Bệnh nhân bị mắc dị tật bẩm sinh khe hở môi và vòm miệng toàn bộ thường kém phát triển xương hàm trên cả ba chiều: đứng, trước-sau và chiều ngang. Chủ yếu là chiều đứng và chiều trước - sau (kể cả khi bệnh nhân đã được tạo hình khe hở môi và vòm miệng). Điều đó dẫn đến sai lệch khớp cắn loại III, theo phân loại sai lệch khớp cắn của Angle.
Bảng kết quả trên (bảng 3. 5) cho thấy có tới 37% bệnh nhõn có sai lệch khớp cắn loại III (theo Angle) trên tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu này. Kết quả này tương ứng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Phương: 34,62% bệnh nhân lệch lạc khớp cắn loại III có nguyên nhân là khe hở môi và vòm miệng [10].
Ghép xương ổ răng ở bệnh nhân có khớp cắn loại III là bước điều trị cần, trước khi bệnh nhân được điều trị chỉnh hình khớp cắn bởi các bác sĩ chỉnh nha và các nhà phẫu thuật tạo hình.
4.6. Sự hình thành và mọc các răng trờn vựng khe hở.
Những biến đổi về sự hình thành và mọc các răng trờn vựng khe hở ở bệnh nhân mắc dị tật KHM – VM toàn bộ đó là: không có mầm răng, sự chậm trễ của thời điểm mọc răng, và sự thay đổi vị trí của các răng cửa giữa, cửa bên và răng nanh.
* Răng cửa giữa:
Peter E. L trong bài viết của mình cho biết rất hiếm các trường hợp thiếu răng cửa giữa, nhưng răng cửa giữa mọc lên luôn có xu hướng mọc về phía khe hở. Tuy nhiên tác giả không cho biết tỷ lệ phần trăm các răng mọc lệch về phía khe hở [50].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, với tổng số 46 bệnh nhân ở cả hai loại khe hở một bên và hai bên, không có trường hợp nào thiếu răng cửa giữa. Chỉ duy nhất có một trường hợp răng cửa giữa có mầm răng nhưng không mọc ra ngoài cung hàm, chiếm tỷ lệ 1,8% (Bảng 3.6). Lý do là răng này nằm ngược chiều trong sống hàm, thân răng hướng lên trờn (phớa nền mũi).
Hình 4.1: Hình ảnh bệnh nhân có mầm răng cửa giữa ngầm-nằm ngược.
Có 13 răng cửa giữa mọc lệch lạc trên tổng số những răng cửa giữa đã mọc bên bờ khe hở, chiếm tỷ lệ 23,64% (Bảng 3.9). Theo chúng tôi, tỷ lệ này chưa phản ánh đúng sự lệch lạc của răng cửa giữa trên bệnh nhân sau phẫu thuật tạo hình KHM – VM. Bởi phần lớn số bệnh nhân tham gia nghiên cứu này đã được điều trị chỉnh nha trước khi tiến hành phẫu thuật ghép xương ổ răng từ 6 tháng trở lên.
Như vậy, việc thiếu mầm răng cửa giữa trờn vựng khe hở là rất hiếm gặp. Nhưng những răng cửa giữa đã mọc thường lệch lạc về vị trí. Điều đó xảy ra bởi các yếu tố sau: sự thiếu hổng xương cung hàm vùng khe hở, thiếu
mầm răng cửa bên trên vùng khe hở, hoặc có mầm răng cửa bên nhưng không thể mọc ra do thiếu xương trên cung hàm vùng khe hở (Bảng 3.7).
* Răng cửa bên:
Nghiờn cứu của chúng tôi cho thấy, ở cả hai loại khe hở một bên và hai bên, không có mầm răng cửa bên chiếm tỷ lệ 62,5%. Tỷ lệ có mầm răng chưa mọc là 8,9% và 28,07% đã mọc (Bảng 3.7).
Cũng Peter E Larsen ghi nhận ở bệnh nhân có khe hở môi và vòm miệng, tỷ lệ không có răng cửa bên là 57%. Trong số 43% còn lại có răng cửa bờn, thỡ cú tới 86% răng cửa bên lệch về phía khe hở [50]. Các tài liệu tham khảo khác nhau , cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có khe hở môi – vòm miệng thiếu mầm răng cửa bên dao động từ 52% - 68% [20].
Như vậy tỷ lệ thiếu mầm răng cửa bên không có sự khác biệt giữa nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu khác và tỷ lệ này là đáng kể. Việc thiếu mầm răng cửa bên trên vùng khe hở do răng cửa bên nằm ngay tại vị trí khe hở, trong giai đoạn hình thành răng, răng cửa bên không thể hình thành và phát triển vì thiếu hổng tổ chức [23, 45].
Chúng tôi cũng ghi nhận rằng, có 9 răng cửa bên mọc lệch lạc trên tổng số những răng cửa bờn đó mọc, chiếm tỷ lệ 36,0% (Bảng 3.9).
* Răng nanh:
Jia Y. L và cộng sự tại Đại học Bắc Kinh – Trung Quốc đã ghi nhận trong nghiên cứu của mình [39]:
- Ở nhóm bệnh nhân có khe hở môi và vòm miệng một bên tỷ lệ răng nanh chưa mọc là 40% và răng đã mọc là 60%.
- Nhóm khe hở môi và vòm miệng hai bên có tỷ lệ răng nanh chưa mọc là 39,29% và răng đã mọc là 60,71%.
Trong khi đó kết quả nghiên cứu của chúng tôi tính chung cho cả hai nhóm bệnh nhân (trên tổng số khe hở) với thứ tự như sau: không có mầm răng nanh chiếm tỷ lệ 10,7%, mầm răng chưa mọc chiếm tỷ lệ 28,6% và răng nanh đã mọc chiếm tỷ lệ 60,7% (Bảng 3.8). Những răng nanh đã mọc phần lớn không có sự thay đổi về vị trí (Bảng3.9).
Tỷ lệ răng nanh chưa mọc trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với báo cáo của Jia Y. L bởi tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân mà tác giả này nghiên cứu [39] có thấp hơn so với bệnh nhân của chúng tôi . Hơn nữa tác giả cũng không đề cập tới tỷ lệ bệnh nhân không có mầm răng nanh.
Theo Bjork và Skieller sự phát triển của xương hàm trên phía trước, theo chiều đứng dọc và chiều ngang phần lớn được hoàn thiện khi trẻ 8 tuổi. Sau đó là sự phát triển của xương hàm trên theo kích thước thẳng đứng [21]. Điều này xảy ra bởi sự thêm vào của xương ổ răng. Mà sự mọc răng là yếu tố kích thích hình thành và phát triển xương ổ răng. Sau 8 tuổi đó là tuổi hình thành và mọc răng nanh. Chính vì vậy sự mọc răng nanh được nhiều tác giả quan tâm.
Sự chậm trễ của việc mọc răng nanh so với tuổi mọc răng ở bên khe hở được giải thích do thiếu khối lượng và chất lượng xương trờn vựng khe hở.