Kết quả triển khai các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 79 - 83)

4. Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài

3.3.2. Kết quả triển khai các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác

xã trên địa bàn

a) Về chính sách đất đai:

Hiện nay phần lớn các HTX trên địa bàn huyện Văn Bàn còn thiếu đất để xây dựng trụ sở; làm nhà kho, sân phơi và mở rộng phát triển SXNN, dịch vụ. Cụ thể, qua kết quả điều tra, khảo sát, tính đến ngày 31/12/2018 toàn huyện có 20 HTXNN, chiếm 42,5% đang được sử dụng đất làm trụ sở làm việc với tổng diện tích 76.852m2, trong đó: Diện tích đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 20.855m2/10 HTX, chiếm gần 49,3% trên tổng số HTX đang được sử dụng đất làm trụ sở; Diện tích đang được sử dụng làm trụ sở nhưng chưa được cấp quyền sử dụng đất với diện tích 35.000m2/10 HTX, chiếm 50,7% trên tổng số HTX đang có đất để làm trụ sở.

Việc lập thủ tục xin giao đất, thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các HTXNN sản còn chậm và gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do nhiều HTX đã được quy hoạch giao đất nhưng không có kinh phí để giải phóng mặt bằng, lập thủ tục, hồ sơ xin giao đất, cấp quyền sử dụng đất; một số HTX chưa thực sự

quan tâm đến việc làm các thủ tục cần thiết để được cấp quyền sử dụng đất. Năm 2013 thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TU ngày 14/3/2013 của Ban Thường vụ huyện ủy về tăng cường lãnh đạo công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sở Nông nghiệp & PTNT đã phối hợp với Sở Tài Nguyên & Môi trường có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các HTX đang sử dụng đất trên địa bàn lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên cho đến nay số HTX thực hiện tự kê khai, lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới chỉ được 16 HTX.

b) Về chính sách hỗ trợ về thuế, tài chính - tín dụng:

Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế cho HTX từ năm 2016 đến nay Cục thuế tỉnh đã thực hiện kịp thời triển khai các chính sách ưu đãi thuế, miễn giảm thuế cho các HTX theo quy định. Kết quả đã thực hiện miễn, giảm thuế cho 14 HTX là 225 triệu đồng (trong đó: Thuế thu nhập doanh nghiệp miễn, giảm 110 triệu đồng; tiền thuê đất được miễn, giảm 915 triệu đồng). Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX có phương án SXNN có khả thi, đáp ứng đầy đủ các điều kiện được vay vốn của ngân hàng. Theo kết quả điều tra hợp tác xã, tính đến 31/12/2018, có 20 HTX được tiếp cận, hỗ trợ về tín dụng với số tiền được vay là 141.316 triệu đồng, chiếm 3,4% tổng nguồn vốn hoạt động của HTX, tăng khá so với năm 2016 (3.354 triệu đồng).

Tuy nhiên, số tiền vay và số HTX được vay vốn từ ngân hàng còn rất ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của các HTX (Một số HTX vay chủ yếu là nguồn vốn vay từ trái phiếu Chính phủ để xây dựng kênh mương và các công trình thủy lợi...); Hiện nay huyện Văn Bàn chưa thành lập quỹ hỗ trợ phát triển HTX và hầu hết các HTX rất khó vay vốn từ các tổ chức tín dụng do không có tài sản thế chấp; các ngân hàng chính sách và ngân hàng nông nghiệp mới chỉ cho một số ít HTX vay vốn với số lượng vốn vay hạn chế. Mặt khác, cơ sở vật chất, quy mô hoạt động và chất lượng nguồn nhân lực của HTX còn hạn chế đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và hấp thụ nguồn vốn vay ngân hàng. Nợ xấu của HTX tuy đã giảm, nhưng vẫn ở mức cao và tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro tín dụng.

c) Về chính sách hỗ trợ thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã:

Công tác đào đào, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ được ngành Nông nghiệp và PTNT quan tâm chỉ đạo và giao cho Chi cục Phát triển nông thôn thực hiện. Từ năm 2016-2018 đã hướng dẫn thành lập mới 6 Hợp tác xã; tổ chức 16 lớp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho 86 cán bộ quản lý HTX tham gia, tổng kinh phí thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

hiện 755,706 triệu đồng. Tuy nhiên việc tổ chức tập huấn cho cán bộ HTX của huyện mang tính đại trà, chưa sâu, thiếu đa dạng về chương trình; mới chỉ đào tạo bồi dưỡng theo chỉ tiêu mà chưa chú trọng đến chất lượng và phương pháp giảng dạy. Mặt khác, nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX chưa được cân đối theo đúng kế hoạch và thiếu tập trung. Tỷ lệ cán bộ HTX chưa qua đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu mới còn lớn (50,3%), lại biến động thường xuyên do sự bố trí, sắp xếp, luôn chuyển cán bộ HTX sang chính quyền xã.

d) Chính sách hỗ trợ về khoa học - công nghệ:

Thực hiện chính sách hỗ trợ về khoa học - công nghệ, một số Sở, ban, ngành của tỉnh đã bố trí một phần kinh phí từ chương trình khuyến công, khuyến nông, từ Quỹ khoa học công nghệ cho nghiên cứu, triển khai các đề tài, dự án hỗ trợ HTX đưa giống mới, công nghệ sinh học, bảo quản và chế biến nông sản; xây dựng mô hình trình diễn tại HTX; hỗ trợ HTX ứng dụng sản xuất rau an toàn, hoa... Kinh phí từ Chương tình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới cũng được một số địa phương triển khai đối với HTX như hỗ trợ xây dựng mô hình HTX thu gom và xử lý rác thải, dịch vụ nước sạch nông thôn...

Tuy nhiên, hỗ trợ không đáng kể và số HTX được hỗ trợ rất ít so với các

thành phần kinh tế khác, phổ biến thông tin khoa học công nghệ đến các HTX còn hạn chế. Chủ trương khuyến khích các cơ quan nghiên cứu khoa học liên kết với các HTX, chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ mới cho các HTX chưa được hướng dẫn và tổ chức triển khai. Tiếp cận Quỹ khuyến công, khuyến nông của các HTX rất khó khăn.

đ) Chính sách hỗ trợ tiếp thị và mở rộng thị trường:

Từ năm 2016 đến nay Sở Nông nghiệp và PTNT đã hỗ trợ, hướng dẫn các HTX, tổ chức cá nhân xây dựng được 3 nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa; Phối hợp với Sàn giao dịch rau quả Hà Nội duy trì công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của các Hợp tác xã, Tổ hợp tác của tỉnh; tư vấn, hỗ trợ kinh phí mở các điểm bán hàng để giới thiệu và quảng bá sản phẩm trên địa bàn thành phố Lào Cai và các tỉnh lân cận (tại các khách sạn, cửa hàng..); Hỗ trợ các HTX tham gia 09 gian hàng trưng bày, triển lãm, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm gạo, măng, nấm, hồng không hạt... và các sản phẩm hàng hóa nông sản khác trên địa bàn huyện Văn Bàn tại các Hội chợ trong và ngoài tỉnh …; tổng hợp, biên tập,in 30.000 bản tin thị trường chuỗi giá trị như: gạo, măng, nấm, lạc, rong riềng, trâu, lợn, cá.. và phát tại các điểm bán sản phẩm, các địa điểm phục vụ cho việc quảng bá, tham gia hội chợ; Cung cấp thông tin thị

trường của các sản phẩm hàng hóa dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp trên Website Sở Nông nghiệp và PTNT... Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ đến với HTX hiệu quả chưa cao, số HTX liên kết được với doanh nghiệp chưa nhiều, các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm của HTX chưa được triển khai mạnh mẽ như doanh nghiệp. Nguyên nhân do các HTX chưa chủ động tham gia liên kết với các doanh nghiệp, mặt khác do nguồn lực có hạn, nhiều HTX không đáp ứng được các tiêu chí để tham gia trực tiếp vào các Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

e) Chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng:

Đối với chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đối với các HTX nông nghiệpđược huyện Văn Bàn rất quan tâm và tạo điều kiện cho các HTX được tham gia các chương trình, dự án đầu tư phát triển hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện nước, chợ nông thôn. Qua kết quả khảo sát tại 20 HTXNN thì có đến hơn 95% số HTX được tham gia vào việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng tại địa phương. Tuy nhiên do trình độ cán bộ quản lý HTX còn hạn chế nên khi được tham gia thực hiện thì hiệu quả chưa cao.

f) Chính sách về bảo hiểm đối với HTX:

Việc thực hiện chế độ bảo hiểm đối với HTX đã được tỉnh uỷ, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo do đó chỉ sau 15 năm (năm 2003) triển thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, Nghị quyết số 08-NQ về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thế đã có 20 HTXNN đóng bảo hiểm xã hội cho cán bộ, người lao động thường xuyên làm việc cho HTX. Đến ngày 31/12/2018 toàn tỉnh có 100% HTX tham gia đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động, việc thực hiện đóng BHXH cho người lao động của các HTX đã tạo động lực cho cán bộ, người lao động gắn bó với HTX, góp phần củng cố, ổn định tổ chức, cán bộ trong hợp tác xã.

Nhìn chung, cho đến nay việc thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với HTX trong thời gian qua của tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, các quy định chính sách hiện hành tính chất hỗ trợ còn thấp, chính sách đến được với HTX còn ít. Nguyên nhân của tình hình này là do việc cụ thể hoá, hướng dẫn triển khai các chính sách còn chậm, thiếu đồng bộ, hầu hết các chính sách mới được cụ thể hoá trong từ năm 2005, 2006 và đang trong quá trình triển khai; một số các chính sách chưa phù hợp, tính khả thi chưa cao; tổ chức triển khai chính sách ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

các cấp chưa được quan tâm, đặc biệt là công tác thông tin, hướng dẫn giải quyết các chính sách ở cấp chính quyền địa phương và cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)