Quan điểm, định hướng phát triển HTXNN trên địa bàn huyện Văn Bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 87)

4. Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài

3.4.1. Quan điểm, định hướng phát triển HTXNN trên địa bàn huyện Văn Bàn

3.4.1. Quan điểm, định hướng phát triển HTXNN trên địa bàn huyện Văn Bàn giai đoạn 2020 -2025 giai đoạn 2020 -2025

3.4.1.1. Quan điểm phát triển HTX NN huyện Văn Bàn

- Phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng mà nòng cốt là các HTX phải đảm bảo chất lượng trên cơ sở nhu cầu đích thực và hiệu quả, theo nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện của các thành viên, “Trình độ sản xuất tới đâu thì mô hình tổ chức

sản xuất tương ứng tới đó”, không có sự áp đặt của các cơ quan nhà nước, không đặt

chỉ tiêu phát triển số lượng HTX, không gò ép, miễn cưỡng trong phát triển kinh tế tập thể, nhà nước chỉ tạo môi trường và hỗ trợ để tự thân các HTX phát triển.

- Chuẩn hóa toàn bộ hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh theo đúng chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Các HTX hoạt động trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã; bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, tự chủ trong SXNN, tự làm, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình theo quy định của pháp luật.

- Tiếp tục củng cố, đổi mới HTX cả về tổ chức, quản lý và hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới, tạo ra động lực mới trong từng HTX. HTX nông nghiệp không chỉ là tổ chức kinh tế hợp tác tự nguyện mà còn là đơn vị kinh tế hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Đổi mới tổ chức quản lý HTX theo hướng chuyển mạnh hoạt động sang hạch toán kinh doanh với hai mục tiêu đem lại lợi ích cho thành viên (thúc đẩy kinh tế hộ phát triển) và không ngừng tích luỹ cho kinh tế tập thể.

3.4.1.2. Định hướng phát triển HTX NN huyện Văn Bàn

- Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hạ giá thành và nâng cao chất lượng của các dịch vụ HTX cung cấp cho thành viên; mở rộng loại hình dịch vụ tín dụng nội bộ, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đời sống... mà thành viên và cộng đồng có nhu cầu.

- Thành lập mới các HTX theo mô hình kinh doanh đa ngành, vừa làm dịch vụ phục vụ hoạt động kinh tế thành viên, vừa phát triển chế biến, sản xuất tiểu thủ

công nghiệp, các hoạt động tín dụng, thương mại và dịch vụ đời sống thành viên mà nhu cầu chung của thành viên đặt ra.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các HTX mở rộng quy mô SXNN, liên kết, hợp nhất, sáp nhập thành các HTX có quy mô lớn hơn theo hướng mở rộng các dịch vụ phục vụ đa dạng trong nông nghiệp: chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ thực vật, thú y; cung ứng vật tư, phân bón, thức ăn, sản xuất và cung ứng giống cây trồng, vật nuôi; tiêu thụ sản phẩm; chế biến nông sản; cung ứng dịch vụ thuỷ lợi, cung cấp nước sạch nông thôn, máy nông nghiệp...

- Xây dựng và phát triển mô hình các HTX lâm nghiệp trồng rừng kinh tế gắn với chế biến, tiêu thụ lâm sản hàng hoá; HTX nuôi trồng thuỷ sản gắn với tổ chức tiêu thụ sản phẩm...

3.4.2. Mục tiêu phát triển phát triển HTX NN huyện Văn Bàn giai đoạn đến năm 2025

a. Mục tiêu chung

- Thực hiện củng cố, đổi mới các HTX thuộc lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện để hoạt động có hiệu quả, đạt tiêu chí bình quân là 17,8 tiêu chí/xã thuộc Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới ban hành theo Quyết định số 491/QĐ- TTg ngày 16/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện chuyển đổi và hoạt động theo Luật HTX số 23/2012/QH13 đối với 100% số HTX trên địa bàn tỉnh để hoạt động SXNN có hiệu quả theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã đã được UBND cấp huyện phê duyệt; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý kinh tế, kỹ thuật để chuẩn hóa cán bộ quản lý hợp tác xã; hoàn thành việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử đất cho các HTX theo đúng quy định của pháp luật để phục vụ hoạt động SXNN.

- Đưa kinh tế tập thể khu vực nông thôn cùng kinh tế của các thành viên HTX đóng góp ngày càng cao trong tỷ trọng cơ cấu kinh tế của tỉnh; góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên và cộng đồng dân cư nông thôn.

b. Mục tiêu cụ thể

*) Giai đoạn 2019 - 2022

- Thực hiện củng cố, chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2017 đối với 20 HTXNN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Phấn đấu đến hết năm 2022, có ít nhất 17 HTXNN hoạt động có hiệu quả, đạt chuẩn nông thôn mới (theo tiêu chí số 13, Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới).

*) Giai đoạn 2023-2025

- Tiếp tục thực hiện củng cố, đổi mới hoạt động có hiệu quả, đạt chuẩn nông thôn mới đối với 4 HTXNN còn lại.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và điều hành HTXNN, đảm bảo cho 100% cán bộ HTX quản lý HTX được qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý; tỷ lệ cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo trình độ Đại học, Cao đẳng đạt khoảng 60% và trình độ khác 40%.

- Phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hình thành hệ thống các HTX liên kết với các doanh nghiệp trong cung cấp dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân trong các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo chuỗi giá trị. Đưa tỷ lệ nông sản tiêu thụ thông qua hợp đồng từ 30-40% hiện nay đạt 60-70% năm 2025.

3.4.3. Các giải pháp triển HTXNN trên địa bàn huyện Văn Bàn giai đoạn 2020 - 2025

3.4.3.1. Tổ chức triển khai Luật HTX và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã

- Tiếp tục triển khai việc phổ biến, tuyên truyền Luật HTX và các Nghị định của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật HTX một cách sâu rộng đến tất cả cán bộ từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã và các hợp tác xã, xã viên; những đối tượng muốn tham gia HTX và thành lập hợp tác xã.

- Biên tập, in ấn phát hành tài liệu dưới nhiều hình thức khác nhau về nội dung cơ bản của Luật Hợp tác xã, các Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật HTX, các thủ tục cần thiết về thành lập và tổ chức hoạt động của các HTX.

- Khảo sát, đánh giá hiện trạng tại 100% số HTXNN và các mô hình liên kết đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách để nhân rộng và phát triển Kinh tế hợp tác như: Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn huyện Văn Bàn; Chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Bàn giai đoạn 2017 - 2020;

- Ban hành văn bản và hướng dẫn các HTX tự rà soát, đánh giá, đối chiếu các nội dung theo Luật HTX năm 2017, tổ chức đăng ký chuyển đổi các HTX đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển sang hoạt động theo Luật HTX năm 2017 trước 01/7/2016 theo quy định. Tập trung củng cố các HTX hoạt động tốt, khá; tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ, hỗ trợ các HTX trong việc thu mua, chế biến nông sản,

tìm kiếm thị trường tiêu thụ; xây dựng một số mô hình HTX hoạt động có hiệu quả để học tập kinh nghiệm nhân ra diện rộng; Xử lý dứt điểm các HTXNN yếu kém, hoạt động hình thức, thua lỗ kéo dài theo hướng: Tuyên bố phá sản, giải thể tự nguyện theo quy định của pháp luật hoặc chuyển sang hoạt động theo loại hình tổ hợp tác, doanh nghiệp khác.

3.4.3.2. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển Hợp tác xã nông nghiệp

a) Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực:

- Thực hiện tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý HTX những kiến thức về quản lý, kỹ thuật, cập nhật những chính sách và những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, tiếp cận thị trường. Hướng dẫn xây dựng, phê duyệt và triển khai các dự án sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho các HTXNN.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật cho thành viên làm chuyên môn kỹ thuật của HTX như: Về xây dựng, cơ khí, khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật, thuỷ lợi ...

- Đào tạo nghề cho thành viên HTX nhằm phát triển sản xuất ngành nghề cho hợp tác xã, nhằm phát huy tiềm năng về nguyên liệu sẵn có ở địa phương như nghề mây tre đan, gỗ thủ công mỹ nghệ, chiếu tre, mành cọ .

b) Chính sách về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường:

- Phối hợp với các huyện, thành phố tiến hành khảo sát, tư vấn cho các HTX NN xây dựng nhãn hiệu hàng hóa; xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở; đăng ký mã vạch sản phẩm đối với những sản phẩm hàng hóa có lợi thế cạnh tranh, bền vững để góp phần thực hiện đề án tái cơ cấu của ngành nông nghiệp và PTNT. Cụ thể:

+ Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, nhãn hiệu hàng hóa, quảng bá thương hiệu đối với sản phẩm Cá Hồi Khau Co của HTXNN Hải Sơn, xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn.

- Tiếp tục nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin về thị trường trên địa bàn, thị trường trong và ngoài nước. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để giúp các HTX nông nghiệp có thể có được thông tin cần thiết và kịp thời về thị trường, về giá cả, về cung cầu, chất lượng, mẫu mã, chủng loại sản phẩm và cơ hội để quảng bá sản phẩm.

- Hàng tháng tổng hợp thông tin giá cả, thị trường hàng hóa một số mặt hàng nông sản trong và ngoài huyện hàng tháng gửi đăng trên Website phòng Nông nghiệp và PTNT, các báo, đài truyền hình, sàn giao dịch điện tử Lào Cai, Sàn giao dịch rau quả, cửa hàng bán, các siêu trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Nâng cao chất lượng cổng thông tin KT - XH của tỉnh (Website) để công khai hóa các thông tin về kinh tế, chương trình, kế hoạch liên quan đến hoạt động của HTX nông nghiệp.

- Khuyến khích các mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp với các HTX nông nghiệp để cung ứng nguyên vật liệu, làm đại lý phân phối sản phẩm... nhằm vừa bảo đảm thị trường, vừa tạo điều kiện thuận lợi để chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý từ doanh nghiệp cho HTX nông nghiệp.

c) Chính sách về hỗ trợ ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới:

- Xây dựng một số mô hình kinh tế hợp tác các loại hình trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, thủy lợi, tổng hợp...và liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản phù hợp với điều kiện thực tế cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển KTHT ở cơ sở (1- 2 mô hình/năm).

- Hỗ trợ các HTX ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ mới vào sản xuất, nhất là công nghệ sinh học về giống mới, bảo quản, chế biến nông lâm sản, sản xuất sản phẩm từ khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. - Hỗ trợ kinh phí cho các HTX trong việc tổ chức tập huấn cho thành viên tiếp thu khoa học công nghệ mới thuộc Chương trình xây dựng các mô hình khuyến nông, khuyến công, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển sản xuất.

d) Chính sách về Tài chính - Tín dụng:

- Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển HTX để hỗ trợ thành lập các HTX mới, các HTX mở rộng phát triển ngành nghề và các HTX liên doanh, liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu từ nguồn nguyên liệu tại địa phương.

- Phối hợp với các tổ chức tín dụng tập huấn, hướng dẫn các HTX xây dựng dự án, hồ sơ xin vay vốn ưu đãi theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về về Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Thông tư số 08/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Thông tư số 13/2014/TT-NHNN ngày 18/4/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thông tư số 89/2014/TT-BTC ngày 07/7/2014 của Bộ Tài chính; Quyết định số 529/QĐ-NHNo-HSX ngày 06/6/2014 của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam về việc ban hành Quy định cho vay về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ trong hệ thống Agribank.

- Phối hợp với chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh triển khai, quán triệt Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Tăng cường hướng dẫn, tạo điều kiện, khuyến khích và hỗ trợ các HTX nông nghiệp phát triển dịch vụ tín dụng nội bộ. Đề nghị nghiên cứu sửa đổi bổ xung Thông tư 06/2004/TT-NHNN và Thông tư 04/2007/TT-NHNN theo hướng cho phép các HTX mở rộng giới hạn huy động tiền tiết kiệm nhàn rỗi của xã viên lên gấp 2 lần vốn điều lệ của HTX nông nghiệp (thay vì bằng 30% vốn điều lệ bằng tiền). Không hạn chế việc HTX sử dụng nguồn vốn tự có của HTX cho dịch vụ tín dụng nội bộ.

đ) Chính sách Ưu đãi thuế: Cần có hướng dẫn cụ thể thực hiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với HTX nông nghiệp như quy định tại Luật Đất đai ngày 29/11/2013, Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước theo hướng để những dịch vụ như: dịch vụ thuỷ lợi, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ khuyến nông và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, tiêu thụ sản phẩm… không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

e) Chính sách về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng:

- Tăng cường hơn nữa việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn và trên địa bàn tỉnh như: Quy hoạch, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn năm 2030, bao gồm: Hệ thống đường giao thông chính, liên huyện, thị, liên xã; hệ thống điện, cung cấp điện; hệ thống thông tin liên lạc; hệ thống cung cấp nước sạch sinh hoạt và hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn. Các hệ thống này phải được xây dựng một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy mô của từng vùng, từng địa bàn.

- Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ HTX nông nghiệp chưa có trụ sở làm việc được Nhà nước hỗ trợ về trụ sở thông qua việc được thuê đất từ quỹ đất công ích do UBND cấp xã quản lý và được miễn tiền thuê đất hoặc được Nhà nước hỗ trợ một lần để HTX mua hoặc thuê nhà để làm trụ sở;

- Tăng cường hơn nữa việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn và trên địa bàn tỉnh như: Quy hoạch, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn năm 2030, bao gồm: Hệ thống đường giao thông chính, liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)