4. Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
- Số liệu thứ cấp là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài, được công bố chính thức ở các cấp, các ngành. Thông tin số liệu chủ yếu là các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
- Các số liệu thứ cấp chủ yếu từ các nguồn, các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến HTX, thông qua các tài liệu đã được công bố như: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai; số liệu báo cáo của các tổ chức trong và ngoài nước; UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành, tài liệu các trang Website trên internet, các báo cáo nghiên cứu khoa học, chuyên đề, tạp trí, các văn bản pháp luật và tài liệu khác… để làm tài liệu.
- Để thu nhập số liệu thứ cấp, tác giả điều tra thông qua hệ thống sổ sách, chứng từ, báo cáo đã được công bố, tham khảo ý kiến chuyên gia. Nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn và thực trạng về phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.
2.3.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp
- Số liệu sơ cấp là số liệu chưa được công bố, tính toán chính thức, phản ánh kết quả hoạt động của các HTX, các nhân tố ảnh hưởng và các vấn đề khác có liên quan.
- Số liệu thu thập từ các HTX nông nghiệp trong huyện.
- Để thu thập được số liệu sơ cấp, tác giả sử dụng các phương pháp:
+ Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp và gửi phiếu điều tra đến từng HTXNN thông qua các buổi bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ quản lý HTX (Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát HXT) do Chi cục phát triển nông thôn tổ chức. Mẫu phiếu điều tra được thiết kế phù hợp với mục đích và nội dung nghiên cứu.
+ Phương pháp quan sát thực tế: Là phương pháp quan trọng, liên quan đến cách giải thích chính xác các kết quả nghiên cứu.
+ Thu nhập thông tin sơ cấp qua việc điều tra trực tiếp và gián tiếp thông qua các phiếu điều tra, khảo sát gửi cho 100% số HTX nông nghiệp ở huyện.