Chỉ tiêu phản ánh quản lý ngân sác hở đơn vị dự

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC TÁC CHIẾN – BỘ TỔNG THAM MƯU (Trang 41 - 44)

1.2.5.1. Các tiêu chí định tính

- Quản lý ngân sách phải chấp hành nghiêm Luật Ngân sách nhà nước và các chế độ quản lý tài chính của Nhà nước và Quân đội. Công tác quản lý ngân sách trong quân đội nói chung, trước tiên phải xét đến việc chấp hành các quy định, chế độ quản lý tài chính do Nhà nước và Bộ Quốc phòng quy định. Cơ sở để đánh giá là việc chấp hành các quy định về quy trình quản lý, nội dung quản lý, phương pháp quản lý, công cụ quản lý,… thể hiện cụ thể ở hệ thống các báo cáo, hồ sơ, chứng từ, sổ kế toán, … mà kết quả của nó phần nào đã thể hiện trong các kết luận của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán…

- Quản lý ngân sách theo đúng nội dung, chỉ tiêu dự toán được duyệt: Dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho thấy có đủ cơ sở bảo đảm tài chính cho các nhiệm vụ theo kế hoạch đã xác định. Mức độ duy trì, điều hành toàn bộ lượng kinh phí theo dự toán chi ngân sách đến đâu, đúng nội dung, chỉ tiêu hay không lại phụ thuộc vào từng đơn vị, vào nhiều yếu tố, trong đó mức độ bảo đảm tài chính của trên và trình độ tổ chức tiếp nhận của đơn vị đóng vai trò quyết định khả năng điều hành ngân sách. Cơ sở để đánh giá chất lượng của tiêu chí này là:

+ Chỉ tiêu chi ngân sách trong dự toán có sát, đúng không.

+ Lượng kinh phí tiếp nhận của trên (cả tiền và hiện vật) có đầy đủ, kịp thời không.

- Cấp phát ngân sách đúng mục đích, kịp thời cho thực hiện nhiệm vụ của đơn vị: Có thể nói, quản lý ngân sách trong cấp phát là mức độ thoả mãn nhu cầu về tài chính cao nhất, cấp phát kinh phí đúng mục đích, kịp thời cho yêu cầu nhiệm vụ. Cơ sở để đánh giá quản lý theo tiêu chí này như:

+ Cấp phát kinh phí đúng mục đích, đúng nội dung chỉ tiêu dự toán chi ngân sách được duyệt, đúng chính sách chế độ, tiêu chuẩn định mức, quân số...

định, đúng lúc phát sinh nhu cầu; không sớm quá hoặc muộn quá. Cấp phát đúng, kịp thời hay không thường được kết hợp với việc đánh giá mức độ, hiệu quả chi tài chính.

- Tổ chức biên chế và cơ chế quản lý ngân sách hợp lý:

Đây là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng, hiệu quả làm việc của các chủ thể tham gia quản lý tài chính.

Có thể đánh giá thông qua mức độ hợp lý của các nhân tố cơ bản cấu thành hệ thống tổ chức quản lý tài chính, gồm:

+ Cơ cấu tổ chức: Sự đầy đủ, hợp lý của các tổ chức và chức danh quản lý tài chính.

+ Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống: Sự xác định đầy đủ, cụ thể, tính phù hợp trong các chủ thể tham gia quá trình quản lý tài chính.

+ Biên chế nhân lực và trang bị kỹ thuật quản lý: Sự đầy đủ, phù hợp về số lượng, chất lượng cán bộ chỉ huy, quản lý tài chính với chức trách nhiệm vụ được giao. Sự đầy đủ, tính đồng bộ và hiện đại của trang bị kỹ thuật phục vụ cho công tác nghiệp vụ chuyên môn tài chính.

+ Cơ chế hoạt động: Sự đầy đủ, phù hợp, tính hiệu lực của hệ thống chế độ quản lý, quy định rõ ràng và tính hiệu lực, hiệu quả trong mối quan hệ hiệp đồng công tác và phương pháp quản lý tài chính.

1.2.5.2. Các tiêu chí định lượng

- Ngân sách đáp ứng đủ về số lượng theo dự toán cho thực hiện nhiệm vụ của đơn vị: Cách đánh giá của tiêu chí này là: So sánh lượng ngân sách được cấp trong kỳ với số dự toán ngân sách được phê duyệt trong kỳ. Khi có chênh lệch thừa, thiếu thì phải xác định rõ nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý phù hợp.

- Ngân sách được phân bổ và sử dụng có hiệu quả:

Hiệu quả chi NSNN trong Quân đội là một chỉ tiêu biểu hiện quan hệ giữa kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị so với quy mô NSNN bảo đảm cho việc

thực hiện nhiệm vụ tương ứng được giao.

Hiệu quả chi ngân sách cao khi: Với quy mô chi ngân sách nhất định, hoạt động của đơn vị đạt được kết quả thực hiện nhiệm vụ cao nhất; hoặc với kết quả thực hiện nhiệm vụ đã xác định, chi tiêu ngân sách được bảo đảm ở mức thấp nhất.

Tiêu chí hiệu quả phân bổ và sử dụng ngân sách cho nhiệm vụ quân sự của các đơn vị có nhiều yếu tố mang tính định tính, khó lượng hoá. Vì thế đánh giá hiệu quả chi ngân sách là rất phức tạp. Tuy nhiên, tính hiệu quả cụ thể chi NS trong quân sự có thể xem xét đánh giá một số khía cạnh sau:

+ Tính kinh tế: So sánh mức chi thực tế với định mức chi tiêu DTNS để thấy được mức độ tiết kiệm hay lãng phí. Cụ thể đối với chi ngân sách thì tính kinh tế được thể hiện: Với một lượng kinh phí đã được xác định, khả năng bảo đảm cho công tác quân sự được đáp ứng một cách tốt nhất góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị trong từng giai đoạn nhất định.

+ Tính hiệu lực: Xem xét sự tác động của kết quả thực hiện nhiệm vụ đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Cụ thể của tính hiệu lực trong quản lý ngân sách là thoả mãn nhu cầu công tác theo nhiệm vụ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC TÁC CHIẾN – BỘ TỔNG THAM MƯU (Trang 41 - 44)