Hát Xoan phản ánh ước mơ, niềm lạc quan của người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát xoan ở xã hy cương, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ với vấn đề giáo dục ở trường phổ thông (Trang 40 - 45)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Nội dung của hát Xoa nở xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

2.1.2. Hát Xoan phản ánh ước mơ, niềm lạc quan của người lao động

Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, người dân quê hát Xoan lại nô nức đón chờ làng vào hội với tiếng hát Xoan bay bổng ngọt ngào. Sau một năm lao động nhọc nhằn vất vả, người ta được đến với hội Xoan, được xem và nghe hát Xoan để quên đi mọi nỗi lo toan đời thường. Mỗi làn điệu Xoan thấm sâu vào tâm hồn, đưa người ta đến với những ước mơ bay bổng, ước mơ về một cuộc sống đủ đầy hạnh phúc. Cùng với những mơ ước lạc quan của các tầng lớp trong xã hội, hát Xoan còn đem lại một đời sống tình cảm phong phú, chân thực cho người lao động. Một bộ phận lớn của Xoan là những câu hát giao duyên nam nữ. Tình yêu trai gái của người lao động hết sức mộc mạc nhưng không kém phần tha thiết và chứa đầy tinh thần lạc quan yêu đời. Với các tiết mục chứa đầy mơ ước lạc quan và nội dung trữ tình giao duyên với niềm vui trong sáng, tính chất lãng mạn, hát Xoan thực sự đem lại cho người xem một cuộc sống tinh thần phong phú, lạc quan yêu đời. Đó cũng chính là một trong những điểm khiến Xoan đi vào lòng người và sống mãi trong cộng đồng dân tộc.

Hát Xoan là tài sản tinh thần của quần chúng nhân dân lao động, nó được bắt nguồn từ cuộc sống lao động của người nông dân và gắn liền với phong tục, tập quán của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Hát Xoan thể hiện ước

nguyện thỉnh cầu của người nông dân đối với các bậc Thánh, Thần cao siêu mà họ quan niệm rằng đó chính là các bậc cai quản, ban phát sự may mắn, phong lưu cho bàn dân thiên hạ và gắn liền với vận mệnh sống còn của họ. Hát Xoan còn là tiếng nói tình cảm thể hiện tâm tư tình cảm, nguyện vọng và ước vọng, là cầu nối cho sự đoàn kết trong cộng đồng và quan hệ trên - dưới là mối quan hệ bình đẳng, dân chủ, không phân biệt địa vị sang - hèn và giàu - nghèo. Hát Xoan Hy Cương nói riêng, hát Xoan Phú Thọ còn mang nhiều giá trị văn hoá truyền thống cổ xưa bởi yếu tố âm nhạc, điệu múa, hình thức trình diễn bao hàm ý nghĩa nhân văn, nhân bản của người nông dân vùng trung du Phú Thọ, đó là ca ngợi cuộc sống lao động đầy khó khăn vất vả thông qua các hoạt động nghề nghiệp tiêu biểu, khá điển hình của nhà nông trong lịch sử dựng nước và giữ nước như: Ngư (đánh cá); Tiều (kiếm củi ); Canh (nghề cửi canh dệt vải); Mục (chăn trâu, cắt cỏ); xe chỉ, vá may... của các thế hệ người dân Đất Tổ đã trải qua và được dân gian hoá bằng hình thức nghệ thuật truyền thống chứa đầy bản sắc văn hoá của người dân vùng trung du mà không nơi nào có được. Hát Xoan Phú Thọ còn chứa đựng nhiều giá trị nhân văn khác về tình cảm và mối quan hệ gắn bó giữa những người nông dân quanh năm “một nắng, hai sương” với thiên nhiên thông qua hình thức trình diễn hát quả cách để biểu cảm ước muốn, nguyện cầu thiên nhiên như: Tứ mùa cách; Xuân thời cách; Hạ thời cách; Thu thời cách; Đông thời cách.

Chẳng hạn trong bài Xoan sau:

Làng này đóng đám ơ cho được quan sang

Văn a thời áo đỏ ơ võ ngai vàng có sống hỡi là lâu

….………..

[“Nguyễn Thị Sen- Trong bài Đóng Đám”]

Đó là tinh thần lạc quan, có niềm tin vào cuộc sống và theo người dân nơi đây hát Xoan là một phần phản ánh tâm tư cũng như mong ước của họ về một cuộc sống yên bình, mùa màng tốt tươi, mưa thuận gió hòa. Hơn nữa họ luôn tin rằng ở hiền sẽ gặp điều lành, điều tốt và học hành thành đạt sẽ có ngày làm quan.

A á Kiều Giang Cách

Kính lại trình làng, điểm trống ra tang

Lẳng lặng mà nghe, tôi giáo Kiều Giang một cách ….

Giầu têm mà đệm vàng, cung têm mà đệm ngọc Chén nước í a vò xanh

Kén được ngày tốt í a ngày lành

[“Nguyễn Thị Sen- Trong Kiều Giang Cách”]

Hát Xoan là lễ tục của một xã hội nông nghiệp. Nội dung tín ngưỡng, ca ngợi thần linh, ước mong cuộc sống no đủ, ca ngợi thời tiết bốn mùa… Trong ca từ đều xoay quanh cây lúa - thành quả lao động sản xuất nông nghiệp của người nông dân. Các quả cách có nội dung về lao động sản xuất là sự phản ánh hiện thực xã hội đương thời; cuộc sống làm ăn, các nghề: Săn bắn, đánh cá, hái củi, làm ruộng, dệt vải, trồng bông, trồng đậu, may vá, canh cửi... Thông qua câu hát ta có thể hiểu được thực trạng nền kinh tế xã hội của một thời kỳ lịch sử nhất định.

Các quả cách có nội dung về sinh hoạt xã hội đã diễn tả thực tiễn xã hội; bởi vậy có những khuynh hướng khác nhau: Tôn thờ và tín ngưỡng (tôn thờ tự nhiên xã hội và lễ giáo phong kiến).

Các quả cách có nội dung diễn tích nghĩa có nội dung đề cập trực tiếp đến lịch sử, các câu chuyện đã qua, các sự tích về sự vật hoặc nhân vật lịch sử… Trong nội dung này Xoan ca phô diễn trực tiếp, nói thẳng về sự tích ấy mà không lồng ý kiến bình luận của người đương thời hoặc diễn không trực tiếp là nhân kể về sự tích ấy nhưng có lồng ý chủ định, chủ quan của người đương thời để giáo dục đạo lý, nhân cách cho mọi tầng lớp trong xã hội.

Các quả cách kể về lịch tiết: Tứ thời tiết lập, Xuân, Hạ, Thu, Đông về cơ bản là sản phẩm của văn chương bác học. Cảnh vật thiên nhiên 4 mùa trong con mắt kẻ sĩ (các nhà Nho) đã luôn tươi đẹp lại được thi vị hóa, được lồng với cảm xúc hoài niệm để câu hát Xoan toát lên phong độ nhàn tản. Mỗi quả cách khi diễn xướng đều

Kiều Giang cách: Là một áng thơ Nôm kể về sự tích công chúa Kiều Giang thời Hán Vũ Đế; xinh đẹp nết na, có tài ca hát. Nàng bẻ giát giường làm phách để gõ và hát theo. Tiếng hát của nàng đã làm cho vua cha khỏi bệnh, sống trường thọ, bách niên giai lão. Kiều Giang cách còn là lời cầu chúc cho Vua, cho Thần Thành hoàng làng và cho toàn dân làng xã luôn được an khang, thịnh vượng.

Vua là đại vương Chào nhà thục y Hỡi á thần nông

Có thần hà bá

[Kiều dương cách- tuyển tập hát Xoan Phú Thọ]

Tứ dân cách: Là bài hát ca ngợi 4 ngành nghề đã phát triển rất sớm ở Việt Nam; đó là Sĩ (giới chữ nghĩa học hành khoa cử); Nông (nghề làm ruộng, chăn tằm, dệt vải, đánh cá); Công (nghề đóng thuyền, làm mộc, rèn đúc công cụ sản xuất); Thương (nghề buôn bán, chợ búa, trao đổi sản vật). Thông qua đề tài này ta có thể hình dung được cuộc sống lao động với những sắc thái và dáng vẻ riêng của từng giới trong xã hội nông nghiệp. Nổi bật trong các tầng lớp ấy là kẻ sĩ. Trong gia đình và trong xã hội, kẻ sĩ luôn ở vị trí cao hơn các tầng lớp nhân dân khác.

Thuyền chèo cách: Là bài hát thể hiện ước vọng của những người làm nghề chài lưới trên các dòng sông: Sông Lô, sông Thao, sông Chảy. Họ ước ao bắt được những con cá quý như cá măng, cá vược để dâng lên thờ Vua và thờ Thành hoàng làng nhằm cầu mong Vua cùng Thần ban phúc lộc cho.

Ngư tiều canh mục cách: Là bài hát ca ngợi 4 nghề nông: Ngư (đánh cá), Tiều (kiếm củi); Canh (cày bừa, cấy hái); Mục (chăn thả gia súc). Nội dung quả cách này ca ngợi cuộc sống tự do, phóng khoáng, không gợn chút bụi trần ai của những người nông dân sống chết với ruộng đồng, núi rừng, sông suối, đầm ao. Thực tế đây là những công việc của nhà nông được cụ thể hóa bằng lời ca, khúc hát của nhân dân lao động.

Đối dẫy cách: Là điệu hát khấn nguyện, đi tìm người thương nhưng mãi không thấy người, chỉ thấy vầng trăng giống như cái lược của người con gái

thường hay cài ở đầu và chỉ thấy “Rầu rầu dõi tiếng chuông thôi; Đôi hàng nước mắt cảm ai đượm lòng”.

Chơi Dâu cách: Là điệu hát vui chơi của trai gái trong ngày hội chùa Dâu (mùng 8-4 âm lịch) rồi nhân chuyện ấy, sự tích ấy mà dạy bảo về đạo lý làm ăn cho con trai, con gái.

Tôi chào vua bà Trẩy đi ngàn ngạt Đã chật hết đường Nó hết hai hàng kiệu tán Nó hết hàng đạn hàng cung

[Chơi dâu cách- tuyển tập hát Xoan Phú Thọ]

Hát quả cách xuất hiện sớm nhất bắt nguồn từ lao động nông nghiệp hình thành, có trước cả thời Hùng Vương dựng nước. Hát quả cách đa dạng và phong phú phản ảnh trong lao động thuộc các ngành nghề khác nhau. Theo thống kê chưa đầy đủ đã có 15 quả cách, đó là: Nhàn ngân cách, tràng mai cách, xoan thời cách, mục đồng cách, đồng dẫy cách, hồi liên cách, tứ mùa cách, thuyền chèo cách, từ dân cách, chơi dân cách, kiều giang cách…

Hát Xoan Phú Thọ là một hiện tượng của văn nghệ dân gian nói chung và của người Việt ở đồng bằng, trung du Bắc bộ nói riêng, là sản phẩm văn hóa đặc sắc của người nông dân vùng đất Tổ, nó ra đời và được nuôi dưỡng trong môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội có lịch sử từ thời đại các Vua Hùng dựng nước Văn Lang, khi cộng đồng người Việt biết khẩn hoang trồng lúa nước và định cư trên đất Tổ Phong Châu thuộc vùng trung lưu châu thổ sông Hồng. Môi trường kinh tế sản sinh và nuôi dưỡng hát Xoan là nghề trồng lúa nước kết hợp với khai thác lâm sản (hái củi), săn bắn, đánh bắt cá trên hồ đầm, sông suối, khe ngòi... và canh tác trồng cây tạp giao trên đất vườn chủ yếu là cây lương thực và cây ăn quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát xoan ở xã hy cương, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ với vấn đề giáo dục ở trường phổ thông (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)