Theo mẫu bệnh án được thiết kế sẵn cho nghiên cứu này, bao gồm:
2.2.3.1. Phỏng vấn
+ Về đặc trưng cá nhân:
- Tuổi.
- Giới.
- Địa chỉ.
- Người liên hệ (cha, mẹ hoặc người chăm sóc thay thế). + Dấu hiệu cơ năng:
- Phát âm: nói ngọng hay không?
- Ăn uống có sặc hay không?
- Nghẹt mũi hay không? Bên nào? + Tiền sử:
- Thời gian được phẫu thuật môi, vòm miệng thì đầu.
2.2.3.2. Khám lâm sàng
+ Toàn thân: xác định xem bệnh nhõn cú bệnh tim mạch bẩm sinh đi kèm không? Bệnh đường hô hấp như: viêm phổi, viêm đường hô hấp trên. Bệnh tai mũi họng.
+ Tại chỗ:
- Mức độ biến dạng của môi mũi còn lại sau mổ tạo hình môi - vòm miệng thì đầu.
- Đánh giá độ rộng của khe hở vùng ổ răng.
- Xác định cú còn lỗ dò miệng mũi hay không.
- Đánh giá sự mọc răng bên KHM - VM: sự hình thành răng (có đủ mầm răng hay không), sự mọc răng (đã mọc hay chưa mọc), vị trí và sự lệch lạc của nhóm răng cửa hai bên bờ khe hở. Tình trạng bệnh lý của răng.
- Tình trạng viêm nhiễm của niêm mạc hai bên bờ khe hở và toàn miệng.
- Tình trạng khớp cắn.
2.2.3.3. X - quang.
- Phim răng tại chỗ trong miệng (Intraoral radiographs), phim Panorama (Panoramic radiography) được sử dụng để đánh giá độ rộng của khe hở xương vùng ổ răng và cung hàm. Đánh giá cấu trúc xương hai bên bờ khe hở. Đánh giá sự hình thành răng, sự mọc răng và cũng như tương quan của mầm răng chưa mọc với chân răng đã mọc hai bên bờ khe hở. Đánh giá kết quả ghép xương ổ răng. Các phim trong miệng và phim Panorama cũn dựng để theo dõi, đánh giá hiệu quả trong quá trình chỉnh nha và phục hình răng giả bằng Implant.
- Phim sọ mặt (Cephalo Radiography) được sử dụng để chẩn đoán, lên kế hoạch điều trị chỉnh nha, đánh giá hiệu quả của chỉnh nha sau ghép xương ổ răng và lên kế hoặch cho phẫu thuật chỉnh hình xương.
2.2.3.4. Theo dõi bệnh nhân.
Bệnh nhân được theo dõi về lâm sàng giai đoạn sau phẫu thuật tới khi cắt chỉ ra viện (7 đến 10 ngày). Được khám lâm sàng, x - quang để đánh giá vào thời điểm sau phẫu thuật 3 tháng và sau 6 tháng.