Đặc trưng của hát Xoan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát xoan ở xã hy cương, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ với vấn đề giáo dục ở trường phổ thông (Trang 27)

7. Bố cục của luận văn

1.2.3. Đặc trưng của hát Xoan

Hát Xoan Phú Thọ là di sản văn hóa thuộc loại hình diễn xướng dân gian gắn liền với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, một tín ngưỡng bắt nguồn từ tập quán thờ cúng tổ tiên của người Việt. Hát Xoan còn gọi là Khúc môn đình, là lối hát thờ thần, thường được tổ chức vào mùa xuân để đón chào năm mới. Hát Xoan khi trình diễn đầy đủ thường có có 3 chặng hát: Hát thờ - tưởng nhớ các Vua Hùng, các vị thần, những người có công với dân, với nước; hát nghi lễ - Ca ngợi thiên nhiên, con người, đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng qua 14 làn điệu khác nhau (còn gọi là quả cách); hát Hội - lối hát giao duyên, bày tỏ khát vọng cuộc sống, tình yêu nam nữ với những làn điệu

đậm chất trữ tình vui nhộn qua hình thức hát đối đáp giữa các Đào, Kép và trai gái làng sở tại... Bài bản Xoan được kết hợp hài hòa giữa thơ, nhạc và giọng điệu. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện còn lưu giữ được hơn 200 bài bản Hát Xoan tại 4 phường Xoan gốc (An Thái, Thét, Phù Đức và Kim Đái). Các làn điệu Xoan cổ đều được bắt nguồn từ những làng cổ nằm ở địa bàn trung tâm bộ Văn Lang, thời các Vua Hùng dựng nước. Hát Xoan là nghệ thuật diễn xướng với đầy đủ các dạng thức nhạc hát: hát nói, hát ngâm, hát đối và lĩnh xướng. Trong hát Xoan, múa và hát luôn đi cùng và kết hợp với nhau, dùng điệu múa để minh họa cho lời ca. “Là nghệ thuật trình diễn cộng đồng, Hát Xoan đáp ứng nhu 56 cầu giao lưu văn hóa, gắn kết cộng đồng. Khi cùng nhau trình diễn Hát Xoan, những người thực hành hát Xoan tìm thấy niềm vui trong sự hòa đồng, tôn trọng lẫn nhau và những nỗi vất vả, phiền muộn được giải tỏa”.

Xoan không chỉ là ca hát tuy ta vẫn thường gọi là hát Xoan mà còn là nhạc, là thơ, là múa. Xoan là hình thức diễn xướng dân gian tổng hợp và trong hình thức nghệ thuật đa yếu tố này, yếu tố hát vẫn là chính. Xoan có một phương thức trình diễn được hình thành từ lâu đời, đó là lề lối của hát Xoan, có thể nói lề lối là những quy chế truyền thống. Dân ca địa phương nào cũng có những lề lối của nó. Hát Xoan có các giọng lề lối mở đầu với tính chất là những bài giáo vào đám, có giọng hát thờ là hát tế lễ. Hát Xoan là hát cửa đình, hát thờ lễ cho nên không hát ngoài trời như ví hay hát Xoan. Xoan hát trong đình, trước bàn thờ lung linh đèn nến, thơm ngát hương trầm. Hát Xoan được trình diễn trong khoảng thời gian từ lúc nông thôn lên đèn cho tới sáng hôm sau qua đêm tới 3, 4 giờ sáng là tàn cuộc.

Hát Xoan là di sản văn hóa phi vật thể quý báu của vùng đất Tổ Phú Thọ nói riêng và trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung. Hát Xoan là loại hình dân ca nghi lễ, phong tục, là hình thức nghệ thuật đa yếu tố: Ca nhạc, hát, múa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng. Hát Xoan có bề dày lịch sử, có tổ chức nghệ thuật chặt chẽ, không gian văn hóa rộng lớn và sức

lan tỏa mạnh mẽ khắp cộng đồng. Với những giá trị nổi bật toàn cầu, ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali - Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan - Phú Thọ của Việt Nam đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Hát Xoan cũng như các hình thức dân ca khác là một hiện tượng của văn hoá dân gian nói chung và âm nhạc dân gian nói riêng của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Nó đã ra đời và được nuôi dưỡng trong môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường lịch sử- kinh tế xã hội nhiều nghìn năm, ít nhất là khi cộng đồng người Việt đặt chân cư trứ ở vùng đồng bằng sông Hồng. Trải qua thời đại các vua Hùng với nhà nước Văn Lang Âu Lạc, thời đại độc lập tự chủ của nhà nước Đại Việt và thời đại nhà nước phong kiến toàn thịnh dưới triều Hậu Lê cho đến khi chế độ phong kiến suy tàn ở Việt Nam, vào cuối thế kỷ XIX, Hát Xoan vẫn hiện diện qua những biến thiên của lịch sử, vẫn tồn tại trong đời sống tinh thần của dân tộc. Điều đó chứng tỏ sức sống bên trong, sự biến đổi theo hướng thích nghi để tồn tại của văn hoá dân gian Việt Nam nói chung và thể loại Hát Xoan nói riêng.

Nghệ thuật hát Xoan là nghệ thuật diễn xướng tổng hợp, hát đi đôi với múa và nhạc đỡ giọng giữ nhịp. Xoan là hát mà Xoan cũng là múa, là thơ. Chính Xoan cũng có những câu hát nói lên tính đa yếu tố của mình:

“Lấy nhạc làm thơ Trước tôi tấu thơ Sau tôi múa nhạc

Vậy có thơ hát múa rằng”…

[Tổng tập hát Xoan Phú Thọ]

Xoan không chỉ là ca hát tuy ta vẫn thường gọi là hát Xoan mà còn là nhạc, là thơ, là múa. Xoan là hình thức diễn xướng dân gian tổng hợp và trong hình thức nghệ thuật đa yếu tố này, yếu tố hát vẫn là chính. Xoan có một

phương thức trình diễn được hình thành từ lâu đời, đó là lề lối của hát Xoan, có thể nói lề lối là những quy chế truyền thống. Dân ca địa phương nào cũng có những lề lối của nó. Hát Xoan có các giọng lề lối mở đầu với tính chất là những bài giáo vào đám, có giọng hát thờ là hát tế lễ. Hát Xoan là hát cửa đình, hát thờ lễ cho nên không hát ngoài trời như ví hay hát Xoan. Xoan hát trong đình, trước bàn thờ lung linh đèn nến, thơm ngát hương trầm. Hát Xoan được trình diễn trong khoảng thời gian từ lúc nông thôn lên đèn cho tới sáng hôm sau qua đêm tới 3, 4 giờ sáng là tan cuộc.

Phong cách hát nói sự trình bày thường là: Một kép ngồi giữa cầm dùi trống vừa đánh trống vừa “Dẫn cách” còn các cô đào thì hát phụ hoạ bằng cách nhắc lại nguyên nhạc điệu của một đoạn mà người “dẫn cách” hoặc xen vào phần đệm.

Xoan là tiếng hát làng chạ, là lễ ca dâng lên thần linh những lời thành kính, đón rước thần linh về hưởng tế và phù hộ cho làng. Xoan là tiếng hát cầu chúc, khấn nguyện:

“Hộp chầu, vò nước, nén nhang

Của tôi thành kính dâng vua ngự trên linh sàng Đọc bài ca chúc tôi kêu thử

Bách bái bạn thần tất hưởng”

(Nhập tịch) Xoan là tiếng hát từ đình đám và vì làng chạ mà ra, mang khá đầy đủ những yếu tố cơ bản về ý thức hệ, đời sống tình cảm và phản ánh hiện thực lịch sử của xã hội: Xã hội của Xoan là xã hội phong kiến nông nghiệp. Đó là xã hội được tổ chức trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, phân tán, kinh tế tiểu nông và là xã hội tổ chức theo trật tự phong kiến, chi phối bởi lễ giáo phong kiến, thống trị bởi nhân sinh quan phong kiến. Cho nên hát Xoan mang đậm dấu ấn của nhân sinh quan, lễ giáo phong kiến, biểu lộ rõ nét trật tự, kỷ cương phong kiến.

1.3 Khái quát về hát Xoan ở xã Hy Cƣơng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Đến với Hy Cương chúng ta được đến với không gian văn hóa hát Xoan mang dấu ấn của thời dựng nước giữ nước Văn Lang Âu Lạc. Tuy đây không phải là làng Xoan cổ nhưng đây là nơi hiện lưu giữ những trầm tích văn hóa của một thời dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cũng như hát Xoan nơi đây có nội dung phản ánh khá nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, ngay cả những điều giản dị đời thường nhất cũng được hát Xoan nơi đây nhắc đến.

Đây là địa phương hiện có số lượng nghệ nhân nhiều nhất trong huyện Lâm Thao, Phú Thọ với 4 nghệ nhân gồm:

Stt Họ và tên Năm

sinh

Giới

tính Địa chỉ

1 Nguyễn Thị Sen 1957 Nữ Làng Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm thao, Phú Thọ

2 Nguyễn Thị Thu Hằng 1972 Nữ

Làng Cổ Tích, xã HY Cương, huyện Lâm Thao, Phú Thọ

3 Nguyễn Văn Quyết 1964 Nam Làng Máy, xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú thọ

4 Hoàng Thị Thu Uyên 1960 Nữ Làng Cổ Tích, Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ

Như vậy, các nghệ nhân hát Xoan ở xã Hy Cương đa số là nữ ở độ tuổi trung niên, chưa quá già nhưng cũng không còn trẻ. Ở độ tuổi này, có lẽ niềm say mê hát Xoan đã trở nên sâu sắc, thời gian thực hành hát Xoan cũng đủ dài, dày để tiếp tục truyền dạy cho các thế hệ sau. Khi được tác giả phỏng vấn, bà Sen chia sẻ: “Bà và các nghệ nhân ở đây bắt đầu hát Xoan từ khi lên 10 tuổi đến nay bà đã có trên 50 năm hát Xoan, bà được truyền dạy hát Xoan từ thế hệ trước và đến bà hiện tại là đời thứ năm được kế thừa hát Xoan mà cha công để lại. Các nghệ nhân ở đây sẽ hát Xoan vào dịp lễ hội và lễ hội ở đây từ tháng

Giêng cho đến hết tháng 3 âm lịch (mùa xuân) và ngày rằm, mùng một âm lịch hàng tháng, trong các dịp trọng đại như cưới hỏi. Hát Xoan được các nghệ nhân thực hiện là để gìn giữ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, mong một cuộc sống yên bình ấm no, xua tan đi mệt nhọc của lao động thường ngày, hạnh phúc lứa đôi được trọn vẹn” (Phỏng vấn ngày 18-9-2020).

Xã Hy Cương cũng là một trong những xã điển hình của trong huyện Lâm Thao là nơi tập trung đào tạo, bồi dưỡng các lớp nghệ nhân kế cận, mở các lớp Xoan trong cộng đồng, thành lập các câu lạc bộ Hát Xoan và đưa Xoan vào trường học… Đến nay, xã có 7 câu lạc bộ với trên 100 thành viên yêu thích và trình diễn Hát Xoan, các trường Tiểu học và THCS của xã đã thực hiện đưa Hát Xoan vào giảng dạy thông qua bộ môn Âm nhạc ở cấp tiểu học và Trung học cơ sở, môn Ngữ Văn ở cấp THPT. Chủ trương này đã góp phần nâng cao nhận thức, lòng tự hào, trách nhiệm của các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hát Xoan; đưa số lượng người thực hành Xoan, hiểu biết về Hát Xoan tăng lên một cách đáng kể.

Trong thời gian thực hiện luận văn, tôi đã điền dã, thu thập được từ chủ yếu từ nghệ nhân Nguyễn Thị Sen 23 bài Xoan hiện được các nghệ nhân ghi chép bằng sổ tay và thực hành hát trong các dịp lễ hội, ngày rằm, mùng một âm lịch hàng tháng, trong các dịp trọng đại như cưới hỏi trên địa bàn xã Hy Cương. Tư liệu này có thể được phân thành 3 nhóm theo nội dung phản ánh với tỉ lệ như sau:

Thứ nhất là nhóm bài hát Xoan phản ánh phong tục tín ngưỡng của người dân nơi đây gồm 17 bài chiếm 74% số lượng bài hát Xoan ở xã Hy Cương.

Thứ hai là nhóm bài hát Xoan phản ánh ước mơ, niềm lạc quan của nhân dân lao động gồm 2 bài chiếm 8,6% số lượng bài hát Xoan ở xã Hy Cương.

Thứ ba là nhóm bài hát Xoan phản ánh tính yêu lứa đôi gồm 4 bài chiếm 17,4% số lượng bài hát Xoan ở xã Hy Cương.

Hát Xoan ở xã Hy Cương nói riêng và hát Xoan Phú Thọ nói chung cũng như các hình thức dân ca khác là một hiện tượng của văn hoá dân gian nói

chung và âm nhạc dân gian nói riêng của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Nó đã ra đời và được nuôi dưỡng trong môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường lịch sử- kinh tế xã hội nhiều nghìn năm, ít nhất là khi cộng đồng người Việt đặt chân cư trú ở vùng đồng bằng sông Hồng. Trải qua thời đại các vua Hùng với nhà nước Văn Lang Âu Lạc, thời đại độc lập tự chủ của nhà nước Đại Việt và thời đại nhà nước phong kiến toàn thịnh dưới triều Hậu Lê cho đến khi chế độ phong kiến suy tàn ở Việt Nam, vào cuối thế kỷ XIX, Hát Xoan vẫn hiện diện qua những biến thiên của lịch sử, vẫn tồn tại trong đời sống tinh thần của dân tộc. Điều đó chứng tỏ sức sống bên trong, sự biến đổi theo hướng thích nghi để tồn tại của văn hoá dân gian Việt Nam nói chung và thể loại Hát Xoan nói riêng.

Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể hát Xoan là chiến lược phát triển bền vững quốc gia, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất, bằng con đường giáo dục và thông qua giáo dục, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán… của cha ông được lưu truyền, tồn tích, vận hành nối liền các thế hệ. Giáo dục giúp cho học sinh hiểu biết về giá trị di sản văn hóa , tôn trọng, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống văn hóa của dân tộc.

Giáo dục văn hóa di sản trong trường phổ thông nhằm mục đích cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn văn hoá truyền thống của thế hệ cha ông trên quê hương mình. Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng tiếp cận, khai thác tri thức và vốn văn hoá truyền thống của địa phương để tiếp thu, học hỏi, vận dụng trong hoạt động hiện tại cũng như sau này. Giáo dục truyền thống văn hoá, bồi dưỡng ý thức dân tộc, nâng cao thái độ trân trọng di sản văn hoá dân tộc và trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng và quê hương, hình thành ở học sinh tình cảm trong sáng, cao đẹp, yêu thương, gắn bó với cộng đồng. Làm phong phú nội dung giáo dục và giáo dục văn hóa thông qua văn học, góp phần giáo dục cho học sinh nhân

cách con người mới có tri thức và văn hoá, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời đại mới.

Tiểu kết

Có thể thấy, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, Phú Thọ là một vùng đất giàu bản sắc văn hóa. Trong đó, hát Xoan chính là một nét đẹp văn hóa tiêu biểu cùng tồn tại trong đời sống xã hội của người dân nơi đây. Hát Xoan ở xã Hy Cương mang một màu sắc khá đa dạng trong đời sống, mang những phong tục tín ngưỡng riêng biệt của người dân nơi đây. Đặc điểm tự nhiên, đời sống văn hóa - xã hội ở xã Hy Cương, huyện Lâm Thao chính là cái nôi nuôi dưỡng các làn điệu hát Xoan ngọt ngào, sâu lắng mang nét đặc trưng tiêu biểu cho dân ca đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam của tỉnh Phú Thọ nói chung. Trong đời sống của con người xã Hy Cương nói riêng, Phú Thọ nói chung, hát Xoan cũng là một yếu tố không thể thiếu.

Những nét khái lược về lịch sử, điều kiện tự nhiên, xã hội, đời sống văn hóa, văn học dân gian trong đó có hát Xoan ở xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ chính là những yếu tố cơ sở có vai trò quan trọng để chúng tôi tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của hát Xoan nơi đây từ góc độ văn bản nghệ thuật ngôn từ gắn với môi trường sinh hoạt dân gian ở chương tiếp theo.

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA HÁT XOAN Ở XÃ HY CƢƠNG, HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ

2.1. Nội dung của hát Xoan ở xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Hát Xoan phản ánh đời sống tín ngưỡng, phong tục của người lao động

Hát Xoan ra đời từ tín ngưỡng dân gian (tín ngưỡng thờ lúa, thờ Thành hoàng, thờ Vua, thờ Tổ tiên…) của người Việt cổ vùng Kinh đô Văn Lang. Những nội dung tín ngưỡng này được phản ánh sâu đậm trong nội dung và hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát xoan ở xã hy cương, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ với vấn đề giáo dục ở trường phổ thông (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)