Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC TÁC CHIẾN – BỘ TỔNG THAM MƯU (Trang 76)

Trong những năm qua, công tác quản lý và điều hành ngân sách của Cục Tác chiến đã đi vào nền nếp với một cơ chế: Cấp ủy đảng lãnh đạo công tác tài chính theo quy chế và nghị quyết lãnh đạo; người chỉ huy điều hành theo Điều lệ công tác tài chính; cơ quan tài chính làm tham mưu, tổ chức thực hiện với sự giám sát của cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên chức quốc phòng thông qua thực hiện quy chế dân chủ công khai và phong trào thi đua xây dựng “Đơn vị quản lý tài chính tốt”. Những ưu điểm chủ yếu trong quản lý ngân sách tại Cục Tác chiến được thể hiện cụ thể trên các mặt sau:

2.4.1.1. Công tác kế hoạch ngân sách

- Công tác kế hoạch ngân sách đã quán triệt được định hướng của Bộ Quốc phòng, nhiệm vụ Tác chiến của các đơn vị trong lập DTNS, bảo vệ dự toán với các cơ quan chức năng cấp trên, trong phân bổ và thông báo dự toán

ngân sách hàng năm.

- Chất lượng công tác lập dự toán hàng năm tương đối tốt, đã căn cứ vào sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu trong xây dựng nội dung chi tiết và khả năng đảm bảo ngân sách.

- Công tác lập và phân bổ dự toán đã căn cứ vào các chế độ chính sách hiện thời, căn cứ vào nhiệm vụ của các đơn vị, căn cứ vào kinh nghiệm lập dự toán hàng năm, đã xây dựng được định mức làm cơ sở để tính toán và phân bổ ngân sách.

- Dự toán năm đã lập theo đúng hệ thống mục lục NSNN áp dụng trong quân đội và chi tiết đến từng nội dung cụ thể cả phần tự chi tại Cục Tác chiến và phần phân cấp cho các đơn vị liên quan đến nhiệm vụ Tác chiến. Thông báo ngân sách ở những mục chi đã được xác định trọng tâm.

- Trên cơ sở chế độ tiêu chuẩn hiện hành và kinh nghiệm thực tế chi

ngân sách hàng năm. Cục Tác chiến đã xây dựng được định mức chi cụ thể

thuộc các nội dung như thanh tra, kiểm tra... làm cơ sở pháp lý cho việc lập dự toán và thực hiện kiểm soát chi tiêu kinh phí.

- Đã quán triệt chủ trương của BQP trong phân bổ ngân sách năm là phải đổi mới phương thức bảo đảm ngân sách, triệt để phân cấp ngân sách cho đơn vị ngay từ đầu năm. Tỷ lệ phân cấp ngân sách cho cơ sở hàng năm từng bước được nâng lên.

- Cơ quan tài chính đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Đảng ủy, Thủ trưởng Cục Tác chiến trong phân bổ và sử dụng ngân sách, kết hợp chặt chẽ cùng cơ quan nghiệp vụ cấp trên trong phân bổ ngân sách, Phân bổ ngân sách ngành đúng quy trình, thời gian quy định.

- Thực hiện công khai tài chính phần ngân sách cho các đơn vị theo đúng quy định của BQP trong giao chỉ tiêu ngân sách hàng năm.

- Công tác kế hoạch đã luôn bám sát nhiệm vụ của đơn vị, những nhu cầu tài chính mới phát sinh kịp thời báo cáo cơ quan nghiệp vụ cấp trên.

2.4.1.2. Công tác bảo đảm và quản lý

- Căn cứ vào khả năng đảm bảo ngân sách của BQP và chủ trương tập trung cho công tác Tác chiến, tổng ngân sách đảm bảo của ngành Tác chiến năm sau cao hơn năm trước, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ tác chiến.

- Quá trình chấp hành và quyết toán ngân sách ở Cục Tác chiến cũng như ở các đơn vị liên quan đã bám sát vào DTNS và nội dung chi được thông báo nên hạn chế hiện tượng chi vượt dự toán, chi sai nội dung, chi cho ngành khác.

- Công tác kiểm soát chi đã được duy trì thường xuyên cả trước, trong và sau khi chi tiêu, đặc biệt là kiểm soát trước khi cấp phát, thanh toán nên đã góp phần tích cực vào việc ngăn ngừa những sai phạm trong quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả chi tiêu, tiết kiệm trong chi ngân sách.

2.4.1.3. Chấp hành các chế độ

- Chấp hành chế độ hóa đơn chứng từ: Chứng từ chi tiêu về cơ bản đã đầy đủ yếu tố pháp lý, hợp pháp, hợp lệ. Các khoản chi lớn có báo giá, hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, hóa đơn tài chính, Hiện tượng chi sai nội dung, sai chế độ đã giảm.

- Chấp hành các chế độ nộp báo cáo tài chính: Nộp báo cáo sơ kết 6 tháng, 9 tháng phần thực hiện ngân sách, đúng thời gian, chất lượng sơ kết tốt. - Chấp hành chế độ quyết toán quý, năm: Hồ sơ mẫu biểu đúng quy định, nộp đúng thời gian; số liệu là số đã được kiểm tra, kiểm soát trước khi trình phê duyệt, số tổng hợp phù hợp với chi tiết. Ban Tài chính Cục Tác chiến đã tổ chức kiểm tra chứng từ, thẩm định trước khi báo cáo phê duyệt quyết toán.

- Luôn chú trọng tới công tác kiểm tra việc chấp hành ngân sách ngành Tác chiến trong Bộ Quốc phòng cũng như các đơn vị liên quan trong BQP.

+ Quá trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách ở Cục Tác chiến đã luôn bám sát định hướng chủ trương của BQP, Bộ Tổng Tham mưu, nhiệm vụ hàng năm của Cục Tác chiến đã được Bộ Quốc phòng xác định. Trong quá trình thực hiện đã tuân thủ theo quy định, hướng dẫn của cơ quan cấp trên.

+ Đảng ủy và Thủ trưởng Cục Tác chiến cũng như các đơn vị đã quán triệt và thực hiện tốt quy chế lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác tài chính, đồng thời thực hiện công khai tài chính đúng quy định của Quân đội từ cơ quan Cục Tác chiến đến các đơn vị trực thuộc.

+ Ngành Tài chính Cục Tác chiến đã làm tốt chức năng tham mưu cho Đảng ủy, Thủ trưởng Cục trong điều hành, phân bổ và quản lý NS. Thường xuyên hiệp đồng chặt chẽ với các ngành khác và các đơn vị trong tổ chức thực hiện công tác quản lý ngân sách ở Cục Tác chiến.

+ Công tác bảo đảm tài chính cho các nội dung chi NS đã luôn theo sát tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, mọi khó khăn đã kịp thời báo cáo cho các cơ quan chức năng giải quyết.

+ Công tác quản lý tài chính đã đi vào nền nếp, duy trì nghiêm các chế độ kỷ luật tài chính, luôn quan tâm đến công tác thanh tra, tự kiểm tra.

2.5. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh kết quả nêu trên, công tác quản lý ngân sách tại đơn vị còn một số hạn chế sau:

- Trong khâu lập dự toán:

Chất lượng lập dự toán ngân sách năm chưa cao, một số nội dung chi chưa được tính đúng, tính đủ và không điều chỉnh kịp thời nên còn có những khoản thừa, thiếu lớn.

Quy trình lập DTNS chưa được tuân thủ triệt để quy định, viÖc lập DTNS chưa thực sự bắt đầu từ đơn vị cơ sở, việc bảo vệ ngân sách chưa đi vào nền nếp và chưa chặt chẽ.

Lập DTNS có tính các yếu tố tác động đến việc thực hiện nhiệm vụ và đúng định mức chi của ngành nghiệp vụ nhưng khả năng bảo đảm không đáp

ứng được, vì vậy còn có nội dung chi tiêu khi lập DTNS cao hơn dự toán ngân sách được cấp.

- Trong khâu chấp hành ngân sách:

Tỷ lệ phân cấp một số nội dung ngân sách chưa triệt để (tuy rằng tỷ lệ phân cấp năm sau đều cao hơn năm trước).

Chất lượng công tác lập kế hoạch chi tiêu quý chưa cao, nhất là với các nội dung chi nghiệp vụ hành chính, Các ngành khi lập nhu cầu chi quý thường chia đều một cách tương đối cho các tháng trong năm; chưa tính đến yếu tố chi tiêu mang tính chất thời vụ để xác định số chi cho phù hợp.

Quá trình chấp hành ngân sách ở một số đơn vị trong Cục Tác chiến vẫn còn hiện tượng lấy chỉ tiêu ngân sách của ngành này chi cho nội dung thuộc mục chi khác. Công tác thanh toán sau khi chi tiêu ở một Phòng, Ban với Ban Tài chính còn chậm.

- Trong khâu thanh quyết toán ngân sách:

Công tác bảo đảm về cơ bản đã kịp thời theo tiến độ chi ngân sách nhưng việc tập hợp hồ sơ chứng từ quyết toán trong nhiều năm qua thường chậm, tập trung chủ yếu chi tiêu và thanh quyết toán dồn cuối năm vừa ảnh hưởng đến công tác quyết toán vừa ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, kiểm soát chi và hiệu quả chi tiêu.

Hoá đơn, chứng từ và hồ sơ chi tiêu cơ bản đảm bảo tính pháp lý nhưng ở một số nội dung chi hồ sơ thanh quyết toán còn thiếu về thủ tục quy định hoặc sắp xếp chưa khoa học không thuận lợi cho quá trình quản lý và kiểm tra, thanh tra.

* Nguyên nhân của tồn tại:

Nguyên nhân chu quan

Thứ nhất, hàng năm, nguồn ngân sách của Cục Tác chiến đều tăng, nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ của Cục Tác chiến trong tình hình hiện nay còn thấp. Vì vậy, trong quá trình triển khai ngân sách thực hiện nhiệm vụ vẫn

còn nhiều bất cập đặc biệt là công tác chuyên môn tác chiến. Lập nhu cầu về dự toán ngân sách của Cục Tác chiến dựa trên tổ chức, biên chế, tiêu chuẩn, chế độ và nhiệm vụ được giao nhưng thực tế số kiểm tra của BQP chưa thể đáp ứng được yêu cầu của Cục Tác chiến.

+ Các phòng, ban chưa thực sự sâu sát trong khâu lập DTNS để gửi ban tài chính tổng hợp gửi Phòng tài chính. Nhiều khi chưa bám nắm được tình hình nhiệm vụ, tình hình trong năm, thay đổi về chế độ chính sách, quân số. Nên khi lập DTNS còn sai sót, khiến khi thực hiện nhiệm vụ không được đảm bảo tốt, nhiều ngành thừa, thiếu phải điều chỉnh.

+ Các chế độ chính sách về định mức chi cho ngân sách còn nhiều bất cập như chưa đầy đủ, không phù hợp do chậm được điều chỉnh. Cục Tác chiến đã chủ động trên cơ sở dự toán được cấp xây dựng định mức chi cho các nội dung còn chậm, chưa đồng bộ thống nhất.

+ Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch ngân sách, một số cơ quan chi tiêu ngân sách, một số cá nhân do chấp hành không nghiêm các quy định, có lúc, có nơi còn đơn giản công tác quản lý dẫn đến các tồn tại, hạn chế trong quản lý và chi tiêu sử dụng kinh phí làm ảnh hưởng đến hiệu quả chi tiêu ngân sách.

+ Công tác kiểm tra, kiểm soát đôi khi chưa đánh giá, kiểm tra kĩ số liệu cũng như công tác cấp phát của đơn vị. Do thời gian kiểm tra bị hạn chế nên con thiếu sót

+ Chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo do Thủ trưởng đơn vị chưa thực sự sát sao, chịu trách nghiệm, đánh giá đúng nhiệm vụ với công tác tài chính

+ Trình độ cán bộ chưa được chuẩn bị, trau dồi kinh nghiệm cũng như kiến thức, thay đổi mới của công tác tài chính.

Cơ chế quản lý tài chính đã lỗi thời, không còn phù hợp với thực tế quản lý tài chính hiện nay. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới những tồn tại, hạn chế.

+Quân số luôn biến động: Quân số của cục luôn thay đổi do Cục cần lực lượng cán bộ có kinh nghiệm, trình độ nhưng it cán bộ đảm bảo được yêu cầu trong khi cán bộ cục đã đến tuổi nghỉ hưu, sức khỏe k đảm bảo.

+Có nhiều nhiệm vụ đột xuất trong năm kế hoạch. Nhu cầu chi tiêu thực tế của Cục cho nhiệm vụ được giao lớn, thời gian dài, giá cả vật tư hàng hóa tăng và chế độ chính sách có nhiều thay đổi.

+Nội dung các khoản chi NS chưa được hướng dẫn chi tiết cụ thể. Vì vậy, quá trình tổ chức thực hiện chi tiêu, thanh quyết toán ngân sách, QLTC gặp nhiều khó khăn và vướng mắc.

Hệ thống văn bản pháp lý về quản lỷ tài chính chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, nhiều nội dung chi cụ thể chưa có định mức hoặc định mức không còn phù họp thực tế nên các đơn vị còn gặp khó khăn trong quá trình quản lý.

Kết luận Chương 2

Trên cơ sở những lý luận cơ bản về công tác quản lý NS ở đơn vị dự toán nói chung và ở Cục Tác chiến nói riêng đã được trình bày ở chương 1, chương 2 của luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng công tác quản lý NS tại Cục Tác chiến từ 2017 - 2019, cụ thể:

- Khái quát chung về quá trình hình thành và phát triển của Cục Tác chiến; hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Cục Tác chiến và những đặc điểm quản lý tài chính trong lĩnh vực Tác chiến trong quân đội.

- Phân tích thực trạng công tác quản lý ngân sách tại Cục Tác chiến; với nguồn số liệu có tính chất thống kê tình hình dự toán chi, quyết toán NS ở

Cục Tác chiến từ 2017 - 2019 trong đó đi sâu phân tích số liệu năm 2019 về nội dung dự toán, phân bổ cấp phát ngân sách và quyết toán NS; chương 2 đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về nội dung chi ngân sách, phân cấp và quản lý NS tại Cục Tác chiến.

- Từ đánh giá thực trạng công tác lập, chấp hành và QTNS, luận văn đã khái quát những ưu điểm và những tồn tại bất cập trong quản lý NS ở Cục Tác chiến trong những năm qua, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của những ưu nhược điểm đó. Đây là cơ sở để luận văn đề ra những giải pháp đổi mới quản lý NS ở Cục Tác chiến trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI CỤC TÁC CHIẾN – BỘ TỔNG THAM MƯU

3.1. Định hướng chung về quản lý ngân sách tại Cục Tác chiến

3.1.1. Định hướng của Cục Tác chiến về quản lý ngân sách

“Đổi mới CCQLTC quân đội” là chủ trương đúng đắn, thể hiện ý thức chính trị, quyết tâm cao của QUTW, BQP trong việc quán triệt, thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới cơ chế chính sách kinh tế, tài chính của Đảng, Nhà nước. Đảng ủy, Chỉ huy Cục Tác chiến đã đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tài chính và các Phòng, Ban trong Cục, tham mưu đề xuất và triển khai thực hiện nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Nhiệm vụ Tác chiến là một nhiệm vụ quan trọng số một của QĐ NDVN và BQP, công tác bảo đảm nhu cầu sử dụng ngân sách, DTNS, cấp phát và thanh quyết toán còn nhiều nội dung ngân sách phải vận dụng với tình hình thực tế cho các nhiệm vụ. Hệ thống định mức, tiêu chí làm cơ sở lập DTNS chưa đầy đủ, định mức chi còn đang trong quá trình xây dựng, bổ sung và hoàn thiện. Do đó đã có tác động, ảnh hưởng tới công tác QLNS, phần nào làm giảm hiệu quả sử dụng ngân sách của đơn vị. Vì vậy việc đổi mới CCQLTC, sử dụng ngân sách, khắc phục các nhược điểm, hạn chế nêu trên là rất cần thiết.

Trong thời gian tới, nhiệm vụ tham gia hoạt động Tác chiến sẽ ngày càng phát triển, nhất là khi tình hình diễn biến ngày càng căng thẳng, leo thang, có nhiều nhiệm vụ mới. Nhu cầu ngân sách sẽ ngày càng tăng lên theo

nhiệm vụ, nhiều nhiệm vụ sẽ phát sinh nằm ngoài kế hoạch được Đảng, Nhà nước và BQP giao. Do vậy, việc triển khai nghiêm túc Đề án Đổi mới CCQLTC là một yếu tố tất yếu.

3.1.2. Mục tiêu đổi mới

Nhằm nâng cao chất lượng trong công tác lập, phân bổ dự toán, cấp phát và thanh quyết toán ngân sách tại Cục Tác chiến.

Đổi mới công tác quản lý Ngân sách nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế trong thời gian qua, đổi mới nhận thức của các đối tượng tham gia

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC TÁC CHIẾN – BỘ TỔNG THAM MƯU (Trang 76)