Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình triệu (Trang 39 - 44)

1.4.2.1. Từ phía khách hàng

Do nhu cầu vay vốn tín dụng của khách hàng là để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nên chất lượng tín dụng được đánh giá theo tính chất phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với mức lãi suất và kỳ hạn hợp lý. Thêm vào đó là thủ tục vay đơn giản, thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn bảo đảm nguyên tắc tín dụng.

Đầu tiên, nhu cầu đầu tư của khách hàng: Bất kỳ loại hàng hóa hay dịch vụ nào muốn tiêu thụ được thì cần phải có người mua. Tín dụng ngân hàng cũng vậy, ngân hàng không thể cho vay nếu như không có người vay. Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế thì nhu cầu vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển luôn là cần thiết nhưng với từng NHTM thì không phải lúc nào cũng như vậy.

Tiếp theo là khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng: Để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro khi cho vay, các NHTM thường đặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng nhằm phân loại, chọn ra những khách hàng có thể hay không thể cho vay. Chỉ những khách hàng nào đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng thì mới được xem xét cho vay. Những điều kiện tiêu chuẩn này có thể rất khác nhau tuỳ theo ngân hàng cụ thể, song nhìn chung các ngân hàng đều quan tâm tới một số vấn đề sau: tính hợp lý, hợp pháp của mục đích sử dụng vốn, năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tính khả thi của dự án, các biện pháp bảo đảm

Và cuối cùng là khả năng của khách hàng trong việc quản lý và sử dụng khoản vay có hiệu quả: Khi cho vay thì ngân hàng trông đợi khoản trả nợ sẽ được lấy từ chính kết quả hoạt động của dự án chứ không phải bằng cách phát mại tài sản thế chấp, cầm cố. Điều này lại phụ thuộc vào hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.

1.4.2.2. Từ phía Ngân hàng

Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp khả năng thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi.

Với quy mô và cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn NHTM: Muốn cho vay được thì điều kiện trước tiên là ngân hàng phải có vốn. Nếu một ngân hàng có nguồn vốn dồi dào nhưng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, không ổn định thì không thể mở rộng cho vay trung và dài hạn được. Các nguồn vốn mà một NHTM có thể sử dụng để cho vay trung và dài hạn có quy mô và cơ cấu khác nhau trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Quy mô các nguồn vốn này là một trong những nhân tố quyết định quy mô cho vay trung và dài hạn của ngân hàng.

Về năng lực của ngân hàng trong việc thẩm định các dự án: Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng là vốn và lãi vay được hoàn trả đúng kỳ hạn. Điều này sẽ không thể có được nếu như việc thực hiện dự án không đạt hiệu quả như mong muốn, hoặc doanh nghiệp không có thiện chí, cố tình lừa đảo. Để hạn chế nguy cơ đó ngân hàng cần thực hiện tốt công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng. Thông thường, công tác thẩm định khách hàng được tiến hành trước và chủ yếu tập trung vào xem xét các mặt: tư cách pháp lý, khả năng tài chính, khả năng quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, năng lực sản xuất kinh doanh, mức độ tín nhiêm. Nếu khách hàng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu do ngân hàng đặt ra thì dự án đầu tư sẽ được tiếp tục xem xét để quyết định có cho vay hay không. Vấn đề đặt ra ở đây là thủ tục và các điều kiện, tiêu chuẩn được sử dụng làm căn cứ để đánh giá khách hàng và dự án đầu tư có hợp lý hay không.

Trong chính sách tín dụng của ngân hàng: Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trong đó nêu lên một hệ thống các quy định về quy trình và nguyên tắc cho HĐTD, trở thành hướng dẫn chung cho CBTD và nhân viên ngân hàng.Bên cạnh đó,Chính sách tín dụng có tính chất quyết định hiệu quả HĐTD, thể hiện cụ thể ở một số khía cạnh như: Cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng nêu lên quan điểm của người lãnh đạo ngân hàng trong việc cấp tín dụng

với các mức rủi ro có thể chấp nhận và tỷ lệ sinh lời mong muốn của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới doanh số và chất lượng tín dụng; Một chính sách tín dụng hợp lý, khoa học có ảnh hưởng quyết định đối với hiệu quả HĐTD.

Nói đến, năng lực giám sát và xử lý các tình huống tín dụng của ngân hàng: Đặc biệt là với tín dụng trung và dài hạn. Bởi lẽ hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian dài luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn không thể lường trước được. Bản thân dự án trong quá trình thực hiện cũng làm nảy sinh những tình huống ngoài dự kiến. Chính vì vậy mà công tác giám sát và xử lý các tình huống tín dụng sau khi cho vay có ý nghĩa rất quan trọng. Hoạt động giám sát chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: sự tuân thủ đúng mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp; tình hình hoạt động thực tế của dự án, tiến độ trả nợ, quá trình sử dụng, bảo quản và biến động tài sản của doanh nghiệp; những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp ngân hàng phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực như sử dụng vốn sai mục đích, âm mưu tẩu tán tài sản, lừa đảo ngân hàng. Đồng thời, qua việc luôn bám sát hoạt động của doanh nghiệp thì ngân hàng có thể có biện pháp giúp đỡ doanh nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin bổ ích, kịp thời, đưa ra các lời khuyên hoặc trực tiếp giúp đỡ các doanh nghiệp khi gặp khó khăn bằng cách gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, cho vay thêm nhằm giúp cho việc thực hiện dự án của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.

Trong hoạt động tín dụng ngân hàng cũng vậy, để thẩm định dự án, thẩm định khách hàng trước hết phải có thông tin về dự án, về khách hàng đó, để làm tốt công tác giám sát sau khi cho vay cũng cần có thông tin. Thông tin càng chính xác, kịp thời thì càng thuận lợi cho ngân hàng trong việc đưa ra quyết định cho vay, theo dõi việc sử dụng vốn vay và tiến độ trả nợ. Thông tin chính xác kịp thời đầy đủ còn giúp cho ngân hàng xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chính sách tín dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế.

Bên cạnh đó, do tính chất phức tạp trong hoạt động ngân hàng nên hiệu quả hoạt động quản trị cũng như hoạt động tác nghiệp không chỉ phụ thuộc vào trình độ của đội ngũ lãnh đạo và nhân viên mà còn phụ thuộc vào trình độ công nghệ ngân

hàng: Công nghệ ngân hàng hiện đại với những chương trình phần mềm tiên tiến, khoa học và những thiết bị hiện đại cho phép thu thập và quản trị thông tin nhanh chóng, hiệu quả,... từ đó phát hiện kịp thời những rủi ro trong hoạt động của mình và cho phép điều hành hoạt động trong toàn hệ thống một cách nhanh chóng, linh hoạt; Mặt khác, công nghệ hiện đại, phù hợp sẽ hỗ trợ đắc lực cho cán bộ ngân hàng, cho phép xử lý thông tin một cách nhanh chóng và chính xác, hạn chế những đánh giá mang tính chủ quan,.. từ đó giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả HĐTD.

Yếu tố chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự của ngân hàng là vô cùng quan trọng: Cho dù khoa học kỹ thuật hiện đại đã mở ra cơ hội tự động hóa trong nhiều lĩnh vực song nhân tố con người vẫn luôn giữ vai trò quyết định. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động phức tạp, có liên quan đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội thì vai trò của con người lại càng quan trọng. Các phương tiện kỹ thuật hiện đại chỉ có thể trợ giúp chứ không thể thay thế được sự nhạy cảm hay kinh nghiệm của người cán bộ tín dụng. Chất lượng nhân sự tốt, biểu hiện ở sự năng động sáng tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao của các cán bộ, trong một chừng mực nào đó có thể giúp ngân hàng bù đắp lại những hạn chế về công nghệ, kỹ thuật, nhờ đó mà ngân hàng vẫn có thể tồn tại và phát triển được cho dù phải cạnh tranh với những đối thủ có tiềm lực mạnh hơn về công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật. Bên cạnh chất lượng nhân sự thì công tác quản lý nhân sự cũng cần đặc biệt chú ý.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Chương I đã trình bày một cách khái quát một số vấn đề về NHTM, cũng như những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động cấp tín dụng trong ngân hàng như tìm hiểu về hoạt động cho vay, các phương thức cho vay, các hình thức cho vay,… và một số lý luận về đánh giá hoạt động cho vay. Từ đó đã làm rõ chức năng và vai trò của hoạt động của ngân hàng trong nền kinh tế, mà cụ thể hơn đó là hoạt động cho vay để đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tại đơn vị. Cho vay là một hoạt động tín dụng của ngân hàng, hoạt động này góp phần là cầu nối giữa nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn trong nền kinh tế, vì thế nó không những có ý nghĩa đối với ngân hàng mà còn đối với cả các đối tượng tham gia vào hoạt động này.

Chương I đã hệ thống một số kiến thức cơ bản về vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay, giúp độc giả hiểu được nhanh chóng và dễ dàng hơn thông qua đề tài này. Chương này vừa giải thích một cách dễ hiểu vừa dẫn dắt độc giả vào những phần tiếp theo của bài luận. Đồng thời, những lý luận này cũng là cơ sở để đánh giá và phân tích hoạt động cho vay từ đó đề ra một số giải pháp nhằng nâng cao hiệu quả hoạt động tại ngân hàng.

Chương II sẽ tiến hành phân tích những số liệu để biết được tình hình hoạt động cho vay đang diễn ra như thế nào.Đồng thời, đánh giá các kết quả cũng như hiệu quả hoạt động qua các chỉ tiêu một cách chính xác và rõ ràng.

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BÌNH

TRIỆU GIAI ĐOẠN 2015 – 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình triệu (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)