Đánh giá chung về tình hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 84 - 87)

4. Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài

3.3.4. Đánh giá chung về tình hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp

a. Về ưu điểm

Qua phân tích trên cho chúng ta thấy Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về kinh tế tập thể đã đi vào cuộc sống. Với những tác động tích cực từ quá trình tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết và Luật HTX 2003, 2012. Trong 10 năm qua, khu vực kinh tế tập thể, nòng cốt là HTX trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực, cụ thể:

- Các HTX cũ cơ bản đã được chuyển đổi theo Luật hợp tác xã, đến 31/12/2012 toàn huyện có 13 HTX (chiếm 100% số HTX toàn huyện) đã thực hiện Đăng ký kinh doanh theo Luật HTX năm 2003; đến 31/12/2018 có 20 HTXNN là 100% HTXNN toàn huyễn đã thực hiện chuyển đổi theo Luật HTX năm 2017; HTX yếu kém, tồn tại hình thức đã được giải thể thành lập lại; nhiều HTX mới được thành lập và những mô hình HTX mới được hình thành.

- Công tác đào đào, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ luôn được ngành Nông nghiệp và PTNT quan tâm chỉ đạo. Đến nay cán bộ HTX có trình độ Đại học Đại học: 88 người, chiếm 10,7%; trình độ Cao đẳng: 23 người, chiếm 2,8%; trình độ Trung cấp: 298 người, chiếm 36,2%; Số cán bộ qua lớp tập huấn, bồi dưỡng: 414 người, chiếm 50,3%; Số cán bộ chưa qua đào tạo, bồi dưỡng giảm còn 25 người, chiếm 3,1%.

- Các HTX (chuyển đổi cũng như thành lập mới) được củng về tổ chức quản lý, về năng lực hoạt động, về trách nhiệm giữa thành viên với HTX, từng bước khắc phục tình trạng hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài. Các HTXNN đã tham gia chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và tổ chức các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống của các thành viên. Hoạt động của nhiều HTX được đổi mới, thiết thực gắn với lợi ích của thành viên, hiện nay đã tập hợp được trên 1.070 hộ nông dân tham gia HTX, tạo động lực thúc đẩy kinh tế hộ thành viên phát triển thông qua các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, kinh doanh; huy động các nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, đồng thời góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Quy mô HTX nhỏ, năng lực tổ chức quản lý SXNN, dịch vụ của cán bộ HTX yếu, chưa chủ động đầu tư mở rộng hoạt động SXKD, còn trông chờ sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng, chưa đa dạng hoá các hoạt động nhất là khâu chế biến sau thu hoạch để nâng giá trị sản phẩm.

- Số HTX có góp vốn, góp sức còn ít, hoạt động của HTX còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu về sản xuất, đời sống của thành viên và cộng đồng; thiếu vốn hoạt động, thiếu cơ sở vật chất làm dịch vụ; trình độ, năng lực điều hành cán bộ HTX nhiều hạn chế, chưa bám sát yêu cầu cơ chế thị trường; còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, không tâm huyết với công việc.

- Tình trạng không rõ ràng về thành viên và quyền sở hữu tài sản còn khá phổ biến; quy mô sản xuất nhỏ, thiếu vốn, năng lực nội tại yếu kém; lợi ích các mặt trong sản xuất, đời sống mang lại cho thành viên chưa nhiều, các khâu dịch vụ thiết yếu nhất là các hộ có nhu cầu như tổ chức tiêu thụ sản phẩm, bảo quản chế biến nông sản thực phẩm, cung cấp tín dụng… hầu hết các HTX chưa làm được.

c. Nguyên nhân tồn tại

- Trong quá trình chuyển đổi HTX còn những hạn chế, nhiều nơi mới chỉ làm được khâu pháp lý (Tiến hành tổ chức được Đại hội, thay đổi nhân sự, tổ chức phân định tài sản vốn quỹ). Nhưng sau khi củng cố chưa đẩy mạnh được các hoạt động đa dạng, thiết thực cho hộ thành viên, vì đây là một kết quả rất quan trọng, tạo tiền đề cho quá trình củng cố, đổi mới, phát triển HTX trong những năm tiếp theo.

- Cán bộ quản lý HTX thường xuyên thay đổi; Năng lực, trình độ cán bộ HTX hạn chế, cán bộ quản lý HTX không nhiệt tình, không hoàn thành nhiệm vụ nhưng chưa kịp thời thay thế; nhận thức của một số cán bộ về vị trí, vai trò của HTX đối với phát triển kinh tế tập thể còn hạn chế. Cán bộ HTX chưa được coi là một nghề nên chưa tạo được sự gắn bó lâu dài với hoạt động của HTX.

- Hầu hết số thành viên của các HTX chuyển đổi khi tham gia HTX không có đơn gia nhập HTX, khoảng 95% số HTX thành viên không góp vốn. Đến nay, nhiều nơi, việc kết nạp thành viên mới vẫn tiến hành không đúng theo quy định của Luật Hợp tác xã; Tình trạng thành viên cả làng, cả xã còn khá phổ biến. Vì vậy dẫn đến thành viên không ý thức đầy đủ được quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong HTX.

- Sự phân công, phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể ở các huyện, thành phố trong việc hướng dẫn, hỗ trợ HTX chưa đồng bộ, thống nhất; cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước đối với kinh tế HTX thuộc Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, thành phố biên chế ít và thay đổi thường xuyên, còn phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nên chưa giành thời gian để kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động đối

với các HTX; Công tác chỉ đạo, đôn đốc các HTX yếu kém củng cố, đổi mới chưa kiên quyết, dứt điểm, còn lúng túng, vai trò quản lý Nhà nước đối với HTX còn hạn chế, chưa có biện pháp cụ thể hỗ trợ cho các hoạt động của HTX.

- Những cơ sở pháp lý để các HTX nông nghiệp đổi mới và phát triển theo Luật HTX chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ: Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật HTX ban hành chậm và chưa đầy đủ để đảm bảo thực hiện ở địa phương, việc hướng dẫn trình tự, thủ tục tổ chức lại HTX chưa có; còn thiếu những cơ chế, chính sách mang tính đột phá để hỗ trợ mạnh mẽ và thiết thực cho HTX nông nghiệp. Cụ thể, sau Luật HTX 2012 ra đời, Chính phủ đã có Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 hướng dẫn thi hành Luật HTX áp dụng cho các HTX nói chung; nhưng khi áp dụng vào HTX nông nghiệp không phù hợp, các HTX nông nghiệp khó tiếp cận được với cơ chế, chính sách quy định trong Luật HTX do HTX nông nghiệp có tính đặc thù khác với các HTX ở lĩnh vực khác, như: Loại hình khác nhau, thành viên khác nhau, nội dung và phương thức hoạt động khác nhau. Chính vì vậy sau hơn 02 năm ban hành Luật HTX tình trạng các HTX hoạt động có nhiều lúng túng, kém hiệu quả chưa được cải thiện.

d. Bài học kinh nghiệm

- Phải có đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước đồng bộ từ tỉnh đến huyện, xã để thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra; có trách nhiệm hỗ trợ HTX về pháp lý, tôn trọng quyền độc lập, tự chủ trong mọi hoạt động của HTX nông nghiệp, không can thiệp hành chính vào HTX khi HTX thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật

- HTX được thành lập phải xuất phát từ nhu cầu của hộ nông dân. HTX trước hết phải hướng vào giải quyết các nhu cầu của các thành viên, sau đó có thể làm dịch vụ cho bên ngoài HTX để thu lợi nhuận, tăng thu nhập. Có như vậy mới bảo đảm tính bền vững của HTX.

- Việc tuyên truyền và triển khai thực hiện đường lối "đổi mới" kinh tế tập thể phải đồng bộ, thống nhất, thường xuyên bám sát tình hình, điều chỉnh và ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế ở nông thôn cùng với việc quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ HTX.

- Coi trọng công tác xây dựng, tổng kết, đánh giá các mô hình, đúc rút các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn, nhân rộng mô hình là khâu then chốt để phát triển HTX.

- Các HTX phải biết phát huy nội lực là chính, tranh thủ sự hỗ trợ tối đa của Nhà nước từ các chủ trương, cơ chế chính sách của Nhà nước để đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa và hiệu quả hoạt động SXNN. HTX phải có hội đồng quản trị là những người có uy tín vạch ra kế hoạch hoạt động và quyết sách những vấn đề lớn theo quy định của Luật, Điều lệ của HTX; Hội đồng quản trị HTX có thể thuê

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

giám đốc hoặc Chủ nhiệm HTX là người giỏi kinh doanh để điều hành hoạt động thường nhật của HTX và chịu trách nhiệm về kết quả điều hành.Vì thực tế cho thấy, nơi nào cán bộ quản lý HTX giỏi, tâm huyết, nơi đó HTX hoạt động có hiệu quả và các thành viên gắn bó với HTX hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)