Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phẫu thuật nội soi ngược dòng tán sỏi với nguồn năng lượng laser holmium tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên​ (Trang 68 - 71)

4.1.1. Tuổi

Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 47,5 ± 13,1 tuổi (thấp nhất là 19 tuổi và cao nhất là 79 tuổi). Bệnh nhân trong độ tuổi từ 30 đến 70 tuổi của nghiên cứu này có 152 BN chiếm tỷ lệ 69,7%. Theo nghiên cứu của tác giả Dƣơng Văn Trung (2004) nghiên cứu trên 1519 BN có tuổi trung bình là 44,3 tuổi [45].

4.1.2. Giới tính

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 137 BN là nam chiếm 62,8%, 81 bệnh nhân là nữ chiếm 37,2% (bảng 3.1), tỷ lệ nam/nữ là 1,69/1. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi tƣơng đồng với kết quả của tác giả Nguyễn Huy Hoàng (2013) [28] và Y. El Harrech (2014) [51].

4.1.3. Tiền sử mắc bệnh

Nghiên cứu ghi nhận có 24 BN có tiền sử sỏi niệu niệu quản cùng bên phẫu thuật (11%). Trong đó số bệnh nhân có tiền sử mổ mở 7/24 BN, chiếm 3,2%, có 10/24 BN có tiền sử NSNDTS niệu quản chiếm 5%, có 2/24 BN có tiền sử tán sỏi ngoài cơ thể chiếm 0,9% và 5/24 BN có sỏi niêu quản đã đƣợc điểu trị nội khoa 2,3% (biểu đồ 3.1). Nhƣ vậy sỏi niệu quản lần này do tái phát sỏi hoặc do sót sỏi của lần can thiệp trƣớc. Điều này càng cho thấy ƣu điểm của NSNDTS là ít xâm lấn, nhất là trên các bệnh nhân đƣợc phẫu thuật nhiều lần [23].

Trong một số trƣờng hợp sau tán sỏi ngoài cơ thể tạo thành các mảnh soi nhỏ hơn, các mảnh sỏi có đƣờng kính nhỏ có thể ra ngoài theo dòng nƣớc tiểu, còn các mảnh lớn không ra ngoài đƣợc dừng lại có thể thành chuỗi ở niệu quản, gây tắc niệu quản. NSNDTS là phƣơng tiện tốt để giải quyết các trƣờng hợp này [10], [17].

4.1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu

4.1.4.1. Lý do vào viện

Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số bệnh nhân vào viện với biểu hiện của cơn đau quặn thận điển hình hoặc không điển hình. Trong đó bệnh nhân vào viện với lý do đau thắt lƣng với biểu hiện của cơn đau quặn thận có 152 BN (69,7%), 40 BN (18,3%) vào viện vì đau tức âm ỉ vùng thắt lƣng, tiểu dắt có 4 bệnh nhân (1,8%), tiểu máu có 8 bệnh nhân ( 3,5%) (biểu đồ 3.2) . Đau thắt lƣng là một triệu chứng thƣờng gặp trên bệnh nhân có sỏi niệu quản. Triệu chứng này cho thấy sỏi niệu quản gây tắc nghẽn và ảnh hƣởng nhanh đến thận [25].

Theo nghiên cứu của tác giả Vũ Hồng Thịnh và cộng sự, 100% bệnh nhân nhập viện vì đau thắt lƣng [44].

4.1.4.2. Đặc điểm cận lâm sàng

* Xét nghiệm nước tiểu trước mổ.

100% bệnh nhân có sỏi niệu quản đều làm xét nghiệm nƣớc tiểu 10 thông số trƣớc mổ. Có 134 trƣờng hợp có hồng cầu niệu dƣơng tính (61,5%), 115 trƣờng hợp có bạch cầu niệu dƣơng tính (52,8%) và 10 trƣờng hợp nitrit dƣơng tính (4,6%) (bảng 3.2). Theo Dƣơng Văn Trung 64,4% có hồng cầu niệu, 51,0% có bạch cầu niệu [45].

Tuy nhiên các bệnh nhân không đƣợc nuôi cấy nƣớc tiểu làm kháng sinh đồ, đây là một hạn chế của đề tài. Tất cả những bệnh nhân bạch cầu trong nƣớc tiểu, nitrit dƣơng tính, chúng tôi dùng kháng sinh 5-7 ngày trƣớc khi tiến hành tán sỏi.

* Vị trí và kích thước của sỏi niệu quản

X-Quang hệ tiết niệu không chuẩn bị : giúp đánh giá vị trí, số lƣợng và tính chất viên sỏi. Siêu âm giúp đánh giá kích thƣớc, mức độ giãn thận.

Vị trí: có 98 trƣờng hợp bên phải (45%), 120 trƣờng hợp bên trái

Bệnh nhân sỏi niệu quản 1/3 trên là 114 BN (52,3%), sỏi niệu quản 1/3 giữa 29 BN (13,3%), vị trí 1/3 dƣới 75 bệnh BN (34,4%) (bảng 3.3). Kết quả này cũng cũng tƣơng đồng với kết quả của tác giả Nguyễn Huy Hoàng (2013) [29], tác giả Vũ Hồng Thịnh (2005) [44].

Kích thước sỏi: kích thƣớc trung bình của sỏi là 12±3,6 mm. Tuy nhiên

trong nghiên cứu có 33/218 BN (15,1%) không thấy hình ảnh của sỏi trên siêu âm và không đo đƣợc kích thƣớc của sỏi, các bệnh nhân này trên phim UIV có hình ảnh của sỏi cản quang nên đã đƣợc chỉ định NSNDTS (bảng 3.4). Theo tác giả Nguyễn Huy Hòang (2013) kích thƣớc sỏi trung bình của bệnh nhân là 12 ± 4,6 mm [29], tác giả Trần Quốc Hòa (2013) tán sỏi có kích thƣớc trung bình 12,1± 3,3 mm [28].

* Đặc điểm thận và niệu quản trên siêu âm.

Thận không giãn trên siêu âm có 18 BN (8,3%), có 132 BN (60,6%) thận giãn độ I, có 41 BN (18,8%) bệnh nhân giãn độ II, có 27 BN (12,3%) thận giãn độ III (bảng 3.4). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Quốc Hòa (2013) tỉ lệ thận giãn độ I chiếm 67%, độ II chiếm 27% [28]. Sỏi niệu quản gây tắc nghẽn làm giãn thận và giãn niệu quản đến vị trí có sỏi, nhu động của đƣờng tiết niệu trên viên sỏi giảm đáng kể, niệu quản ở giai đoạn mất bù, thành niệu quản giãn, lớp cơ niệu quản kém [25].

* Mức độ ngấm thuốc của thận trên cắt lớp vi tính và UIV

Tất cả các bệnh nhân đều đƣợc chụp x quang hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch (UIV) để xác định sự hiện diện của hai thận, đánh giá chức năng thận, xác định vị trí của sỏi và đánh giá tình trạng lƣu thông của đƣờng tiết niệu.

Đối với các trƣờng hợp bệnh nhân siêu âm vá chụp UIV có giãn thận nhƣng không rõ hình ảnh sỏi thì đƣợc chụp cắt lớp vi tính để xác định các hình ảnh của sỏi niệu quản, vị trí và mức độ ảnh hƣởng của nó lên thận.

Đa số bệnh nhân nghiên cứu thận đều ngấm thuốc tốt: 183/218 BN (83,9%), thận ngấm thuốc trung bình là 18/218 BN (8,3%), còn lại là thận ngấm thuốc kém 17/218 BN (7,8%) (biểu đồ 3.4).

Theo các nghiên cứu trên thế giới thấy rằng kích thƣớc sỏi càng lớn sẽ làm tăng khả năng gây bít tắc và tăng mức độ giãn (ứ nƣớc) của thận, sẽ làm chức năng thận bị ảnh hƣởng nhiều hơn [62].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phẫu thuật nội soi ngược dòng tán sỏi với nguồn năng lượng laser holmium tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên​ (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)