Diễn xướng hát Xoan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát xoan ở xã hy cương, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ với vấn đề giáo dục ở trường phổ thông (Trang 60 - 69)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Nghệ thuật

2.2.4. Diễn xướng hát Xoan

Môi trường, không gian diễn xướng

Có thể nói sự gắn kết giữa hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là hết sức độc đáo. Lịch sử ra đời và phát triển của hát Xoan, từ tên gọi, nguồn gốc ra đời đều gắn chặt và hòa quyện với các truyền thuyết liên quan tới thời Hùng Vương; lối trình diễn, sắp đặt các bài bản, các chặng hát cũng tuân thủ theo các nghi thức hát thờ các Vua Hùng một cách thành kính; các lời ca Xoan mang ý nghĩa chúc tụng, ca ngợi công đức các Vua Hùng xuất hiện trong nhiều bài bản Xoan, xuyên suốt từ chặng hát thờ cho đến phần hát hội. Đặc biệt, hát Xoan được thực hành trình diễn ở các di tích đình, đền, miếu thờ tự Hùng Vương. Đó chính là không gian diễn xướng - không gian văn hóa đảm bảo sức sống bền vững của di sản hát Xoan. Mối quan hệ chặt chẽ giữa hát Xoan và Tín ngưỡng Hùng Vương đã tạo nên sức sống mãnh liệt để hai di sản cùng song song tồn tại, phát triển vượt thời gian cho đến tận ngày nay. Việc ghi danh hát Xoan Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là sự khẳng định lại của quốc tế về giá trị hát Xoan và đóng góp cho sự củng cố các di sản khác, trong đó có Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

Hát Xoan gắn bó mật thiết giữa thơ ca và âm nhạc, nhịp điêu thơ và nhịp điệu nhạc, ý thơ và ý nhạc đều có sự thống nhất. Vì trước là hát tế thần, sau là hát kỹ năng hát Xoan cũng đòi hỏi những yêu cầu kỹ thuật khá cao, với 4 tiêu chí: vang, rền, nền, nảy. Như chúng ta đã biết địa điểm diễn xướng hát Xoan khởi đầu là vùng đất thiêng (bãi cỏ ở làng Phù Đức, xã Kim Đức, Việt Trì), nơi vua Hùng dạy trẻ mục đồng ca hát. Hiện nay mỗi khi mở hội hát Xoan, dân làng Phù Đức vẫn đến tế lễ ở bãi cỏ này. Về sau người ta xây miếu ở bãi cỏ (vùng đất thiêng) gọi là “Miếu Lãi Lèn” các cuộc hát Xoan vẫn được hát ở trước miếu Lãi Lèn. Khi có thiết chế đình làng địa điểm diễn xướng hát Xoan ở cửa đình. Do đó hát Xoan còn gọi là Hát Lãi Lèn, Hát Cửa Đình. Hát Xoan là sinh hoạt ca hát tập thể, người tha gia đông, hát ở không gian rộng nên tiêu chí

đầu tiên là hát phải vang. Tiêu chí hát vang trong hát Xoan không có nghĩa là gào hay thét to. Khi tuyển đào, kép phường Xoan phải chọn người có giọng khỏe và trong (không được khan), lúc hát vận dụng đẩy hơi thở làm âm thanh vang lên trong vòm họng, ở hốc mũi. Những bài Giáo trống, Giáo pháo, Thơ nhang là những bài ca khấn nguyện, hát theo kiểu hát nói. Bởi vậy độ âm vang không những để nghe rõ mà còn thể hiện sự trang trọng, thần bí của giọng hát trước khung cảnh trang nghiêm của cuộc tế lễ. Hầu hết các bài ở chặng thứ nhất (nghi thức) và chặng thứ hai (14 quả cách) đều được trình diễn theo kiểu hát nói. Những bài Hát phú, Gài hoa giai điệu mềm mại uyển chuyển, hát theo kiểu ngâm ngợi nên tiêu chí quan trọng nhất là phải rền. Theo các nghệ nhân Hát Xoan thì dền có nghĩa là âm phải liền nhau, hơi phải trường để ngâm nga những bài thơ áng văn. Trên cơ sở của hát nói, hát ngâm ngợi lấy hơi sâu hơn và không chỉ lấy hơi ngực mà còn lấy hơi ở bụng. để lượng hơi dồi dào hơn, ngâm ngơi được trường hơi. Kỹ năng hát ngâm ngợi đòi hỏi phải mềm mai thể hiện được tình cảm sâu lắng, trữ tình.

Cách thức diễn xướng

Theo nghệ nhân Sen cung cấp: “Hát Xoan có tổ chức hết sức chặt chẽ. Những người đi hát Xoan thường sống cùng chòm xóm và tổ chức thành phường. Đây là một tổ chức văn nghệ nghiệp dư của những người cùng làng, phần lớn có quan hệ họ hàng với nhau. Người đứng đầu một phường Xoan (hay họ Xoan) gọi là ông Trùm. Ông Trùm là một người có kinh nghiệm về nghề nghiệp xã giao và viết chữ để hát dẫn một số bài dài được chép bằng văn tự. Các thành viên thì gọi trai là Kép, gái là Đào. Mỗi phường Xoan có khoảng 15 đến 18 người. Nam mặc áo the, khăn xếp, quần trắng; nữ mặc áo năm thân, khăn mỏ quạ, áo cánh trắng, yếm đào, thắt lưng bao, dải yếm các màu, quần lụa, đeo xà tích. Những làng có người đi hát Xoan này nước nghĩa với phường Xoan và các phường Xoan cũng nước nghĩa với nhau. Họ coi nhau thân thiết như anh em, nhưng tuyệt đối đào kép Xoan không được lấy nam nữ thanh niên của làng nước nghĩa”.

Trong ứng xử, phường Xoan hết sức trân trọng làng kết nghĩa. Cách ứng xử này cũng được thể trong khi hát Hát đối đáp giao duyên tiêu chí hang đầu là phải nền. Theo các nghệ nhân phường Xoan thì nền có nghĩa là nền nã lịch thiệp. Nam nữ trong hát đối phải trân trọng nhau, thân ái, không đùa nghịch chòng ghẹo. Nhả chữ phải rõ ràng rành mạch nhưng phải da diết đằm thắm. Còn tiêu chí nảy trong Hát Xoan là những bài hát kèm theo múa như Giáo trống, Giáo pháo hay Đánh cá phải vừa có âm vang, vừa nảy. Vang là phải dõng dạc, nảy là mỗi câu phải dứt (ngắt).

Trong những bài trình diễn ở chặng hát hội của cuộc hát Xoan hát theo kiểu hát xướng. Hát xướng là sự tổng hợp của hái kiểu hát nói và giọng hát ngâm ngợi giống như hát khúc), lấy hơi phải nhanh hơn hát nói hát ngâm ngợi, lượng hơi phải đủ để phù hợp với nhịp độ tương đối nhanh, linh hoạt của một số bài: Bợm gái, Bỏ bộ, Xin hoa, Đố chữ…Cách mở khẩu hình trong hát Xoan là phải vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ, sử dụng môi và lưỡi linh hoạt để làm rõ chữ. Sự đa dạng của các bài, làn điệu thuộc giọng lề lối và giọng ngoài lề lối của Hát Xoan, bắt buộc đào kép phải có kỹ năng hát điêu luyện mới thực hiện được các bài bản làn điệu với nội dung và tính chất khác nhau.

Qua việc trình bày ở trên cho ta nhận định một điều là hát Xoan là hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc của người Việt ở Phú Thọ.

Hình thức diễn xướng

Hát Xoan được diễn xướng theo hình thức hát quả cách- đây là điểm đặc biệt của hát Xoan Phú Thọ nói chung và hát Xoan ở xã Hy Cương nói riêng mà không một loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian nào có hình thức này.

Có 3 hình thức diễn xướng hát Xoan: hát thờ cúng các vua Hùng và Thành hoàng làng; hát nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe; và hát lễ hội là hình thức để nam nữ giao duyên.

Phường Xoan hoạt động như một đơn vị hoạt động nghệ thuật bán chuyên nghiệp, do đó khâu tuyển chọn đào kép rất được chú trọng. Kép trong phường Xoan không những là diễn viên hát mà còn là nhạc công có tay trống

tay phách điêu luyện. Đào phường Xoan phải đảm bảo có hai tiêu chuẩn nhanh và sắc. Thiếu một trong hai tiêu chuẩn không được nhập phường. Khi đã có chồng thường các cô đào không theo chồng đi hát nữa. Ngoài khả năng bẩm sinh về thanh sắc, các cô đào được truyền kỹ năng về hát múa, được giảng dạy cặn kẽ về các điển tích, được trau dồi bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức văn học dân gian, âm nhạc dân gian và cả âm nhạc bác học.

Như một đơn vị nghệ thuật bán chuyên nghiệp, phường Xoan lưu diễn từ làng này qua làng khác, mỗi làng sở tại đều có những yêu cầu riêng. Có làng yêu cầu ngoài phần hát lề lối các cô đào cùng các chàng trai sở tại Hát Đúm giao duyên. Có làng có những tư gia mời phường Xoan đến hát tại nhà, chủ yếu là hát bài bản, làn điệu thuộc giọng ngoài như: Giọng Lý, Giọng Ru, Giọng Phú…đây là bài bản làn điệu có âm điệu, lời ca và lối hát khác với Hát Xoan. Nhất là giọng Phú, chỉ hát những điển tích của văn chương bác học: Phú Kiều, phú Lưu Bình Dương Lễ, phú Thị Kính.

Với những yêu cầu của các làng sở tại thì từ trùm Xoan đến các đào kép phải có một trình độ nhất định và khả năng văn hoá âm nhạc tương đối phong phú mới đáp ứng được yêu cầu.

Hát quả cách là chặng tiếp theo trong quá trình diễn xướng của hát Xoan, là lối hát cách hay trình diễn các quả cách. Hát quả cách là hát những bài hát chúc Vua và những bài hát kể về lịch tiết, lịch sử, nghề nghiệp của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

Chặng nghi thức: Phường Xoan thường đi hát ở các làng kết nghĩa, nên phần nghi thức ông trùm phường cùng ông chủ tế làng s tại phải đứng trước hương án của làng, chắp tay kính cẩn vái lạy các thần linh. Sau đó ông trùm phường hát những lời thỉnh mời, được xướng theo kiểu vãi tế gọi là Hát Chúc, nối tiếp bài Hát Chúc là bài Giáo Trống. Bài Giáo Trống do chú kép trẻ nhất phường với chiếc trống nhỏ đeo trước bụng vừa múa vừa nhảy dẫn, phường Xoan phụ họa phần diễn của chú kép trẻ, bốn cô đào ra trước hương án, tay nâng quạt làm điệu bộ dâng hương, chân bước lên bước xuống, hát bài Thơ

nhang, Đóng đám… Nội dung chủ yếu của những bài hát ở phần nghi thức là thỉnh mời, cầu xin các vi thần linh về dự lễ tế, che chở cho dân làng được an khang, mùa màng tươi tố thiên hạ thái bình.

+ Chặng hát các Quả cách Hát cách hay trình bày các Quả cách là lối hát các bài bản khá dài như bài văn hay bài diễn ca. Nội dung Quả cách miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông hay mô tả cuộc sống của bốn lớp người trong xã hội lúc bấy giờ: sĩ, nông, công, thương, hoặc kể lại những chuyện xưa.

Hát cách gồm 14 bài bản được gọi là Quả cách và có tên gọi và được sắp xếp trình diễn như sau:

Kiều Giang Cách. Nhàn Ngâm Cách. Tràng Mai Cách.

Ngư Tiều Canh Mục Cách. Đối Dẫy Cách Xuân Thời Cách. Hồi Liên Cách. Hạ Thời Cách. Thu Đông Cách. Đông Thời Cách. Tứ Mùa Cách. Thuyền Chèo Cách. Tứ Dân Cách. Chơi Dâu Cách.

Cấu Trúc mỗi Quả cách gồm có ba phần: mở đầu là giáo cách, phần trung tâm là đưa cách, phần kết thúc là kết cách. Về diễn xướng thì mỗi Quả cách có nhiều vẻ nhưng cơ bản là hát ngâm và hát nói. Ông trùm phường Xoan hay một kép ngồi ở giữa khoang đình vừa đánh trống phách vừa hát dẫn, các cô đào đứng sau hát phụ hoạ bằng cách hát lai nguyên một câu hay một

đoạn vừa hát, có khi chỉ là những câu đưa hơi. Để nối các Quả cách theo trình tự diễn xướng người ta thường dùng các câu láy: các bạn họ ta lấy quả làm dậm, là hỡi dậm nào dậm ấy cho qua, hoặc cách ấy cho qua, hỡi ban chèo ta giờ sang cách khác.

Gọi là “Quả cách” vì quả là một bài bản dài, một thiên, một áng văn, một chương, một diễn ca… Còn cách là một lối hát, một bài bản cụ thể. Ở chặng hát này khi hát một bài, với tên gọi - tiêu đề có thêm từ “cách” như: Kiều Giang cách; Tràng mai cách; Nhàn ngâm cách; Ngư tiều canh mục cách; Đối dẫy cách; Thuyền chèo cách; Hồi liên cách; Xoan thời cách; Hạ thời cách; Thu thời cách; Đông thời cách; Tứ thời cách; Tứ dân cách và Chơi dâu cách.

Trong hát quả cách ở cuối mỗi bài thường có lời kết như:

“Cách ấy đã qua Giở qua cách khác”

[“Quả cách- bài 1”- Văn hóa Việt Nam- Trần Văn Khê]

Trong cuộc hát tại đình làng, các quả cách có vị trí quan trọng; có lúc có nơi đã chiếm vị trí trung tâm của cuộc hát. Theo PGS, nhạc sĩ Tú Ngọc, một quả cách khi hát thường có bố cục làm 3 phần:

Giáo cách: Phần này chỉ do người dẫn cách (gọi là kép) - hát. Độ dài ngắn không nhất định (có khi chiếm 1/3, có khi chiếm 1/2 bài hát).

Đưa cách: Trong diễn xướng nhiều khi được coi là phần trọng tâm, cốt lõi của một quả cách. Ở phần này người dẫn cách hát một đoạn dài rồi các đào đứng ở phía bên hát đệm theo (phần hát của các đào được coi là hát phụ họa, có khi là lặp lại lời hát của kép dẫn cách; có khi phụ họa hát bằng lời mới).

Kết cách: Là phần kết thúc một quả cách. Phần này có khi chỉ là một câu ngắn do các đào diễn xướng. Kết cách thực chất là một bố cục rất ngắn gồm các tiếng đệm; đó là tín hiệu để báo hết một quả cách bằng một lời ca và là giai điệu dùng chung cho tất cả các quả cách, dù cho đã có câu, chữ báo hết ở cuối phần trên.

Nhóm thứ nhất là: Những quả cách kể về các nhân vật lịch sử đó là: Kiều giang cách, hội liên cách và tứ dân cách.

Nhóm thứ 2 là: Những quả cách hát chúc các bậc thánh nhân tiên đế đã được dân chúng tôn vinh là những người đem lại hạnh phúc thịnh vượng cho muôn dân, đó là: Nhàn ngân cách, trùng mai cách, thuyền chèo cách.

Nhóm thứ 3 là: Các quả cách thể hiện những cảm xúc của con người trước thiên nhiên bốn mùa xuân, hạ, thu, đông đó là: Quả cách xoan thời, quả cách hạ thời, thu thời cách, đồng thời cách.

Nhóm thứ 4 là: Những quả cách miêu tả về 4 lớp người trong xã hội nông thôn thời phong kiến thể hiện trên các nghề (dạy học, nghề nông, làm ruộng, chăn tằm, đánh cá...): Đúc đồng, đóng thuyền, làm mộc, làm rèn và nghề thương (người làm nghề buôn bán) được thể hiện các quả cách: Ngư tiểu cách, canh mục cách, tứ dân cách, để thấy sự đa dạng và phong phú của quả cách.

Hát Xoan có 3 kiểu hát: hát nói, hát ngâm ngợi, hát xướng (giống như hát ca khúc). Vì vậy giai điệu hát Xoan cũng có một số nét đặc trưng như sau:

Những bài Giáo trống, Giáo pháo, Thơ nhang hát theo kiểu hát nói. Đặc điểm của giai điệu hát nói là sự đồng nhất giữa dấu giọng của lời ca với giai điệu. Lời ca của kiểu giai đoạn hát nói thường là thơ 4 hoặc 5 chữ hoặc biến thể của của chúng. Các quãng trong kiểu giai đoạn hát nói không vượt quá quãng 8, thường là từ quãng 2 đến quãng 5. Từng từ, từng chữ trong lời ca thường chỉ ứng với một đến hai, ba nốt nhạc.Giai điệu không sử dụng nhiều nốt luyến láy. Kiểu giai điệu hát nói mộc mạc giản đơn nhưng dõng dạc, khoẻ khoắn.

Những bài Hát phú, Gài hoa theo kiểu ngâm ngợi. Đặc điểm của kiểu giai điệu hát ngâm ngợi thường mềm mại, uyển chuyển, nhịp tự do thể hiện tình cảm trữ tình sâu lắng. Dấu giọng lời ca hầu hết đồng nhất với độ cao giai điệu. Giai điệu của hát kiểu hát ngâm ngợi có nhiều nốt luyến láy hơn giai điệu của điệu hát nói.

Trang phục, đạo cụ diễn xướng

Phường Xoan có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ, có phương thức hoạt động như một đơn vị hoạt động bán chuyên nghiệp. Bởi vậy hàng năm phường Xoan thường trích một khoản thù lao thu nhập tù đi hát để mua sắm trang bi đạo cụ và nhạc cụ. Khi đi hát các cô đào thường mặc váy sồi hay quần láng đen, áo tứ thân, năm thân, (hoặc là bao xanh bao hồng), đầu vấn khăn nhung đen, hay khăn mỏ quạ. Kép và những chàng trai làng tham gia trong cuộc hát Xoan, mặc quần ống sớ màu trắng, áo the thâm dài tới đầu gối. Cổ quàng dải nhiễu điều, đầu đội khăn hay khăn xếp đen. Trong quan niệm của phường Xoan, trang phục khi đi hát phải đẹp, trang trọng không những biểu lòng tôn kính với thần linh mà còn biểu lộ sự tôn trong của mình đối với dân các làng kết nghĩa. Đây cũng là biểu hiện văn hoá ứng xử của phường Xoan.

Đạo cụ hành nghề của phường Xoan rất đơn giản, chỉ có quạt giấy với một quyển sách chép đầy đủ 14 Quả cách chép bằng chữ Nôm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát xoan ở xã hy cương, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ với vấn đề giáo dục ở trường phổ thông (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)