Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động thanh tra đối với quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh tỉnh bình thuận (Trang 87 - 92)

- Đội ngũ cán bộ thanh tra tại NHNN Bình Thuận, có thời điểm còn biến động giảm tạm thời (thai sản 3 người cùng một lúc, cùng 01 người bệnh nan y), 01 Phó Chánh thanh tra có kinh nghiệm và có tâm huyết với nghề nhưng do lý lịch lịch sử nên đã phải chuyển sang phòng khác, 01 thanh tra viên nghỉ hưu. Thời điểm năm 2015 -2016, TTGSNH Bình Thuận phải bố trí 01 cán bộ thanh tra thường trực tại một trong hai QTDND đang bị kiểm soát đặc biệt (QTDND còn lại thường xuyên

cử 1-2 người đi cơ sở 1-2 ngày để theo dõi, giám sát).

- Đội ngũ cán bộ thanh tra trẻ thiếu kinh nghiệm thực tiễn, thiếu kỹ năng, phương pháp thanh tra, kiểm tra, thiếu chủ động, sáng tạo trong công việc và khả năng làm việc độc lập còn hạn chế. Trong khi đó, thanh tra viên có kinh nghiệm lại thiếu nhiệt huyết, chưa tập trung vào công việc chuyên môn. Bên cạnh đó, cán bộ thanh tra của chi nhánh còn kiêm nhiệm thêm công tác Đoàn thể như Cấp ủy, Ban chấp hành Công đoàn, Ban chấp hành chi đoàn… nên có lúc còn xao lãng, ảnh hưởng đến thời gian và tiến độ thanh tra.

- Chánh thanh tra chưa có kinh nghiệm nhiều trong nghề, nhất là còn ngại va chạm, cọ xát trong hoạt động tham gia Đoàn thanh tra trực tiếp tại các QTDND, chưa thể hiện được kỹ năng, kinh nghiệm để truyền đạt, hướng dẫn.

- Cơ cấu nữ trong TTGSNH Bình Thuận chiếm tỷ trọng quá lớn (gần 80%) và đang trong độ tuổi sinh đẻ, nuôi con nhỏ, hạn chế trong việc đi thanh tra tại chỗ, nhất là đối với những QTDND xa.

- Trong phân công nhiệm vụ chưa hợp lý. Định kỳ ba năm một lần (hoặc do có biến động khác), việc quản lý và giám sát TCTD sẽ được luân phiên thay đổi giữa các cán bộ thanh tra. Theo đó, TTGSNH Bình Thuận đã luân phiên thay đổi việc giám sát, theo các QTDND yếu, kém, cần củng cố, chấn chỉnh cho các cán bộ thanh tra có kinh nghiệm, kỳ cựu trong nghề. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2012-2016, vẫn có thời điểm việc quản lý và giám sát QTDND Chí Công (đang bị kiểm soát đặc biệt từ năm 2015) được giao cho một CBCC trẻ vừa mới hết hạn chuyển đổi vị trí công việc từ phòng Hành chính - Nhân sự) đảm nhiệm; hoặc có thời điểm bỏ sót việc giám sát QTDND Lạc Tánh (không giao nhiệm vụ cho cá nhân nào); hoặc kỳ đại hội đầu năm 2014 của QTDND Chí Công, TTGSNH chi nhánh không bố trí con người tham dự…

Ngoài ra, trước trong và sau giai đoạn 2012-2016, Chánh Thanh travẫn phụ tráchtrực tiếp mảng công tác phòng, chống tham nhũng & tội phạm, khiếu nại tố cáo; chưa thay đổi mảng này cho các Phó Chánh thanh tra (nữ) để gánh vác, đảm

- Công tác chuẩn bị trước khi đi thanh tra chưa sâu kỹ. Trong điều kiện định biên cơ quan giảm, biên chế đầu người cho TTGSNH chưa được tăng thêm, trong khi số đầu mối TCTD ngày càng tăng thêm và số lượng công việc ngày càng tăng, CBCC thanh tra phải cáng đáng thêm công việc ngoài thời gian đi thanh tra, hoặc cả trong thời điểm đi thanh tra.

- Việc bố trí Trưởng đoàn và thành viên tham gia Đoàn thanh tra còn trùng lặp (đối với cùng một QTDND trong những hai đợt thanh tra liên tiếp).Điều này dẫn đến sức ì và có tâm lý chủ quan của Trưởng Đoàn lẫn thành viên Đoàn khi xem xét hồ sơ thanh tra, khó nhận diện và phát hiện tình tiết mới, sai phạm mới. Hơn nữa, các cán bộ thanh tra tiến hành thanh tra, kiểm tra trong một thời gian dài (lặp đi lặp lại nhiều lần) đối với các QTDND có thể dung thứ, dễ dãi hơn đối với việc không tuân thủ pháp luật của đối tượng thanh tra.

- Việc theo dõi và cho ý kiến tham gia đối với khâu ban hành quy chế, nội quy, quy định, quy trình của QTDND có lúc còn chưa được quan tâm kịp thời; đây cũng là một bất lợi trong việc vừa quản lý vừa thanh tra, kiểm tra QTDND. Cán bộ thanh tra chưa quan tâm nghiên cứu chuyên sâu đối với mảng công tác thực hiện chế độ báo cáo thống kê đối với các QTDND (nắm vững thao tác vào chương trình thống kê sẽ thuận lợi hơn trong công tác giám sát từ xa).

- Một số báo cáo kết quả thanh tra của thành viên Đoàn chỉ nêu những tồn tại của đối tượng thanh tra, chưa kết luận cụ thể từng hành vi sai phạm, chưa xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan đến sai phạm do cán bộ thanh tra không nắm rõ quy trình xử lý công việc cụ thể của việc làm sai phạm đó, đồng thời ngại va chạm, đụng chạm, sợ mất lòng, cùng với việc có tư tưởng né tránh phải trực diện với sự việc, với con người tại QTDND.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra còn bất cập. Với lợi thế về trình độ, bằng cấp, lợi thế tuổi trẻ cùng tính chất năng động, nhiệt tình nhưng đội ngũ cán bộ thanh tra còn thiếu kinh nghiệm về chuyên môn, vẫn còn yếu kém, chưa xứng tầm, trong khi đó mạng lưới các TCTD ngày càng gia tăng, nghiệp vụ của TCTD ngày càng đa dạng, phức tạp và được thực hiện bởi công nghệ ngân hàng hiện đại làm

hạn chế không ít đến hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra.

Sự phối hợp giữa các thành viên trong Đoàn thanh tra chưa được nhịp nhàng. Cán bộ thanh tra trẻ hạn chế về kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình làm việc chủ yếu làm theo “lối mòn”, chưa có sự chủ động, sáng tạo trong việc xử lý công việc, chưa có kỹ năng và phương pháp tiến hành thanh tra, trong khi đó cán bộ thanh tra đứng tuổi có kinh nghiệm nhiều hơn thì thái độ làm việc chưa được nghiêm túc, còn xao lãng, chưa tập trung vào chuyên môn nghiệp vụ, tâm lý còn chủ quan.

- Việc tổ chức đúc rút kinh nghiệm còn thưa thớt. Tổ chức họp Đoàn để đúc, rút kinh nghiệm sau khi kết thúc thanh tra cũng là một trong những khâu trong quy trình thanh tra; tuy nhiên, khâu này còn thực hiện đại khái, qua loa, thậm chí không xảy ra. Ngoài việc từng Đoàn tổ chức họp riêng, các Đoàn cần phải có các buổi tọa đàm chung với nhau để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Trong các kỳ họp, Giám đốc cơ quan đã thường xuyên nhắc nhở phải tổ chức họp chuyên đề, tổ chức tọa đàm để đúc rút kinh nghiệm, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có chính thức một cuộc tọa đàm.

- Hoạt động giám sát từ xa đối với QTDND còn nhiều bất cập, chưa gắn kết chặt chẽ với hoạt động thanh tra, nhất là thanh tra đột xuất, nội dung giám sát còn đơn điệu, chưa có hệ thống giám sát trực tuyến đối với hoạt động của các QTDND, năng lực cán bộ giám sát chỉ dừng ở mức giám sát các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trên cơ sở các báo cáo của QTDND, chưa đủ năng lực dự báo, phân tích các chỉ tiêu tài chính để cảnh báo, kiến nghị, chỉ ra các nguy cơ rủi ro trọng yếu tiềm ẩn giúp các QTDND có biện pháp phòng ngừa rủi ro còn hạn chế cũng như hỗ trợ trong việc xác định đối tượng, nội dung thanh tra tại chỗ.

Kết luận Chương II

Từ cơ sở lý luận về hoạt động thanh tra ngân hàng của NHTW, trong Chương 2 tác giả đã làm rõ việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra ngân hàng đối với QTDND tại NHNN Bình Thuận. Theo đó, tác giả đã khái quát ngắn gọn quá trình hình thành QTDND tại địa phương, khái quát kết quả hoạt động của hệ thống QTDND từ năm 2012-2016. Từ đó, đã nêu rõ kết quả hoạt thanh tra tại chỗ của NHNN Bình Thuận đối với các QTDND, đưa ra hạn chế và phân tích sâu kỹ nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động thanh tra tại chỗ của NHNN Bình Thuận nói chung và TTGSNH Bình Thuận nói riêng.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN CỦA NHNN BÌNH THUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động thanh tra đối với quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn của ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh tỉnh bình thuận (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)