Kết quả khảo sát công tác giáo dục hát Xoan cho học sinh trung học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát xoan ở xã hy cương, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ với vấn đề giáo dục ở trường phổ thông (Trang 69 - 74)

7. Bố cục của luận văn

3.1. Thực trạng hoạt động giáo dục và giảng dạy hát Xoa nở huyện Lâm

3.1.1. Kết quả khảo sát công tác giáo dục hát Xoan cho học sinh trung học

phổ thông ở trường THPT Lâm Thao và trường THCS xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Tiếp tục giữ gìn, lưu truyền, phổ biến, phát huy cho thế hệ mai sau những

giá trị độc đáo mang tính xã hội, nhân văn, những phong tục, tập quán tốt đẹp về Hát Xoan gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Nâng cao nhận thức và lòng tự hào trong cộng đồng, trách nhiệm của các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa hát Xoan.

Việc đưa hát Xoan vào giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục, trải nghiệm trong và ngoài nhà trường phổ thông đã trở thành một hoạt động thường xuyên, hiệu quả, lan tỏa tới tất cả các em học sinh. Đây là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa hát Xoan của tỉnh Phú Thọ bước bảo tồn phát huy giá trị hát Xoan trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ có một trường cấp 3 đó là trường THPT Lâm Thao. Đây là một ngôi trường có chất lượng giảng dạy và học tập rất cao. Học sinh của trường đạt nhiều thành tích ở cấp thành phố và quốc gia. Tuy nhiên, trường chưa chú trọng đến các hoạt động ngoại khóa cho học sinh để nâng cao kỹ năng mềm và tạo ra một môi trường học tập năng động, tích cực và vui tươi cho các em học sinh. Trong luận văn này, chúng tôi kết hợp

tổ chức khảo sát cùng tổ Ngữ Văn của trường thực hiện vào ngày 18 tháng 6 năm 2020 trong buổi hoạt động ngoại khóa cho học sinh về hát Xoan do kết quả khảo sát nằm trong thời gian thực hiện luận văn. Số lượng học sinh mà khảo sát tiếp cận được là 60 học sinh chia đều các khối lớp 10, 11 và 12 của trường THPT Lâm Thao. Do ảnh hưởng của dịch Covid nên việc khảo sát số lượng lớn hơn là rất khó. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng một khảo sát định tính dành cho học sinh bằng cách đặt các câu hỏi phỏng vấn và ghi chép lại các phản hồi từ phía các em. Kết quả phỏng vấn thu được từ 10 học sinh là một bằng chứng và cơ sở đáng tin cậy cho các đề xuất của đề tài.

Thứ nhất, đối với câu hỏi: “Bạn đã bao giờ biểu diễn hát Xoan trong các hoạt động ngoại khóa ở trường chưa?”, câu trả lời được thể hiện qua bảng sau:

Biểu đồ 3.1: Tần suất biểu diễn hát Xoan của học sinh trường THPT Lâm Thao

Những con số trên thực sự biết nói. Kết quả trả lời câu hỏi này cho thấy sự báo động đối với vấn đề bảo tồn và lưu giữ hát Xoan trong tương lai ở huyện Lâm Thao nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung. Theo bảng, 92% tức là 55/60 học sinh được phỏng vấn cho biết, các em chưa bao giờ biểu diễn hát Xoan

Trả lời cho con số này, một học sinh lớp 11 được phỏng vấn cho biết: “Em không biết hát Xoan và cũng không thích nhà trường biểu diễn hát Xoan trong các hoạt động ngoại khóa. Lý do là vì hát Xoan là hình thức nghệ thuật dân gian, rất khó học. Ngoài ra, hát Xoan cũng khó cảm thụ và không phù hợp với không khí vui tươi, năng động của các hoạt động ngoại khóa cho học sinh. Hát Xoan phù hợp với các lễ hội và hoạt động thờ cúng hơn”. Cùng quan điểm với bạn học sinh này, đa số các em cho rằng, hát Xoan không mang tính giải trí nên không thể sử dụng để biểu diễn trong các hoạt động ngoại khóa của trường mà chỉ phù hợp biểu diễn tại các dịp lễ lớn của địa phương tại các đền chùa.

Một số rất ít còn lại cho rằng, hát Xoan là một nét văn hóa đặc trưng của địa phương tỉnh Phú Thọ nên không thể phân biệt hoạt động lễ hội ở đền chùa hay hoạt động ngoại khóa ở trường là phù hợp hơn để biểu diễn. Đây đều là những học sinh được tiếp xúc với hát Xoan từ nhỏ do có người thân, ông bà, bố mẹ hoặc cô dì chú bác tham gia các phường hát Xoan. Do đó, các em hiểu được giá trị của loại hình nghệ thuật này và sớm yêu thích, tìm hiểu.

Thứ hai, khi được hỏi: “Theo bạn, hát Xoan có mấy chặng?”, câu trả lời được thể hiện trong bảng sau:

Như vậy có thể thấy, đa phần học sinh biết về hát Xoan và lý thuyết cơ bản của hát Xoan. Khi được phỏng vấn với câu hỏi “Đã bao giờ bạn thưởng thức trọn vẹn một buổi biểu diễn hát Xoan chưa? Và cảm nhận của bạn như thế nào?”, các bạn học sinh khi đã xem trọn vẹn một buổi biểu diễn đều cho rằng nếu theo dõi cẩn thận từ đầu đến cuối sẽ thấy hát Xoan rất hay và thú vị. Mỗi bài hát đều về một nội dung riêng, thấm nhuần tinh hoa văn hóa dân tộc. Nó không chỉ thể hiện niềm lạc quan, ước thế, sinh hoạt đời sống mà còn là niềm tự hào của người dân Việt Nam nói chung và Phú Thọ nói riêng.

Tiếp theo, một câu hỏi vô cùng quan trọng được đề cập trong Bảng câu hỏi đó là “Trong các đề tài sau, đề tài nào mà bạn thích thú nhất trong hát Xoan?” đã nhận được câu trả lời như sau:

Biểu đồ 3.3: Mức độ yêu thích các đề tài trong hát Xoan

Có thể thấy, đa số học sinh yêu thích các bài hát Xoan nói về sinh hoạt đời sống của người dân Việt Nam như cày nông, sản xuất, sinh hoạt đôi lứa, yêu đương, v.v. Khi được hỏi lý do thì các bạn trả lời rằng, các bài hát Xoan về đề tài này thường có ngôn ngữ dễ hiểu hơn và giai điệu thú vị hơn các cách về sự tích hay truyền thuyết xưa. Thiên nhiên cũng là một đề tài thú vị theo quan điểm của

các bạn và nhận được nhiều sự hứng thú. Riêng với đề tài sự tích, một phần do sự không thích thú của nhiều học sinh đối với môn lịch sử nên các em thường e dè trước các thể loại giải trí, văn hóa có nội dung về đề tài này do định kiến về tính khô khan và khó nắm bắt của chúng. Đây cũng là một thực tế dễ hiểu và cần có cách thức, lộ trình đối với vấn đề này để cải thiện quan điểm của học sinh đối với hát Xoan thông qua cách tiếp cận đề tài phù hợp trước và sau.

Phỏng vấn lãnh đạo và giáo viên trường THPT Lâm Thao chúng tôi cũng thu được một số kết quả đáng kể. Bà Nguyễn Thị Thu Lan Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Hát Xoan có được nhà trường đưa vào trong công tác giảng dạy giáo dục học sinh như thành lập các câu lạc bộ, đưa vào chủ đề của hoạt động ngoại khóa trong nhà trường. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan mà hát Xoan chưa thật sự hiệu quả trong môi trường THPT Lâm Thao” (Phỏng vấn ngày 19.12.2019). Còn bà Vũ Thị Lan Anh tổ trưởng tổ Văn- Địa/ giáo viên bộ môn Ngữ Văn trong trường chia sẻ: “Hát Xoan cũng đã được đưa vào giảng dạy trong những tiết học Văn học địa phương nhưng có đến 90% các em học sinh không hào hứng cũng như không thích bộ môn nghệ thuật này, đây là khó khăn mà cả giáo viên cũng như lãnh đạo nhà trường đang gặp phải trong công tác truyền dạy hát Xoan trong nhà trường” (Phỏng vấn ngày 19. 12. 2019).

Ở trường THCS xã Hy Cương, việc dạy hát Xoan trong các tiết học Âm Nhạc Và Mỹ Thuật ở trường học đã được triển khai. Những ngày đầu đưa hát Xoan vào giảng dạy, giáo viên âm nhạc của các trường cũng gặp không ít khó khăn vì cả cô và trò đều bỡ ngỡ. Tuy nhiên, nhờ tích cực tuyên truyền và lựa chọn phương pháp dạy phù hợp bằng cách cho các em xem, nghe các băng đĩa hát Xoan, dạy những bài đơn giản, dễ nhớ trước rồi đến các bài khó nên sau một thời gian, các học sinh đã hát được nhiều bài và tỏ ra rất hứng thú với loại hình nghệ thuật này. Tuy nhiên, để hát Xoan không bị mai một và giữ được đặc trưng của nó, cần có sự đầu tư hơn nữa để các em học sinh dễ tiếp thu, học hỏi. Ngoài ra, nhà trường cần tạo điều kiện để các em được tới xem các nghệ nhân trình diễn Xoan trong không gian nghệ thuật của mình. Điều này giúp hát Xoan

giữ được bản sắc, tránh tình trạng truyền dạy một cách khô cứng. Cô giáo Tống Thị Thu Hà- giáo viên âm nhạc ở Trường THCS Hy Cương cho biết, ở trường hiện nay đã thành lập CLB hát Xoan với hơn 20 học sinh và duy trì dạy hát Xoan trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa để truyền đạt cho các em niềm yêu thích với những làn điệu Xoan, tự hào về di sản văn hóa của vùng đất Tổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hát xoan ở xã hy cương, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ với vấn đề giáo dục ở trường phổ thông (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)