhà khoa học đã phát hiện thấy, trong rất nhiều loại nấm ăn có

chất chống ung thư, trong đó bao gồm nấm hương, nấm đông, nấm rơm... kể cả mộc

nhỉ đen và mộc nhĩ trắng. Nghiên cứu đã chứng minh chất polysacharide trong nấm có

tác dụng phòng chống ung thư rất mạnh. Polysaccharide có trong mộc nhĩ trắng và mộc

nhĩ đen cũng là chất chống ung thư khá hiệu nghiệm. Những thành phần khác trong các

loại nấm như chất xơ và calci cũng có tác dụng phòng chống ung thư, nâng cao sức đề

kháng của cơ thể.

Một ví dụ là nấm Phellinus linteus, còn có tên Song gen (Trung Quốc),

(Mesimakobu) Nhật Bản, Sang-hwang (Hàn Quốc), được coi là nấm “trường sinh bất

lão”, là dược liệu quý được sử dụng trong các thang thuốc Đông Y từ nhiều thế kỷ qua.

Loại nấm này được ghi nhận có tác dụng tích cực đối với các bệnh nhân ung thư. Chất

chiết xuất từ loài nấm này có thể dùng để chống bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Ngoài ra, còn rất nhiều loài nấm đã được nghiên cứu, chiết xuất các hoạt chất

chống ung thư, như nấm hương Lentinus edodes (Berk.) với lentinan, Aspergillus fumigatus fresenius với lodamin, nấm linh chi… [23].

Chất hoá trị có nguồn gốc thực vật được sử dụng lâu đời nhất là colchicine. Nó gắn vào thoi vô sắc và ngăn chặn quá trình nguyên phân. Hiện nay, nhiều thuốc có

nguồn gốc thực vật có tác dụng ngăn chặn các tế bào ung thư phân chia, được gọi là thuốc kháng nguyên phân, đã được tìm thấy và phát triển mạnh mẽ, như vinblastin (từ

Vải Gossypium hirsutum), plumbagin (từ rễ cây Bạch Hoa Xà Plumbago zeylanica), capsaicin trong ớt, các taxol, podophyllotoxin [3]…

Vinblastin, vincristin và các vinca alkaloid, được khám phá vào những năm 1950, không tác động lên DNA mà gắn chọn lọc lên các tubulin, ức chế sự tổng hợp vi ống, do đó ngăn chặn hình thành thoi vô sắc. Ngày nay vinblastin được nhiều công ty thuốc

bào chế từ loài cây Dừa Cạn, một loài cây hoa màu hồng tươi, lá có hoạt chất

vinoblastin, vị đắng, tính mát, được sử dụng dưới dạng muối sunfat điều trị ung thư. Từ

nhóm alkaloid thực vật này, người ta đã tạo ra nhiều chất bán tổng hợp khác như

vinorelbine tartrate, vinzolidine…

Một nhóm thuốc kháng nguyên phân khác là taxane. Chúng làm thay đổi động

học tổng hợp các vi ống, ngăn không cho vi ống bị phân giải, do đó ngăn thoi tơ tiến hành các động thái phân bào cần thiết. Taxol (hay taclitaxel) có nhiều hứa hẹn vì so với

nhiều loại thuốc uống chống ung thư khác, nó gây ít phản ứng phụ và dường như có

hiệu lực cả với dạng ung thư buồng trứng và ung thư vú khó điều trị. Nó còn kích hoạt

tiết yếu tố huỷ hoại khối u là interleukin-1 có khả năng kháng ung thư. Taxol được

chiết từ vỏ cây thủy tùng Thái Bình Dương hay thủy tùng Miền Tây Taxus brevifolia, một loài cây mọc nhiều ở vùng tây bắc Hoa Kỳ. Cứ điều trị ung thư cho một bệnh nhân

cần phải huỷ diệt ít nhất ba cây độ một trăm tuổi. Cuối cùng, taxol trở thành một chủ đề tranh cãi của các nhà khoa học bảo vệ thiên nhiên.

Gần đây, nhờ các tiến bộ kỹ thuật, các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều loài thủy

tùng khác nhau, tổng hợp nên taxol trong phòng thí nghiệm, nuôi cấy tế bào thủy tùng thay vì phải trồng thủy tùng trong môi trường tự nhiên. Các nhà khoa học cũng tìm

được một loài nấm mọc trên thủy tùng mà tự chúng cũng có thể tạo một lượng nhỏ

taxol.

Ngoài hai nguồn chính này, một số thuốc cũng được tìm thấy từ một số nhóm

triển, được làm từ một loại khuẩn ăn được gọi là Baccilus subtillis, có khả năng kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân ung thư gan từ 6 tới 10 tháng [17].

Ở Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu khảo sát cây thuốc, cũng như nghiên cứu

thành phần và hoạt tính của chúng, và ít nhiều có thành tựu. Giáo sư Vũ Văn Chuyên cho biết chúng ta đã tìm được 87 loại cây đặc hiệu chữa ung bướu và 18 cây có tác dụng chữa u ác tính [8]. Một số chế phẩm (nguồn gốc từ thảo mộc) có tác dụng phòng chống ung thư như:

- Chế phẩm Phylamin của Học viên Quân y - Chế phẩm Gâcvit của Hội ung thư Việt Nam

- Chế phẩm Cadef (Còn gọi là HTCK) của Viện công nghệ sinh học

Giáo sư, dược sỹ Đỗ Tất Lợi cũng đã nghiên cứu ứng dụng cây trinh nữ hoàng cung, kết hợp với bài thuốc 18 vị của y học cổ truyền, đã chữa khỏi ung thư vú, ung thư tử cung, u xơ tiền liệt tuyến...

Một số nơi đã có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực này, như phòng thí nghiệm công nghệ sinh học phân tử - Đại Học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM. Nghiên cứu gần đây là công trình của PGS-TS Hồ Huỳnh Thùy Dương và các cộng sự đã nghiên cứu thành công các quy trình sàng lọc tính kháng phân bào của cây thuốc ở mức

tế bào và phân tử, giúp cho việc tìm nguyên liệu sản xuất các thuốc điều trị ung thư được dễ dàng hơn. Các quy trình đã được xây dựng hoàn chỉnh, gồm: thu nhận và bảo

quản nguyên liệu khô phù hợp với tiêu chuẩn của Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia

Hoa Kỳ, thử nghiệm hoạt tính và khảo sát tác động kháng phân bào của cao chiết trên dòng tế bào ung thư nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Khảo sát độc tính và một số tác dụng dược lý có thể hỗ trợ điều trị ung thư của viên thực phẩm chức năng tổng hợp từ cao chiết capsaicin, curcumin, piperine, glycyrrhizin (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)