Tắc ĐMP diện rộng cấp tính:

Một phần của tài liệu Thực hành bệnh tim mạch part 9 pps (Trang 28 - 30)

I. Sinh lý bệnh

2.Tắc ĐMP diện rộng cấp tính:

Nếu tắc cấp tính trên 50% diện mạch phổi thì biểu hiện chủ yếu lμhội chứng tâm phế cấp kết hợp với trụy mạch, tụt huyết áp. Th−ờng gặp nhất lμ dấu hiệu khó thở đột ngột, nhịp tim nhanh (> 100 chu kỳ/phút) vμ triệu chứng suy thất phải (TM cổ nổi căng, thất phải đập mạnh, nhịp ngựa phi bờ trái x−ơng ức, T2 tách đôi rộng hoặc mạnh lên, thổi tâm thu do hở van ba lá, gan to).

Nặng hơn nữa lμ biểu hiện trụy mạch: mạch nhanh nhỏ, trống ngực, tụt huyết áp, vã mồ hôi, đầu chi lạnh, tím tái, ngất/thỉu hoặc lú lẫn... Gần 22% số bệnh nhân tắc mạch phổi diện rộng có đau ngực trái giống NMCT. Thất phải giãn căng, áp lực thất phải vμ ALĐMP tâm thu tăng, song ít khi >55 mmHg; áp lực nhĩ phải vμ cuối tâm tr−ơng thất phải tăng (≈15-20mmHg), chỉ số tim vμ huyết áp động mạch giảm, sức cản ngoại vi tăng. Một số tr−ờng hợp áp lực mao mạch phổi bít bình th−ờng, nhất lμ khi thể tích buồng thất trái nhỏ (do mất t−ơng quan giữa áp lực vμ thể tích thất trái khi vách liên thất bị đẩy sang trái). Triệu chứng sẽ đầy đủ nếu biểu hiện ≤ 24 giờ kể từ khi khởi phát, song ít khi đầy đủ nếu xuất hiện sau 24 giờ.

Trụy mạch, tụt huyết áp (sốc) khi huyết áp tâm thu động mạch ≤ 90 mmHg vμ/hoặc phải dùng thuốc vận mạch. Sốc ở bệnh nhân tắc mạch phổi cấp tính (mất cân bằng giữa các cơ chế bù trừ duy trì huyết áp vμ/hoặc t−ới máu mô của cơ thể) lμ hậu quả của tắc mạch phổi diện rộng ở bệnh nhân không có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc tắc diện nhỏ hơn ở bệnh nhân có tiền sử COPD. Tỷ lệ tử vong tăng thêm 3 đến 7 lần nếu có sốc tim (22-40%), đa phần tử vong ngay trong giờ đầu. Tuy nhiên đa số (97%) tr−ờng hợp tắc mạch phổi diện rộng lại không có sốc trên lâm sμng. Nếu không có sốc thì tỷ lệ tử vong t−ơng đ−ơng giữa tắc mạch phổi diện rộng vμ diện nhỏ hơn (0-8%). Các rối loạn huyết động khác bao gồm tụt huyết áp không cần dùng vận mạch; thỉu/ngất (do phối hợp giữa giảm ôxy máu vμ tụt huyết áp, chiếm tới 13%), rối loạn nhịp vμ dẫn truyền, ngừng tim (chủ yếu do phân ly điện cơ) hoặc tử vong. Các rối loạn nμy chiếm khoảng 10% (thậm chí cao hơn) tổng số tr−ờng hợp tắc mạch phổi nói chung, trong khi tỷ lệ nμy tăng cao ở nhóm nặng có suy tim phải cấp hoặc tăng áp lực động mạch phổi: tỷ lệ ngừng tim chiếm tới 18-29%,

sốc phải dùng vận mạch lμ 10% (theo các nghiên cứu UPET, UPSET, ICOPER, PIOPED, MAPPET).

Một phần của tài liệu Thực hành bệnh tim mạch part 9 pps (Trang 28 - 30)