Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, HTXNN trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 83 - 84)

4. Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài

3.3.3. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, HTXNN trên địa bàn

Văn Bàn

- Luật HTX và hệ thống pháp luật hiện hành của Nhà nước đối với các HTX cơ bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể, nòng cốt là các HTX phát triển, do đó một số HTX phát triển vươn lên kinh doanh, dịch vụ có lãi, mở thêm ngành nghề giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thành viên. Tuy nhiên, ở một số nơi việc học tập, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật về HTX đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế, do đó quá trình thực hiện ở cơ sở còn gặp nhiều khó khăn.

- Công tác kiểm tra, hướng dẫn các HTX chưa được các cấp, ngành thực hiện thường xuyên nên việc giúp các HTX thác gỡ khó khăn chưa kịp thời; công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ HTX được tỉnh quan tâm, nhưng còn ít, chất lượng đào tạo chưa cao. Việc sơ, tổng kết hàng năm để rút ra bài học kinh nghiệm về những việc làm tốt, sáng tạo và nhân điển hình thực hiện còn chậm, nhiều địa phương thực hiện.

- Bộ máy quản lý Nhà nước các cấp đối với kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Văn Bàn:

+ Đối với cấp huyện, thành phố: Hiện nay UBND huyện, thành phố đã bố trí 01 cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể và phát triển nông thôn tại Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế. Tuy các huyện, thành phố có bố trí cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, nhưng việc phân công nhiệm vụ chưa hợp lý, còn phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác (phải kiêm nhiệm thêm các lĩnh vực: Kinh tế trang trại; chính sách nông nghiệp nông thôn; bố trí sắp xếp ổn định dân cư, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn... ). Vì vậy, việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của các huyện, thành phố đối với lĩnh vực Kinh tế tập thể kém hiệu quả, không kịp thời hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các HTX để tạo điều kiện cho các HTX hoạt động có hiệu quả.

+ Đối với cấp xã: Đến nay chưa bố trí cán cán bộ thực hiện quản lý nhà nước

đối với HTX và lĩnh vực phát triển nông thôn. Vì vậy, việc quản nhà nước nước về lĩnh vực kinh tế tập thể (HTX) tại các xã hiện nay gặp rất nhiều khó khăn: Cấp uỷ, chính quyền các xã lúng túng trong công tác chỉ đạo và quản lý Nhà nước đối với HTX, chưa có biện pháp cụ thể hỗ trợ cho các hoạt động của HTX. Một số nơi

gần như bị buông lỏng sự lãnh đạo đối với sự phát triển HTX (dẫn đến một số HTX hoạt động yếu kém, thậm chí ngừng hoạt động khá lâu mà không được giải thể); Một số nơi cấp uỷ, chính quyền xã còn can thiệp sâu vào việc bố trí nhân sự, cán bộ chủ chốt (HĐQT, Ban kiểm soát) cho nên cán bộ khi được bố trí vào bộ máy quản lý HTX không biết điều hành và luôn thụ động và chờ ý kiến chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 83 - 84)