Một số hạn chế trong công tác giáo dục hát Xoan cho học sinh phổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát xoan ở xã hy cương, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ với vấn đề giáo dục ở trường phổ thông (Trang 76 - 77)

7. Bố cục của luận văn

3.1. Thực trạng hoạt động giáo dục và giảng dạy hát Xoa nở huyện Lâm

3.1.3. Một số hạn chế trong công tác giáo dục hát Xoan cho học sinh phổ

thông tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Tuy địa phương và nhà trường đã khá chú trọng đến việc giáo dục hát Xoan cho học sinh nhưng thực tế cho thấy các biện pháp được đưa ra chưa thật sự hiệu quả. Hiện nay, tại xã Hy Cương có một câu CLB hát Xoan do nghệ nhân Nguyễn Thị Sen làm chủ nhiệm, có 50 thành viên, các thành viên tham gia sinh hoạt thường xuyên có 32 em, CLB hát Xoan của xã sinh hoạt vào các buổi tối thứ bảy trong tuần và nghệ nhân Nguyễn Thị Sen là người sưu tầm, truyền dạy. Theo chia sẻ của bà Lan- Hiệu trưởng trường THPT Lâm Thao thì đối tượng tham gia chủ yếu là các em ở cả ba cấp học phổ thông, điều đặc biệt là trong hoạt động này có hai em lớp 2 đang theo học, đối với các em HS trung học phổ thông, vì đây là bậc học cuối cấp nên việc tham gia sinh hoạt gặp khó khăn do phải chuẩn bị cho thi tốt nghiệp và thi Đại học. HS bậc THPT tham gia chỉ tập trung ở hai khối lớp 10 và lớp 11.

Trong CLB có những em tham gia được 3 năm nhưng khi xây dựng gia đình thì bỏ không tham gia. Vì vậy, vấn đề đặt ra là hiện tại xã đã có CLB hát Xoan, thì việc thành lập CLB hát Xoan ở trường THPT Lâm Thao có cần thiết không?

Để trả lời được câu hỏi này tôi đã tìm hiểu về các thành viên tham gia CLB hát Xoan xã, theo chia sẻ của chủ nhiệm CLB, thì từ khi thành lập đến nay thành phần tham gia chủ yếu là các em bậc học trung học phổ thông như đã nói ở trên thì các em này tham gia được hai năm, năm cuối cấp do phải chuẩn bị cho thi tốt nghiệp và thi Đại học nên không tham gia, với những em này khi tốt nghiệp cấp ba có em đi học, đi làm và cũng không tham gia nữa. Các em học trường THPT Lâm Thao tham gia có bốn em và đều là cháu của nghệ nhân. Như vậy trong CLB hát Xoan của xã thì HS trường THPT Lâm Thao tham gia rất ít, nên số lượng các em hiểu biết và hát được các làn điệu hát Xoan còn khiêm tốn. Các câu lạc bộ Xoan của trường hoạt động theo hình thức tập trung,

mỗi câu lạc bộ gồm 7-10 học sinh,và mỗi tuần sinh hoạt 1 buổi vào chủ nhật khoảng từ 4 giờ chiều trở đi. Tuy nhiên các câu lạc bộ này khi đi sinh hoạt thường không đầy đủ và hoạt động mới chỉ dừng ở mức độ hình thức chưa thật sự hiệu quả, chưa hiểu thật chi tiết về hát Xoan- loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian này.

Trong giờ dạy học Ngữ Văn có nói đến chủ đề hát Xoan thì học sinh không hào hứng và không thích hát Xoan. Bởi lẽ, ở lứa tuổi các em trong mỗi giờ Văn học địa phương các em sẽ thích nghe, thích học về các sự tích, các truyền thuyết về Vua Hùng, về cái tên làng Cổ Tích hơn theo đúng với lứa tuổi của các em. Đây là khó khăn cũng như trở ngại khi đưa hát Xoan vào giảng dạy trong bộ môn Ngữ Văn ở trường THCS Hy Cương nói riêng và các trường phổ thông trên địa bàn nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát xoan ở xã hy cương, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ với vấn đề giáo dục ở trường phổ thông (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)