4. Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài
1.2.2. Tình hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam
1.2.2.1. Quá trình phát triển hợp tác xã nông nghiệp của Việt Nam thời gian qua
Kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) là một thành phần quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần quan trọng trong phát triển văn hóa, bảo đảm an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội. Hợp tác xã ở Việt Nam đã hình thành và phát triển từ rất sớm. Trong giai đoạn 1955 - 1975 và đến trước đổi mới năm 1986, HTX được xác định là một trong hai hình thức kinh tế chính thức ở Việt Nam (bên cạnh doanh nghiệp nhà nước). Năm 1955 cả nước có 45 HTX, đến năm 1986 con số này tăng lên 73.470, trong đó có 17.022 HTX nông nghiệp, 32.034 HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 24.414 HTX khác. Trung bình trong giai đoạn này mỗi năm có thêm 2.369 HTX. Quá trình phát triển HTX trong giai đoạn này đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Bước vào thời kỳ đổi mới, từ năm 1986 đến cuối những năm 90 của thế kỷ XX, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, nhưng chủ yếu là do chuyển đổi cơ chế quản lý, thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý của hệ thống HTX, những yếu kém, khuyết tật và bất cập của mô hình cũ trong điều kiện mới, ... nên HTX đã lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc, nhiều HTX tan rã. Giai đoạn 1987 - 1996 với số lượng HTX giảm bình quân hằng năm là 5.486. Đến tháng 12-1996, cả nước còn 17.462 HTX các loại, trong đó chủ yếu là hoạt động yếu kém, chỉ tồn tại dưới hình thức.
Trong giai đoạn 1996 - 2003, với sự ra đời của Luật Hợp tác xã năm 1996 đã tạo ra động lực và sức sống mới cho HTX phát triển. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên cho quá trình đổi mới mạnh mẽ tư duy về bản chất, phương thức quản lý, tổ chức và hoạt động của HTX trong điều kiện kinh tế thị trường. Nhiều HTX kiểu cũ đã chuyển đổi và bắt đầu hồi phục, phát triển với các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi nên được đông đảo xã viên đồng tình, ủng hộ. Sau gần 6 năm thực hiện Luật, đến ngày 31-6-2003 số lượng HTX của cả nước là 14.207, trong đó có gần 5.800 HTX thành lập mới và khoảng 8.400 là các HTX chuyển đổi từ mô hình cũ sang. Nhiều HTX kiểu cũ làm ăn kém hiệu quả đã được giải thể theo Luật, vì vậy số lượng HTX trong giai đoạn này có xu hướng giảm xuống, nhưng hoạt động hiệu quả và thực chất hơn. Có thể nói việc chuyển đổi sang mô hình HTX kiểu mới và xử lý các HTX kiểu cũ yếu kém là một thành công, phản ánh kết quả tích cực trong đổi mới tư duy và hành động củng cố phát triển khu vực kinh tế này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Giai đoạn từ 2003 đến nay đánh dấu sự phục hồi và phát triển của HTX cả về chất lượng và số lượng. Năm 2003 cả nước có 14.207 HTX, đến tháng 7- 2017 có 19.884 HTX, 53 liên hiệp HTX hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực của nền kinh tế. Bình quân mỗi năm cả nước có 408 HTX tăng thêm. Sự tăng lên về mặt số lượng HTX ở giai đoạn này là kết quả của việc chuyển đổi mô hình HTX thành lập trước năm 2003 và thành lập mới trong thời gian vừa qua.
Biểu đồ 1.1: Số lượng HTX của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2017
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Các HTX tham gia ngày càng sâu rộng vào nhiều lĩnh vực kinh tế, như nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại, dịch vụ, tín dụng nhân dân, dịch vụ điện, y tế, ... Đáng chú ý là đã xuất hiện một số mô hình HTX trong các ngành, nghề mới, như HTX vệ sinh môi trường; HTX kinh doanh, khai thác và quản lý chợ. Một số HTX mới được thành lập gắn với việc đáp ứng nhu cầu kinh tế, đời sống của các giới, các nhóm đối tượng khác nhau, như HTX của phụ nữ, HTX của thanh niên hay HTX của những người tàn tật, hoặc HTX của các cựu chiến binh... Xuất hiện các mô hình HTX, liên hiệp HTX kiểu mới cung ứng nông sản an toàn, góp phần xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa, bao tiêu được một số sản phẩm cho các HTX và hộ thành viên thông qua chuỗi siêu thị. Sự hiện diện của các HTX trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã khẳng định phát triển HTX là một hình thức tổ chức kinh tế tất yếu trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Các hình thức hợp nhất, liên kết giữa các HTX phát triển mạnh trong giai đoạn từ 2003 đến nay. Hiện cả nước có 53 liên hiệp HTX, trong đó có 18
liên hiệp HTX nông nghiệp, 2 liên hiệp HTX thủy sản, 8 liên hiệp HTX giao thông vận tải, 4 liên hiệp HTX công nghiệp, 5 liên hiệp HTX xây dựng, 13 liên hiệp HTX thương mại, dịch vụ. Các liên hiệp thu hút sự tham gia của gần 1.500 HTX đơn vị thành viên. Sự liên kết và phát triển của hệ thống các liên hiệp HTX ngành, nghề với quy mô lớn hơn, mang lại hiệu quả tích cực, đặc biệt là các liên hiệp HTX gắn với phát triển chuỗi giá trị sản phẩm bền vững hoạt động có hiệu quả, do đó đã nâng cao hiệu quả hoạt động, thu nhập của các thành viên và khẳng định được vai trò HTX đối với sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước.
Hiện nay, các HTX và liên hiệp HTX của cả nước đã thu hút trên 6,2 triệu xã viên tham gia và tạo việc làm cho gần 2 triệu người lao động. Doanh thu bình quân của một HTX năm 2016 đạt 3 tỷ đồng, tăng gần 500 triệu đồng so với thời điểm năm 2012. Thu nhập bình quân của một lao động thường xuyên trong HTX tăng 10 triệu đồng, lên mức 31 triệu đồng/người/năm. Các HTX, liên hiệp HTX đã đóng góp quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, nhất là ở vùng nông thôn. Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng của khu vực HTX trong những năm gần đây bình quân đạt gần 3,5%; tỷ lệ đóng góp vào GDP của Việt Nam khoảng 5%. Ngoài ra, các HTX và liên hiệp HTX của cả nước đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội, đề cao tinh thần tương thân, tương ái, vì cộng đồng, thúc đẩy dân chủ hóa, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở; là yếu tố có ý nghĩa quyết định cho việc thành công trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Những vấn đề đặt ra đối với phát triển hợp tác xã ở nước ta hiện nay
Một là, trong những năm gần đây, HTX có xu hướng hồi phục nhưng
phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, số lượng HTX thành lập mới còn ít, phân bổ chưa đồng đều giữa các lĩnh vực và các vùng, miền; quy mô HTX nhỏ, số lượng xã viên chưa nhiều, thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, trình độ quản trị yếu, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ công nghệ lạc hậu, tính chủ động, sáng tạo của các HTX còn thấp; đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước (GDP) thấp và đang có xu hướng giảm dần trong những năm gầy đây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Hai là, nhận thức về kinh tế hợp tác và HTX của một số cán bộ, đảng viên và người dân có nơi, có thời điểm còn chưa đầy đủ, chưa có sự thống nhất, vẫn còn có tư tưởng mặc cảm đối với các HTX kiểu cũ nên chưa thấy hết vị trí, vai trò quan trọng của HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; thậm chí hiểu chưa đúng bản chất, nguyên tắc hoạt động của HTX; chưa phân biệt được sự khác nhau giữa mô hình HTX kiểu mới với mô hình HTX kiểu cũ, giữa HTX với doanh nghiệp. Một số cấp ủy đảng, chính quyền cấp xã can thiệp quá sâu vào hoạt động của các HTX nông nghiệp toàn xã, vi phạm nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của kinh tế tập thể. Bản thân những thành viên tham gia HTX cũng chưa nhận thức hết các mặt trách nhiệm xây dựng và đóng góp để HTX không ngừng lớn mạnh về kinh tế, trên cơ sở đó mới đem lại lợi ích lớn hơn cho chính mình.
Ba là, hành lang pháp lý còn bó hẹp, cơ chế chính sách phát triển HTX chưa đồng bộ, thiếu hấp dẫn. Việc ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện tổ chức lại HTX theo Luật Hợp tác xã năm 2012 cũng rất khác nhau. Sau khi Luật Hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực đến nay, các văn bản dưới Luật chậm được ban hành, thiếu đồng bộ; một số nội dung chưa được hướng dẫn gây khó khăn cho HTX trong quá trình chuyển đổi, nhất là về thủ tục đăng ký thành lập. Các nút thắt đối với sự phát triển HTX là đất đai, tiếp cận nguồn vốn tín dụng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đặc biệt là thị trường chưa có phương án giải quyết phù hợp. Các chính sách hỗ trợ tuy nhiều nhưng lại áp dụng chung cho tất cả các mô hình HTX nên gặp khó khăn trong việc triển khai thực hiện, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX.
Bốn là, quản lý nhà nước về HTX thiếu thống nhất và còn nhiều yếu kém. Bộ máy tham mưu quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương chưa được kiện toàn đúng mức và thống nhất trong việc nghiên cứu xây dựng, triển khai nghị quyết, pháp luật và chính sách của Nhà nước cũng như thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với HTX. Cán bộ quản lý nhà nước về HTX còn thiếu và yếu về chuyên môn, đa số cán bộ làm kiêm nhiệm chưa được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ, chưa thực hiện đầy đủ và tốt các nội dung quản lý nhà nước về kinh tế tập thể và HTX đã được pháp luật quy định. Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm pháp luật
trong phát triển kinh tế tập thể chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời, thiếu chế tài xử lý các trường hợp vi phạm. Điều này dẫn tới công tác quản lý nhà nước về HTX đôi khi bị buông lỏng, chưa đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước đối với phát triển HTX.
Năm là, sự liên kết, hợp tác của các HTX chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp, vai trò của liên hiệp HTX chưa được phát huy. Hoạt động của các HTX còn thiếu gắn bó với nhau, chưa có sự liên kết hệ thống chặt chẽ cả về mặt kinh tế, xã hội và tổ chức. Các hoạt động liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh doanh giữa các HTX với nhau còn ít, nội dung còn nghèo nàn. Các liên hiệp HTX nhìn chung có quy mô chưa lớn, hiệu quả chưa cao và hỗ trợ đối với các HTX thành viên còn ít.
Sáu là, chất lượng nguồn nhân lực của các HTX còn thấp, chưa đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Đa số cán bộ quản lý HTX có trình độ quản lý và chuyên môn hạn chế, chưa được đào tạo, bồi dưỡng trước khi đảm nhiệm các vị trí quản lý HTX. Tư duy sản xuất, kinh doanh chưa theo kịp với sự phát triển của cơ chế thị trường, thiếu tính nhạy bén và năng động trong tổ chức điều hành. Điều này khiến việc đổi mới tổ chức sản xuất tại nhiều HTX hết sức khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng lớn trong nền kinh tế thị trường.
Bảy là, việc chuyển đổi mô hình HTX theo luật định còn lúng túng bởi quá trình này làm thay đổi căn bản về quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối và mức vốn góp tối đa đối với các thành viên khi tham gia HTX kiểu mới. Chính vì vậy, việc chuyển đổi, đăng ký lại HTX theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 diễn ra khá chậm. Nhiều HTX mặc dù đã chuyển đổi theo Luật nhưng chưa có sự thay đổi về phương thức hoạt động, tư duy hoạt động còn nặng về hành chính, bao cấp, hiệu quả hoạt động kém [31].
1.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở một số địa phương trong nước
a. Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn
Huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) có diện tích tự nhiên 54.649,91 ha, dân số khoảng 32.000 người, gồm 5 dân tộc chính, chủ yếu là Tày, Nùng, Dao…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên những năm gần đây, Bạch Thông đã đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác xã (HTX) nông nghiệp. Huyện cơ bản ưu tiên tập trung cho các lĩnh vực chế biến, sản xuất nông nghiệp và dịch vụ thương mại. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nói về vai trò HTX nông nghiệp, ông Nông Quốc Dũng, Phó chủ tịch huyện Bạch Thông cho biết: Bạch Thông là địa phương phát triển kinh tế hợp tác xã mạnh nhất tỉnh Bắc Kạn. Trên địa bàn huyện hiện có 17 HTX nông nghiệp đang hoạt động, trong đó có 7 HTX trồng trọt, 4 HTX chăn nuôi, 1 HTX lâm nghiệp và 5 HTX tổng hợp. Hoạt động các hợp tác xã ở huyện Bạch Thông đã thể hiện vai trò trong việc liên kết các hộ dân trong sản xuất kinh doanh, sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng, được thị trường ưa chuộng và hướng đến xây dựng thương hiệu trên thị trường.
Ngoài ra, mô hình HTX nông nghiệp còn thu hút được nhiều lao động ở địa phương, đem lại thu nhập ổn định, làm thay đổi tư duy sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và góp phần giảm hộ nghèo trên địa bàn huyện xuống còn 21%. Nhờ được hỗ trợ vốn, chuyển giao khoa học – kỹ thuật, kiến thức về pháp lý, nhiều hợp tác xã từ khi chuyển sang sản xuất tập thể đã kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế, duy trì ổn định sản xuất như: HTX Đại Hà, xã Quang Thuận trồng cây ăn quả, có 20 thành viên doanh thu năm 2017 đạt trên 2 tỷ đồng; HTX Đức Mai, xã Quân Bình, chăn nuôi lợn và dịch vụ thương mại tổng hợp, gồm 14 thành viên, dự kiến tổng doanh thu năm nay sẽ được 2 tỷ đồng; HTX Thiên An, 100% là lao động nữ, tận dụng sản phẩm từ địa phương sản xuất nông sản và chuối, khoai tây, măng sấy khô, doanh thu năm vừa qua cũng đạt trên 400 triệu đồng; HTX dịch vụ nông nghiệp Hợp Giang ở xã Lục Bình vừa thành lập tháng 2/2018, có 10 thành viên tham gia trồng nấm, sản phẩm cũng đã được đưa ra thị trường…
Hiện nay, những đóng góp trong hoạt động kinh tế của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Bạch Thông là rất quan trọng, nó không chỉ thúc đẩy nền kinh tế - xã hội, mà còn giúp người lao động dần tiếp cận với phương thức sản xuất mới. Ngoài ra, còn tạo dựng tinh thần tương thân - tương ái,
đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của người dân và giảm được 2% – 2,5% tỷ lệ hộ nghèo trung bình hàng năm trên điạ bàn huyện [32].
b. Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp có hiệu quả của tỉnh Cần Thơ
Ngày 17/10/2018, tại Cần Thơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã và Hội Nông dân thành phố Cần Thơ đã tổ chức