Kết quả sau phẫu thuật 6 tháng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hỗ trợ của kỹ thuật này trong điều trị chỉnh nha và phục hình răng giả ở bệnh nhân sau phầu thuật tạo hình khe hở môi và khe hở vòm miệng toàn bộ (Trang 64 - 70)

Nghiên cứu này được tiến hành từ năm 2007 – 2009, trong tổng số 46 bệnh nhân đủ tiêu chí lựa chọn trong nghiên cứu này, có 20 trường hợp được phẫu thuật trong năm 2009. Vì vậy số bệnh nhân được theo dõi đủ từ 6 trở lên chỉ có 26 trường hợp (n=26).

3.2.3.1. Tiêu xương ghép.

Bảng3.15: Kết quả tiêu xương sau 6 tháng.

BIỂU HIỆN

TIÊU XƯƠNG SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%)

Không tiêu xương 21 80,8

Có tiêu xương 5 19,2

CÔNG: 26 100

P = 0,019

Nhận xét:

- Trong 26 trường hợp được theo dõi từ trên 6 tháng tiờu xương ghép chiếm tỷ lệ 19,2%.

3.2.3.2. Kết quả của điều trị chỉnh nha đối với bệnh nhân có răng lệch lạc trờn vựng khe hở.

Bảng 3.16: Kết quả chỉnh nha.

KẾT QUẢ CHỈNH NHA SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%)

Răng lệch lạc về đúng vị trí Răng lệch lạc chưa về đúng vị trí 14 11 56,0 44,0 CỘNG: 25 100 P > 0,05 Nhận xét:

- Trong tổng số 25 mọc lệch lạc trên bờ khe hở (Bảng 3.9) có 14 đã được chỉnh nha về đúng vị trí giải phẫu, chiếm tỷ lệ 56%.

- Còn lại 11 bệnh nhân còn trong quá trình điều trị chỉnh nha, chiếm tỷ lệ 44%.

- P > 0,05 – khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

3.2.3.3. Phục hình răng. Bảng 3.17: Chỉ định phục hình răng giả. PHỤC HÌNH RĂNG SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%) Có chỉ định. Không có chỉ định. 15 11 57,7 42,3 CỘNG: 26 100 P > 0,05 Nhận xét:

- Trong tổng số bệnh nhân được theo dõi từ 6 tháng đến 1 năm, tỷ lệ bệnh nhân có chỉ định phục hình răng giả là 57,7%.

Bảng 3.18: Tiờu chuẩn phục hình sau khi ghép xương.

TIÊU CHUẨN PHỤC HÌNH SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%)

Đủ tiêu chuẩn

Không đủ tiêu chuẩn.

13 2 86,7 13,3 CỘNG 15 100 P < 0,05 Nhận xét:

- Trong tổng số 15 bệnh nhân có chỉ định phục hình răng giả sau khi ghép xương, có 13 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn phục hình răng giả. Chiếm tỷ lệ 86,7 %.

- P < 0,05 – khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.19: Phương pháp phục hình răng giả.

LOẠI PHỤC HÌNH ĐÃ PHỤC HÌNH SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%) Cầu răng Cấy ghép Implant Chưa phục hình 4 4 5 30,8 30,8 38.4 CỘNG: 13 100 Nhận xét:

- Phục hình bằng cầu răng chiếm tỷ lệ 30.8%. - Phục hình bằng Implant chiếm tỷ lệ 30.8%. - Còn lại chưa phục hỡnh chiếm tỷ lệ 38.4%.

3.2.3.4. Kết quả phẫu thuật tạo hình xương (chỉnh hình khớp cắn loại III).

Bảng 3.20: Kết quả phẫu thuật tạo hình xương.

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%)

Đã được phẫu thuật Chưa được phẫu thuật

3 14 17,6 82,4 CỘNG: 17 100 Nhận xét:

- Phẫu thuật chỉnh hình xương 3 trường hợp trong tổng số 17 trường hợp có khớp cắn lệch lạc loại III theo Angle, chiếm tỷ lệ 17,6%.

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. Tuổi.

Tham gia nghiên cứu này gồm 46 bệnh nhân, được lựa chọn ngẫu nhiên, tuổi từ 7 tuổi đến 26 tuổi, với tuổi trung bình là 14,4 (Bảng 3.1).

Chúng tôi chia nhóm tuổi thành 3 nhóm: từ 7 – 9 tuổi, từ 9 – 12 tuổi và trên 12 tuổi là vì:

- Ở nhóm bệnh nhân có độ tuổi từ 7 – 9 tuổi đã bắt đầu mọc răng cửa bên hàm trên. Đây là răng nằm trờn vựng khe hở. Nếu khe hở cung hàm không được ghép xương thì răng cửa bên hàm trên khó có khả năng mọc ra, hoặc có mọc được thì cũng lệch về phía khe hở.

- Tương tự ở nhóm bệnh nhân có độ tuổi từ 9 – 12 tuổi: đây là độ tuổi mọc răng nanh và răng nanh hàm trên là răng nằm trờn vựng khe hở. Khi răng nanh mọc nếu cung hàm không có xương ổ răng hoặc không đủ khối lượng thì răng cũng không mọc hoặc mọc vào phía khe hở.

- Đối với nhóm bệnh nhân có độ tuổi trên 12 tuổi, được lựa chọn để ghép xương ổ răng vùng khe hở với hai lý do:

+ Tạo điều kiện để răng nanh mọc đúng vị trí.

+ Cùng với điều trị chỉnh nha giữ khoảng cho răng cửa bên hoặc răng nanh (ở bệnh nhân không có mầm răng), để phục hình răng sau này. Việc phục hình răng sau này là rất cần thiết, nhằm tạo ra một cung hàm cân đối, đồng thời tạo liên kết xương vững chắc và toàn vẹn cho hai bên cung hàm. Cũng như tránh di chuyển thứ phỏt cỏc răng sau khi tháo bỏ dụng cụ chỉnh nha.

Nghiên cứu của M. Collins và cộng sự [30] bệnh nhân được phẫu thuật ghép xương ổ răng có độ tuổi từ 8,08 tuổi đến 18,75 tuổi và tuổi trung bình là 11,5. Tuy nhiên trong một số nghiên cứu khác độ tuổi trung bình có thể thấp hơn hoặc cao hơn. Như nghiên cứu của Kinderlan J, trong 5 nhóm bệnh nhân được nghiên cứu tại những thời điểm khác nhau, nhóm có tuổi trung bình thấp nhất là 10,9 và cao nhất là 15,5 [41]. Các nghiên cứu khác là 14 tuổi [39]. Điều này cho thấy không có sự khác biệt nào về độ tuổi trong các nghiên cứu.

Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm ở độ tuổi mọc răng cửa bên (7 – 9 tuổi) chiếm tỷ lệ thấp nhất (6,5%), cao hơn là nhóm ở độ tuổi mọc răng nanh (9 – 12 tuổi) với tỷ lệ 28,3%, cao nhất là nhóm tuổi trên 12 (65,2%). Điều này được lý giải bởi khi trẻ càng lớn, bản thân chúng và gia đình càng nhận thấy cần có những điều trị tiếp theo, sau khi phẫu thuật tạo hình khe hở môi và vòm miệng, để có được kết quả phục hồi chức năng và thẩm mỹ cao nhất. Càng gần tới tuổi trưởng thành yêu cầu được điều trị càng lớn.

4.2. Giới.

Ở Việt Nam nghiên cứu của Nguyễn Thị kim Hương và cộng sự (1976 – 1986) trong 1664 trường hợp được phẫu thuật tạo hình môi và vòm miệng, có 48,2% số bệnh nhân là nam giới và 51,8% là nữ giới [9]. Như vậy tỷ lệ giữa nam và nữ được phẫu thuật tạo hình môi và vòm miệng không có sự khác biệt lớn.

Nhưng nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ chênh lệch lớn giữa nam và nữ trên tổng số bệnh nhân được phẫu thuật ghép xương ổ răng. Số bệnh nhân nữ (63,0%) gấp gần hai lần số bệnh nhân nam (37,0%) (Bảng 3.2). Trong khi những báo cáo được công bố trên thế giới cho thấy không có sự khác biệt lớn giữa tỷ lệ nam và nữ. Như báo cáo của Olekas và cộng sự: nam chiếm 53% và nữ chiếm 47% [52] hay 63 bệnh nhân nam và 52 bệnh nhân nữ trong báo cáo

của Collins [30]. Chúng tôi cho rằng, sự khác biệt về giới trong nghiên cứu này chỉ có ý nghĩa tham khảo mà không có ý nghĩa thống kê.

4.3. Loại khe hở.

Để thể hiện tính đồng nhất, trong nghiên cứu này tiêu chí lựa chọn bệnh nhân không có sự phân biệt giữa các loại khe hở.

Bảng kết quả 3.3 cho thấy tỷ lệ khe hở môi toàn bộ một bên là 78,3% và khe hở môi toàn bộ hai bên là 21,7%. Kết quả này tương đồng với nghiờn cứu của Collins M và cộng sự: KHM – VM một bên: 75,65% và KHM – VM hai bên 24,35% [30].

Việc phân loại khe hở giúp chúng tôi nghiên cứu chính xác tương quan của sự hình thành và mọc răng trờn vựng khe hở đối với tổng số khe hở.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hỗ trợ của kỹ thuật này trong điều trị chỉnh nha và phục hình răng giả ở bệnh nhân sau phầu thuật tạo hình khe hở môi và khe hở vòm miệng toàn bộ (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)