Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Gia Lai (Trang 38)

9. Bố cục luận văn

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng BIDV Nam Gia Lai

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Về mạng lưới hoạt động: BIDV Nam Gia Lai có 05 điểm giao dịch trên địa bàn TP

Pleiku và các huyện thuộc khu vực phía Tây-Nam của tỉnh Gia Lai, gồm: 01 Trụ sở chi nhánh, 04 phòng giao dịch.

Tổng số CBNV: Trong bất cứ tổ chức nào, nhân sự luôn là yếu tố quan trọng hàng

đầu vì mọi công việc đều bắt nguồn từ con người và kết thúc bởi con người. Đối với lĩnh vực ngân hàng thì vấn đề nhân sự ngày càng quan trọng bởi tính rủi ro và nhạy cảm của nó. Một ngân hàng muốn phát triển tốt phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cũng như trình độ của cán bộ, công nhân viên trong đơn vị.

Đến 31/12/2015, chi nhánh có 116 CBCNVC, trong đó 90% cán bộ viên chức có trình độ đại học và sau đại học.

Mô hình tổ chức hoạt động: BIDV Nam Gia Lai có 13 phòng và 04 đơn vị trực

thuộc, về cơ bản đã được sắp xếp theo mô hình dự án hiện đại hoá ngân hàng, chia theo các khối như sơ đồ (Phụ lục 2.1).

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Gia Lai giai đoạn 2013- 2015

Trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2015, trước những khó khăn và thách thức chung của nền kinh tế và bước đầu trong việc chia tách thành một chi nhánh mới, thực hiện đúng các chỉ đạo điều hành của NHNN cũng như BIDV, BIDV Nam Gia Lai luôn chủ động và ứng xử linh hoạt, kịp thời, triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm tăng quy mô, gia tăng nguồn vốn, cũng như kiểm soát tốt hoạt động tín dụng, quản lý chặt chẽ cân đối giữa huy động và cho vay đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Với những chỉ đạo điều hành sát sao, Chi nhánh luôn có mức tăng trưởng tốt, hoàn thành vượt mức tất

cả các chỉ tiêu KHKD đối với Chi nhánh chủ lực, cụ thể:

Tình hình kinh doanh các lĩnh vực chính

+ Về huy động vốn:

Căn cứ vào bảng số liệu Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Gia Lai từ năm 2013-2015 (Phụ lục 2.2), ta thấy huy động vốn cuối kỳ tăng khá nhanh. Năm 2014, đạt 2.391 tỷ đồng, tăng 956 tỷ đồng tương đương 67% so với năm 2013. Năm 2015, đạt 2.871 tỷ đồng, tăng 480 tỷ đồng tương đương 20% so với năm 2014. Về huy động vốn bình quân năm 2014 tăng 892 tỷ đồng tương đương 88% so với năm 2013, nhưng năm 2015 so với năm 2014 chỉ tăng 663 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 34,8%, chậm hơn tốc độ tăng của năm 2014. Nguyên nhân chính là do Chi nhánh mới được chia tách cần có thời gian để phát triển thị phần của mình, một mặt khác, sự phát triển của các Ngân hàng trên địa bàn ngày càng mạnh nên việc tăng trưởng mạnh là rất khó. So với trên địa bàn, thị phần huy động vốn BIDV Nam Gia Lai tính đến 30/09/2015 chiếm 10.1% ( xếp thứ tư sau Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, BIDV Chi nhánh Gia Lai, Vietcombank Chi nhánh Gia Lai). Có thể thấy, sau khi chia tách từ BIDV CN Gia Lai ngày 01/07/2013, Ngân hàng đã có bước phát triển rõ rệt đến thời điểm hiện tại 31/12/2015.

+ Hoạt động tín dụng

Trong hoạt động tín dụng, BIDV Nam Gia Lai luôn thực hiện tăng trưởng tín dụng theo đúng định hướng của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam, đảm bảo gắn tăng trưởng tín dụng với việc kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung phát triển tín dụng đối với những khách hàng tốt. Trên cơ sở đổi mới toàn diện cơ cấu khách hàng với chủ trương xây dựng mô hình ngân hàng thương mại hiện đại, BIDV Nam Gia Lai từng bước đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu khách hàng, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hướng tới nhiều thành phần kinh tế. Tỷ trọng tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp có xu hướng giảm dần. Tỷ trọng dư nợ của khách hàng doanh

nghiệp tập trung vào các Công ty của khối Binh Đoàn chủ yếu là trồng cây và kinh doanh mủ cao su. Tuy nhiên do sự biến động giá cả theo chiều hướng xấu, hàng hóa không bán được. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên mức tăng trưởng tín dụng cua doanh nghiệp tương đối chậm. Ngoài ra Chi nhánh cũng tăng cường tiếp cận cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng ,thương mại nhưng hiệu quả kinh doanh thấp do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, chi nhánh cũng có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tạo bước phát triển ổn định, bền vững. Trong bối cảnh khó khăn chung đó lãnh đạo chi nhánh đã đề ra mục tiêu chuyển đổi mô hình ngân hàng từ chuyên bán buôn sang bán lẻ. Đó cũng là định hướng phát triển hoạt động Ngân hàng bán lẻ của BIDV nói chung cũng như của Chi nhánh BIDV Nam Gia Lai nói riêng.

Hoạt động cho vay của BIDV - Chi nhánh Nam Gia Lai có bước tăng trưởng rõ rệt từ khi mới chia tách ngày 01/07/2013 đến nay (xem phụ lục 2.3). Doanh số cho vay, thu nợ hàng năm tăng hàng ngàn tỷ đồng. Tính đến 30/09/2015, Chi nhánh đứng thứ năm địa bàn về thị phần tín dụng chiếm 10,4% (sau Ngân hàng Agribank, Vietcombank, BIDV Gia Lai và Vietinbank).

- Tổng dư nợ cho vay năm 2014 đạt 4.488 tỷ đồng, tăng 895 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 24,9% so với năm 2013. Năm 2015 đạt 5.889 tỷ đồng, tăng so với năm 2014 là 1.401 tỷ đồng tương đương 31,22%. Trong đó, dư nợ bán lẻ năm 2014 tăng 396 tỷ đồng tương đương tỷ lệ tăng 52% so với năm 2013. Năm 2015, tăng 638 tỷ đồng tương đương 55% so với năm 2014.

- Dư nợ bình quân năm 2015 đạt 5.002 tỷ đồng, tăng 916 tỷ đồng tương đương 22% so với năm 2014. Năm 2014, tăng 759 tỷ đồng tương đương 21% so với năm 2013.

- Công tác phát triển khách hàng nói chung và khách hàng tín dụng nói riêng được Chi nhánh quan tâm chú trọng. Tính đến 30/09/2015, Chi nhánh phát triển được 156 khách hàng doanh nghiệp mới đạt 1.372 khách hàng, tăng thêm 3.792 khách hàng

cá nhân đạt 41.597 khách hàng so với năm 31/12/2014, trong đó có một số khách hàng đang quan hệ giao dịch tại một số ngân hàng trên địa bàn như Sacombank, Vietinbank, Vietcombank...

- Chất lượng tín dụng được kiểm soát quyết liệt, chặt chẽ qua từng năm. Dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo tăng dần, sự tăng trưởng tín dụng của BIDV Nam Gia Lai trong những năm qua không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng, đây là sự phát triển rất tốt giúp Chi nhánh đứng vững và phát triển trong nền kinh tế hội nhập.

+ Hoạt động dịch vụ

Trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, chi nhánh đã có các giải pháp, biện pháp điều hành hoạt động dịch vụ chặt chẽ, bài bản, chủ động, sáng tạo, triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ tích cực cho việc phát triển dịch vụ như: ban hành chính sách giá phí cho từng đối tượng khách hàng, cơ chế chia sẻ phí dịch vụ, cơ chế phối hợp... nên hoạt động kinh doanh dịch vụ đã có bước phát triển vượt bậc.

Nguồn thu dịch vụ của Chi nhánh không ngừng tăng cao qua các năm (Phụ lục 2.4). Tổng thu dịch vụ năm 2013 chỉ đạt xấp xỉ 75 triệu đồng do mới tách chi nhánh từ ngày 01/07/2013 còn gặp nhiều khó khăn trong việc ổn định cơ sở vật chất và môi trường làm việc cùng đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, thiếu nhiều kinh nghiệm cần thời gian để đào tạo. Năm 2014, đạt 13,4 tỷ đồng tăng gần 13 tỷ đồng so với 31/12/2013. Năm 2015, tổng thu dịch vụ đạt 19,8 tỷ tăng hơn 6 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ tăng 45% so với năm 2014. Đây là nỗ lực vượt bậc của Chi nhánh trong việc đẩy mạnh các nguồn thu dịch vụ, mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động bảo lãnh, tài trợ thương mại và dịch vụ thẻ, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, thu hút nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của Chi nhánh.

Thu dịch vụ Chi nhánh được phân bổ đều cho tất cả hoạt động dịch vụ, trong đó, thu dịch vụ thanh toán và dịch vụ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng đáng kể hơn so với các dịch vụ còn lại (trung bình chiếm khoảng trên 20% so với tổng thu), tiếp sau đó là thu dịch vụ thẻ và dịch vụ tài trợ (trung bình chiếm trên 15% so với tổng thu).

Năm 2015, thu dịch vụ thanh toán và dịch vụ ủy thác tăng mạnh , đạt gần 4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20% và 19% so với tổng thu, do chi nhánh mở rộng sản phẩm bán nợ có kỳ hạn với các Ngân hàng liên doanh và thực hiện thu phí ủy thác quản lý hồ sơ và thu nợ khách hàng, bên cạnh đó, chi nhánh còn mở rộng các sản phẩm thanh toán qua điện thoại và máy tính để thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm thanh toán online để tăng nguồn thu cho ngân hàng.

2.2. Thực trạng phát triển hoạt động Tín dụng bán lẻ của BIDV Nam Gia Lai 2.2.1. Xu hƣớng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Gia Lai 2.2.1. Xu hƣớng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Gia Lai

Tỉnh Gia Lai có diện tích tự nhiên là 15.536,9 km2 , trong đó đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn. Dân số Gia Lai năm 2013 có 1.359.900 người, với phần lớn dân cư là người Kinh, dân cư phân bố không đồng đều. Thời kỳ 2013-2015, mặc dù tỉnh Gia Lai phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng được sự quan tâm giúp đỡ của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, sự chỉ đạo sát đúng của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp nên nền kinh tế của tỉnh vẫn phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11.1%/năm cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cả nước (6%/năm). Ước thu ngân sách trên địa bàn năm 2015, đạt 541 tỷ đồng. Giá cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu giảm mạnh trong năm 2015 đã ảnh hưởng lớn đến giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước đạt 310 triệu USD, chỉ đạt hơn 70% kế hoạch, giảm gần 50% so với năm 2014. Qua phân tích nguyên nhân giảm là do giá hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là cao su và cà phê liên tục biến động theo chiều hướng bất lợi. So với năm 2014, giá trị cà phê xuất khẩu giảm 63%, mủ cao su giảm 62%.

Năm 2015 cũng là năm tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh gặp nhiều khó khăn do nắng hạn. Theo thống kê, tổng diện tích cây trồng bị thiệt hại hơn 1.821 ha. Trong đó, lúa thuần có 1.509 ha, rau màu các loại 232 ha, cây công nghiệp dài ngày chủ yếu là cây cà phê hơn 35 ha. Ước tính thiệt hại do hạn gây ra trên địa bàn tính hơn 33 tỷ đồng.

Nhìn chung Gia Lai là một tỉnh nghèo nên hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ chủ yếu tập trung phát triển ở các sản phẩm truyền thống như: huy động vốn dân cư và tín dụng bán lẻ. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội chưa phát triển, điều đó một mặt gây khó khăn cho việc mở rộng phát triển dịch vụ NHBL, mặt khác đây là môi trường tiềm năng, mức độ cạnh tranh của các NHTM ngày càng gay gắt khi số lượng Ngân hàng ngày càng tăng lên, chưa kể đến việc cạnh tranh nội bộ ngân hàng BIDV trên cùng địa bàn cũng rất gay gắt. Điều này chi phối các hoạt động kinh doanh của NHTM trong đó có BIDV Nam Gia Lai, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ Ngân hàng bán lẻ.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, hàng hóa đã được tiêu thụ trở lại, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được nhà nước quan tâm hơn đến vấn đề lãi suất ngân hàng, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu đi vay để hoạt động đẩy mạnh sản xuất trở lại. Tuy nhiên, nhận thấy việc phát triển cho vay đối với các doanh nghiệp hiện nay rất khó khăn và rủi ro cũng rất cao nên BIDV nói chung và BIDV Nam Gia Lai nói riêng là một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu, có vị thế mạnh và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay đầu tư, phát triển, cho vay đối với các doanh nghiệp lớn (tín dụng bán buôn) đã dần dần quan tâm đến việc phát triển cho vay bán lẻ, tuy quy mô món vay không lớn bằng tín dụng bán buôn nhưng mức độ an toàn thì khá cao, vì vậy, trong những năm đầu chia tách thành lập chi nhánh mới BIDV Nam Gia Lai đã bắt tay xây dựng cho mình hình ảnh là một ngân hàng bán lẻ tốt nhất khu vực và phấn đầu trở thành Chi nhánh phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tốt nhất hệ thống.

Hình 2.1 Mạng lưới các phòng giao dịch của các ngân hàng trên địa bàn

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Gia Lai năm 2015)

Với đặc thù của hệ thống, NH Nông nghiệp hiện có một mạng lưới rộng khắp đến từng xã phường trên toàn tỉnh (Phụ lục 2.5), chiếm 36% số lượng phòng giao dịch trên địa bàn, tạo cơ hội phát triển hoạt động huy động vốn cũng như tín dụng bán lẻ đến gần hơn với khách hàng ở các vùng xa xôi.

Mạng lưới PGD của BIDV Nam Gia Lai chỉ chiếm 8% chưa đủ để chiếm lĩnh thị trường bán lẻ trong tỉnh do địa bàn hoạt động của chi nhánh còn hạn chế, chỉ có PGD ở 2 huyện Đức Cơ và Chư Sê. Vì vậy, với số lượng PGD ở huyện quá ít cũng rất khó để có cơ hội phát triển huy động vốn cũng như tín dụng. Các PGD của các ngân hàng chủ yếu tập trung ở Pleiku, làm cho thị phần ở thành phố rất khó cạnh tranh, sự tranh giành giữa các NHTM, bên cạnh đó việc cạnh tranh nội bộ cũng rất gay gắt, khi ở Gia Lai có những 3 Chi nhánh BIDV cùng hoạt động, nên việc cho vay chồng chéo là khó tránh khỏi. Vì vậy, việc mở rộng PGD ở các huyện là điều tất yếu.

Hiện tại, BIDV Nam Gia Lai đang trong quá trình khảo sát xúc tiến về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để có thể mở rộng thị phần ở huyện Iagrai và Chưpuh trong thời gian sớm nhất. Đây sẽ là PGD thứ 5 của BIDV Nam Gia Lai. Năm 2015 ,tất cả các PGD của BIDV Nam Gia Lai đều được xếp hạng 01, trong đó có 2 PGD là Thành Công và Đức Cơ được nâng từ hạng 2 lên hạng 1, còn PGD Chư Sê và Pleiku đã xếp hạng 01 từ trước. Tuy chỉ mới thành lập được 2,5 năm, nhưng BIDV Nam Gia Lai đã gặt hái được gặt hái được rất nhiều thành công trong tác cho vay cũng như điều hành, một trong những thành công đáng kể là năm 2015, BIDV Nam Gia Lai dẫn đầu về TDBL tại khu vực Tây Nguyên trong hệ thống BIDV.

Mặc dù, tình hình nền kinh tế đã được khôi phục dần nhưng vẫn rất khó khăn đối với việc cho vay cũng bởi vì người dân Việt Nam có đức tính tiết kiệm từ xa xưa, trong những nhu cầu tiêu dùng không cần thiết hoặc xa xỉ người dân sẽ không vay để mua, họ sẽ tiết kiệm từ từ, không giống như nước ngoài, họ có thể chưa có đủ tiền để mua nhưng vẫn chấp nhận vay để mua và trả tiền từ từ bằng cách cân đối thu chi, nên việc mở rộng lối suy nghĩ cũng như kích tích tiêu dùng của người dân nước mình rất khó. Tuy nhiên, những năm gần đây cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước với những gói vay ưu đãi mua nhà, mua xe thì việc người dân cũng bắt đầu tìm hiểu và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng cũng tăng lên, Ngân hàng giúp họ tính toán khoản vay của mình sẽ phải trả trong bao nhiêu năm, hàng tháng sẽ phải trả bao nhiêu gốc và lãi, họ sẽ cân đối với thu nhập của mình để vay sao cho vừa có khả năng chi trả mà nhu cầu chi tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Gia Lai (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)