Chẩn đoán sỏi niệuquản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phẫu thuật nội soi ngược dòng tán sỏi với nguồn năng lượng laser holmium tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên​ (Trang 26 - 27)

1.4.1. Triệu chứng lâm sàng

Cơn đau quặn thận (điển hình): đây là cơn đau kịch phát, biểu hiện lúc

đầu bằng đau một bên, rất dữ dội nhƣ bị dao đâm, kéo dài liên tục trong nhiều giờ, không có tƣ thế giảm đau. Đau nhất là ở vùng thắt lƣng, lan dọc xuống dƣới kết thúc ở bộ phận sinh dục ngoài hay mặt trong đùi. Ấn vào vùng thắt lƣng gây đau dữ dội (phản ứng cơ thắt lƣng).

Kèm theo có thể nôn, bụng chƣớng, bí trung đại tiện, tiểu rắt buốt, tiểu máu toàn bãi. Cơn đau kéo dài vài chục phút, thậm chí vài ngày [1], [5].

Đau quặn thận không điển hình: đau âm ỉ vùng thắt lƣng, tăng lên khi

lao động nặng hoặc đấm nhẹ vào vùng thắt lƣng. Đau không có hƣớng lan .

Rối loạn tiểu tiện (đái rắt, đái buốt): gặp trong trƣờng hợp sỏi niệu

quản nằm sát thành bàng quang, kích thích bàng quang gây nên các triệu chứng nhƣ viêm bàng quang.

Đái máu: là loại đái máu toàn bãi. Nƣớc tiểu hồng, đỏ tƣơi, có khi có

máu cục. Đái máu xảy ra sau khi lao động nặng, di chuyển xa trên đƣờng xóc, kèm theo có đau quặn thận.

Đái đục: nƣớc tiểu từ vẩn đục tới đục nhƣ nƣớc vo gạo, mùi thối...do

có biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu.

Vô niệu: lƣợng nƣớc tiểu < 150ml/24 giờ. Đây là một biến chứng nguy

hiểm của sỏi niệu quản hai bên hoặc một số sỏi thận hai bên [16].

1.4.2. Cận lâm sàng

* Chụp phim hệ tiết niệu không chuẩn bị: có thể phát hiện đƣợc 90% sỏi tiết

niệu, sỏi niệu quản. Ngoài ra còn phát hiện đƣợc các di dạng cột sống kèm theo.

* Chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV)

- Đánh giá chức năng bài tiết và bài xuất của thận

- Xác định vị trí của sỏi trên đƣờng tiết niệu, kể cả sỏi không cản quang - Đánh giá hình dáng của đài bể thận và của cả hệ tiết niệu

- Đánh giá sự lƣu thông của thận- niệu quản và cả hệ tiết niệu [27].

* Chụp niệu quản bể thận ngược dòng

Phát hiện vị trí sỏi, sự lƣu thông của niệu quản, các biến đổi giải phẫu của niệu quản, phân biệt các trƣờng hợp vôi hóa hạch hoặc tĩnh mạch với sỏi niệu quản.

* Siêu âm hệ tiết niệu

Siêu âm chẩn đoán các bệnh tiết niệu rất có giá trị sau chụp X quang. Siêu âm không chỉ đánh giá đƣợc tình trạng giãn thận (ứ nƣớc) mà còn có thể phát hiện đƣợc tất cả các viên sỏi trong đƣờng tiết niệu trên với điều kiện kích thƣớc sỏi lớn hơn 5mm, bất kể thành phần của sỏi. Độ nhạy phát hiện sỏi của siêu âm từ 37% - 64% [32], [61].

* Chụp cắt lớp vi tính

Là phƣơng tiện tốt trong chẩn đoán sỏi niệu quản, đặc biệt sỏi niệu quản nhỏ, sỏi không cản quang, hoặc các trƣờng hợp suy thận có creatinin máu tăng không chụp đƣợc UIV thì chỉ định chụp cắt lớp vi tính không tiêm thuốc cản quang.

* Các xét nghiệm máu, sinh hóa, nước tiểu

Đánh giá mức độ thiếu máu, chức năng thận, tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu kèm theo...

Nhìn chung chẩn đoán sỏi niệu quản chủ yếu dựa vào siêu âm và chụp X quang hệ tiết niệu và chụp niệu đồ tĩnh mạch [1], [6].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phẫu thuật nội soi ngược dòng tán sỏi với nguồn năng lượng laser holmium tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên​ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)