Kết quả SXNN của hợp tác xã nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 73 - 77)

4. Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài

3.2.3. Kết quả SXNN của hợp tác xã nông nghiệp

Tổng doanh thu từ các hoạt động dịch vụ của các HTX năm 2016 đạt 72.853,8 triệu đồng (giảm 6.602,3 triệu đồng so với năm 2012), sau khi trừ chi phí cho các khâu dịch vụ các HTX còn lãi là: 13.397,7 triệu đồng (tăng 6.009,5 triệu đồng so với năm 2012. Tập trung ở các khâu dịch vụ chủ yếu như sau:

Bảng 3.8. Kết quả hoạt động SXNN của các HTXNN từ năm 2016 - 2018

ĐVT: triệu đồng

Số

TT Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tỷ lệ tăng doanh thu (%) Doanh

thu Chi phí Lãi (lỗ)

Doanh

thu Chi phí Lãi (lỗ)

Doanh

thu Chi phí Lãi (lỗ) 2017/2016 2018/2017 BQC

1 Thuỷ lợi 4.881,7 4.540,0 341,7 5.516,3 5.019,9 496,5 5.990,7 5.421,6 569,1 113,0 108,6 110,8 2 Chuyển giao KHKT 120,9 114,9 6,0 132,9 125,7 7,2 230,6 212,4 18,2 109,9 173,5 138,1 3 Bảo vệ thực vật - thú y 336,7 323,6 13,1 435,8 405,3 30,5 546,9 464,9 82,0 129,4 125,5 127,4 4 Cung ứng giống,vật tư,

phân bón 8.478,6 7.690,1 788,5 11.022,2 9.942,0 1.080,2 12.455,1 11.433,7 1.021,3 130,0 113,0 121,2 5 Tiêu thụ sản phẩm 3.882,3 3.769,7 112,6 3.921,1 3.807,4 113,7 4.274,0 4.162,9 111,1 101,0 109,0 104,9 9 Chăn nuôi và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản 3.276,5 2.850,6 425,9 3.299,4 2.761,6 537,8 3.322,5 2.763,9 558,7 100,7 100,7 100,7 10 Dịch vụ khác 338,2 307,8 30,4 426,0 360,8 59,6 432,4 360,8 41,5 126,0 101,5 113,1 Tổng số 21.314,9 19.596,5 1.718,4 24.753,8 22.422,7 2.325,5 27.252,2 24.820,2 2.402,0 116,1 110,1 113,1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Qua kết quả điều tra, phỏng vấn và kết quả tổng hợp số liệu tại bảng trên, ta thấy: Việc mở rộng các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ bằng các biện pháp như: Củng cố lại các đội chuyên khâu, rà soát các định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá dịch vụ, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ thì việc quản lý dịch vụ chặt chẽ hơn tiết kiệm được chi phí. Năm 2016 tổng lãi của các HTX đạt 1,7 tỷ đồng, trong đó: Số HTX kinh doanh có lãi đạt 100% (Lãi bình quân 01 HTX 132 triệu đồng); Năm 2017 doanh thu tăng 16,1% so với năm 2016, năm 2018 doanh thu tăng 10,1% so với năm 2017, nguyên nhân tốc độ doanh thu giảm là năm 2018 có 6 HTX mới hoạt động đạt hiệu quả kém hơn, tốc độ phát triển doanh thu bình quân trong 3 năm tăng 13,1%/năm và kéo theo mức lãi bình quân ở mỗi HTX giảm chỉ đạt 126 triệu đồng. Cụ thể đối với từng dịch vụ như sau:

* Đối với Dịch vụ thuỷ lợi: Toàn huyện có 10/20 HTX thực hiện dịch vụ thuỷ lợi, đây là khâu dịch vụ bắt buộc đối với các HTX có công trình thuỷ lợi phải tổ chức thực hiện theo Quyết định số 142/QĐ-UB ngày 19/01/1996 (Nay là Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND, ngày 01/11/2013) vì vậy UBND các xã đã thành lập Ban quản lý CTTL để quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn. Năm 2018 tổng thu từ dịch vụ thủy lợi đạt 6 tỷ đồng, tăng bình quân trong 3 năm là 10,8%/năm (Trong đó từ nguồn thủy lợi phí được cấp bù 27.648,3 triệu đồng; từ nguồn thủy lợi phí nội đồng 1.235,5 triệu đồng). Từ nguồn thủy lợi phí được cấp bù và từ nguồn thu từ thủy lợi nội đồng đã góp phần tạo nguồn kinh phí cho các HTXNN, các Ban quản lý công trình thuỷ lợi có kinh phí để chủ động trong việc đầu tư, tu sửa, duy tu bảo dưỡng, nâng cấp các công trình thuỷ lợi và kiên cố hoá hệ thống kênh mương nội đồng.

* Đối với dịch vụ chuyển giao khoa học kỹ thuật: Toàn tỉnh có 10/20 HTX thực hiện được khâu dịch vụ chuyển giao Khoa học kỹ thuật. Tổng thu từ dịch vụ này năm 2016 đạt 121 triệu đồng, năm 2018 doanh thu đạt 133 triệu đồng, tăng 9,9% so với năm 2016, nguyên nhân tăng là số lượng HTX tăng nên làm cho doanh thu tăng; năm 2016 doanh thu đạt là 231 triệu đồng, tăng 73,5% so với năm 2015 và bình quân tăng 38,1%/năm đây là mục tăng nhiều nhất của HTX, nguyên nhân tăng mạnh là một số HTX đã chú trọng vào việc chuyển giao khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Các HTX phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố, các công ty giống tổ chức tập triển khai các mô hình thí điểm và huấn kỹ thuật cho hộ thành viên trước thời vụ gieo trồng và đăng ký giống lúa lai, ngô lai; giống rau trồng vụ đông trên đất 02 vụ lúa phục vụ cho sản xuất;

từ đó đã khuyến khích các hộ nông dân, thành viên HTX tổ chức thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

* Đối với dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y: Có 10/20 HTX thực hiện được khâu bảo vệ thực vật, thú y. Tổng thu từ dịch vụ năm 2016 đạt 337 triệu đồng; năm 2017 doanh thu đạt 436 triệu đồng, tăng 29,4% so với năm 2016; năm 2018 doanh thu đạt 547 triệu đồng tăng 25,5% so với năm 2017, bình quân trong 3 năm doanh thu tăng 27,4% /năm đây là hạng mục tăng đứng thứ 2 sau chuyển giao khoa học công nghệ, tuy nhiên là tỷ lệ doanh thu của 2 hạng mục này không nhiều. Nhìn chung khâu dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y hoạt động của đa số HTX còn hạn chế, các HTX tiếp nhận và thông báo tình hình sâu bệnh cho các hộ thành viên, phối hợp với cán bộ khuyến nông xã, Trung Tâm dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn hộ thành viên các biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Các HTX kết hợp với hệ thống thú y cơ sở để tổ chức tiêm phòng cho trâu bò, lợn cho hộ thành viên theo định kỳ, tuy nhiên số HTX thực hiện khâu dịch vụ này có hiệu quả chưa nhiều.

* Đối với dịch vụ cung ứng giống, vật tư nông lâm nghiệp: Có 13/20 HTX thực hiện được khâu dịch vụ này. Tổng thu từ dịch vụ năm 2016 đạt 8,5 tỷ đồng; năm 2017 doanh thu đạt trên 11 triệu đồng tăng 30% so với năm 2016; năm 2018 tổng doanh thu đạt 12,45 tỷ đồng tăng 13% so với năm 2017, nguyên nhân tỷ lệ tăng giảm hơn so với năm 2017 là năm 2018 có tăng thêm 3 HTX mới nên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp giống vật tư chưa có nhiều uy tín và kinh nghiệm.

Các HTX chủ yếu là làm đại lý với công ty Giống - Vật tư NLN Lào Cai và phối hợp với cán bộ khuyến nông cụm, khuyến nông xã, cán bộ thôn bản tổ chức việc đăng ký và cung ứng giống lúa lai, ngô lai, phân hoá học cho hộ thành viên, đảm bảo cho việc cung ứng đầy đủ cả về số lượng, chất lượng kịp thời vụ; ngoài ra một số HTX có vốn tự tổ chức mua trực tiếp với nhà máy về cung ứng cho thành viên hoặc cho vay cuối vụ thanh toán.

* Đối với dịch vụ tiêu thụ sản phẩm: Có 10/30 HTX thực hiện dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Tổng thu từ dịch vụ 4,274 tỷ đồng, bình quân 3 năm tăng 4,9%/năm và đây là hạng mục có tỷ lệ chiếm thứ 2 sau hạng mục cung ứng vật tư, giống .... Theo kết quả khảo sát, phỏng vấn khâu dịch vụ này đã mang lại lợi nhuận lớn cho các HTX.

* Đối với dịch vụ chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản: Có 2/20 HTX thực hiện khâu dịch vụ này, đây là khâu dịch vụ chăn nuôi, đánh bắt cá trên ao hồ; 2 HTX thực hiện chăn nuôi cá trên các công trình thủy lợi và thực hiện chăn nuôi gia súc, gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

cầm. Các HTX tổ chức được dịch vụ này là những HTX có vốn tự có và vốn góp của các thành viên cao, bên cạnh đó cán bộ HTX năng động, được cấp uỷ, chính quyền địa phương đồng tình ủng hộ. Tổng doanh thu từ dịch vụ này năm 2016 đạt 3,28 tỷ đồng, năm 2018 doanh thu đạt 3,3 tỷ đồng tăng 0,7% so với năm 2016, nguyên nhân là gần cuối 2017 giá lợn bị rớt thấp; năm 2018 tăng 0,7% so với năm 2017 năm này giá lợn ở mức thấp kỉ lục nhưng vẫn được thu lợi từ dịch vụ và nuôi thủy sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)