Tình hình nghiên cứu điều trị sỏi niệuquản bằng NSNDTS trên thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phẫu thuật nội soi ngược dòng tán sỏi với nguồn năng lượng laser holmium tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên​ (Trang 33 - 36)

giới và Việt Nam

* Trên thế giới: NSNDTS có một vị trí quan trọng trong điều trị sỏi niệu quản, việc sử dụng máy nội soi ống mềm có đƣờng kính nhỏ giảm tỷ lệ biến chứng và tăng tỷ lệ thành công.

Với các dụng cụ tán sỏi và lấy sỏi ít gây sang chấn cho niêm mạc niệu quản ngày càng đƣợc đƣa vào sử dụng rộng rãi. Các viên sỏi to hơn và ở cao hơn có thể đƣợc tán dễ dàng. Hơn nữa với việc các nguồn năng lƣợng khác nhau lần lƣợt ra đời, bổ xung cho nhau làm cho phƣơng pháp NSNDTS ngày càng hoàn thiện và phổ biến trong điều trị sỏi niệu quản.

Một số năng lƣợng dùng trong NSNDTS ở niệu quản gồm có thủy điện lực, siêu âm, Laser Holmium, xung hơi. NSNDTS ở niệu quản bằng thủy điện lực với một lực tƣơng đƣơng 120V, tạo ra một quả cầu trên viên sỏi, quả cầu này xẹp lại sinh ra một sóng chấn động làm vỡ viên sỏi, khi tán sỏi cần chú ý cần tránh cho đầu cần tán sỏi chạm vào niêm mạc và đầu máy soi. NSNDTS bằng siêu âm là quá trình biến đổi năng lƣợng điện thành sóng siêu âm với tần số 25000 Hz. Cần tán sỏi hoạt động và rung với tần số cao, năng lƣợng sinh ra có hiệu quả tán sỏi. NSNDTS bằng xung hơi, đầu cần tán nối trực tiếp với bộ phận điều khiển có chứa viên bi nhỏ bằng kim loại, khi máy hoạt động, khí nén đẩy viên bi đập vào đầu cần tán với áp lực bằng 3 atmosphere và tần số 12 Hz.

Va chạm này sinh ra năng lƣợng, cho đến khi năng lƣợng này vƣợt quá sức căng bề mặt viên sỏi làm viên sỏi vỡ.

Lần đầu tiên thành công sử dụng nguồn năng lƣợng Laser Holmium 70W để phá sỏi bàng quang là loại phát xung liên tục. Nhƣợc điểm khi tán sỏi bằng nguồn năng lƣợng Laser Holmium là có thể tạo bọt khí trên bề mặt sỏi gây giảm hiệu quả phá sỏi. Điều này đƣợc khắc phục bằng cách sử dụng nguồn phát Laser Holmium theo nhịp dài để các viên sỏi hấp thu hết năng lƣợng phát ra, làm tăng hiệu quả phá sỏi [38].

Hiện nay nguồn Laser Holmium đƣợc sử dụng rộng rãi trong niệu khoa do có nhiều ƣu điểm. Laser Holmium phát xung theo từng nhịp, giúp cho viên sỏi hấp thụ hết năng lƣợng phát ra, đồng thời công năng lƣợng máy cao giúp cắt đốt cầm máu nếu phải cắt qua các mô [8]. Mặt khác có thể điều chỉnh đƣợc nhịp phát xung và năng lƣợng tối đa do máy phát ra cho phù hợp với từng trƣờng hợp, giúp tán sỏi hiệu quả mà không ảnh hƣởng đến niệu quản. Mục đích của NSNDTS là tạo ra các mảnh sỏi vụn có kích thƣớc dƣới 2mm vì với kích thƣớc lớn hơn 4mm khó có khả năng tự ra ngoài và có tỷ lệ khá cao NSNDTS lần hai, cho nên phải gắp ra bằng pince hoặc bằng rọ.

Theo tác giả Pawan Kumar (2005) nghiên cứu 208 bệnh nhân đƣợc NSNDTS bằng Laser Holmium điều trị sỏi niệu quản: tỉ lệ thành công đạt 92,7%, đặt stent niệu quản 90% trƣờng hợp [67].

Tác giả Salman Ahmed Tipu (2007) và cộng sự đã nghiên cứu 100 bệnh nhân tán sỏi bằng Laser Holmium và xung hơi thu đƣợc kết quả: tỉ lệ thành công của nhóm tán sỏi bằng Laser Holmium đạt 92%, nhóm tán bằng xung hơi đạt 82%. 10% số bệnh nhân sau tán sỏi Laser Holmium đặt stent JJ, trong khi ở nhóm xung hơi là 26% [68].

Tác giả Ekrem Akdeniz (2014) so sánh hiệu quả hai phƣơng pháp tán sỏi niệu quản bằng xung hơi và Laser Holmium có kết quả: thành công nhóm xung hơi là

89,9%, nhóm Laser Holmium là 87,9%. Không có sự khác biệt về thời gian phẫu thuật cũng nhƣ tỉ lệ đặt stent niệu quản sau tán sỏi [50].

* Tại Việt Nam

NSNDTS bằng Laser Holmium bắt đầu triển khai tại Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ XX. Từ đó tới nay, NSNDTS bằng Laser Holmium ngày càng phát triển và có vai trò rất quan trọng trong điều trị sỏi niệu quản.

Tác giả Vũ Hồng Thịnh Và Cộng Sự (2005) hồi cứu 150 trƣờng hợp đƣợc tán sỏi niệu quản 1/3 dƣơi qua nội soi tại bệnh viện Đại Học Y Dƣợc thành phố Hồ Chí Minh từ !0/2002 đến 10/2004, kết quả tốt 116 trƣờng hợp (77,34%), trung bình 29 trƣờng hợp (19,33%), xấu 4 trƣờng hợp sỏi chạy lên thận (2,26%), 1 trƣờng hợp thủng niệu quản chuyển mổ mở(0,67%) [44].

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Quang và Vũ Đình Khoa (2003) qua 50 trƣờng hợp NSNDTS ở niệu quản tán sỏi bằng Laser Holmium tại khoa Niệu Bệnh Viện Hoàn Mỹ, tán hết sỏi 48 trƣờng hợp, 2 trƣờng hợp còn mảnh sỏi vụn, thời gian nằm viện trung bình 2,36 ± 0,85 ngày [36].

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Đức từ 2006 – 2007, trên 40 bệnh nhân tán sỏi niệu quản 1/3 trên bằng Laser Holmium tại Bệnh viện đại học Y Dƣợc thành phố Hồ Chí Minh: tỉ lệ thành công 95%, tỉ lệ sạch sỏi sau 1 tháng kiểm tra là 92,5% [19].

Tác giả Nguyễn Công Bình (2013) nghiên cứu 144 trƣờng hợp NSNDTS với máy tán Laser Holmium và xung hơi từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013 tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng: tỉ lệ thành công với tán sỏi Laser Holmium là 96,42%, với tán sỏi xung hơi là 91,67% [4].

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phẫu thuật nội soi ngược dòng tán sỏi với nguồn năng lượng laser holmium tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên​ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)