MÔ HÌNH ĐƢỜNG CONG PHILLIPS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định mô hình đường cong phillips tại việt (Trang 36)

1.3.1 Đƣờng cong Phillips trong ngắn hạn:

Đường cong Phillips do nhà kinh tế học William Phillips tìm ra, đường cong Phillips ngắn hạn biểu diễn mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn, trong đó trục tung phản ánh tỷ lệ lạm phát còn trục hoành phản ánh tỷ lệ thất nghiệp. Đường cong Phillips dốc xuống từ trái qua phải thể hiện quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp, trong ngắn hạn khi tỷ lệ thất nghiệp giảm

xuống thì tỷ lệ lạm phát sẽ tăng lên và ngược lại khi tỷ lệ lạm phát giảm xuống thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên.

Biểu đồ 1.3: Đƣờng cong Phillips trong ngắn hạn

Tỷ lệ thất nghiệp E2 T0 T2 P0 P2 P1 E0 E1 T1 Tỷ lệ lạm phát

Điểm E0 trên đường cong Phillips tương ứng mới tỷ lệ lạm phát dự tính là P0 và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là T0. Khi tổng cầu trong nền kinh tế giảm sẽ làm tỷ lệ lạm phát giảm từ P0 xuống còn P1 và tỷ lệ thất nghiệp tăng từ T0 lên T1, điểm E0 dịch chuyển đến vị trí E1. Ngược lại tổng cầu trong nền kinh tế tăng sẽ làm tỷ lệ lạm phát tăng từ P0 lên đến P2 và tỷ lệ thất nghiệp giảm từ T0 xuống T2, điểm E0 dịch chuyển đến vị trí E2. Từ đó ta vẽ được đường cong Phillips trong ngắn hạn như trên hình vẽ. Tổng cầu trong nền kinh tế thay đổi có thể do nhiều yếu tố tác động như: chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương, lãi suất, lạm phát được dự đoán, tỷ giá hối đoái, lợi nhuận dự đoán, khối lượng tiền, cầu của chính phủ… Trong những yếu tố kể trên thì chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương là yếu tố tác động mạnh nhất đến tổng cầu

trong nền kinh tế bởi vì khi Ngân hàng Trung ương đặt ra mục tiêu kiềm chế lạm phát, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt đồng nghĩa với việc thực thi các công cụ chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng, bán giấy tờ có giá trên thị trường mở để giảm cung tiền, tăng lãi suất chiết khấu…từ đó làm tăng lãi suất thị trường, giảm đầu tư, tổng cầu trong nền kinh tế giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Ngược lại nếu Ngân hàng Trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng sẽ tác động làm tăng tổng cầu, giảm tỷ lệ thất nghiệp nhưng đồng thời tỷ lệ lạm phát sẽ tăng lên.

Từ mô hình đường cong Phillips ngắn hạn và phân tích trên cho thấy các nhà hoạch định chính sách tiền tệ sẽ phải lựa chọn giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp ở một mức nào cho tối ưu nhất. Do trong ngắn hạn chúng có mối quan hệ nghịch biến nên một nền kinh tế với tỷ lệ lạm phát vừa phải kiểm soát được và tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ là mục tiêu tối ưu của chính sách tiền tệ. Có thể nhận thấy đường cong Phillips ngắn hạn rất hữu ích trong việc hoạch định chính sách kinh tế của chính phủ cũng như chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.

1.3.2 Đƣờng cong Phillips trong dài hạn:

Trong lý thuyết đường cong Phillips trong dài hạn có khái niệm cần tìm hiểu đó là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Có một số quan điểm về khái niệm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên như:

Theo nhà kinh tế học David Begg thì thất nghiệp cân bằng còn được gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động ở trạng thái cân bằng.

Theo kinh tế học thì tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp mà nền kinh tế đạt được ứng với mức sản lượng tiềm năng. Khi sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tiềm năng thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Khi sản

lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

Nội dung lý thuyết đường cong Phillips trong dài hạn:

Theo trường phái chủ nghĩa tiền tệ, hai nhà kinh tế Edmund Phelps và Milton Friedman cho rằng đường cong Phillips dốc xuống từ trái qua phải hay còn gọi là đường cong Phillips ngắn hạn sẽ không đúng trong dài hạn. Họ đưa ra khái niệm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và định nghĩa tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp mà tại đó thị trường lao động cân bằng, số người kiếm được việc bằng số người mất việc. Khi thị trường lao động cân bằng vẫn tồn tại thất nghiệp đó là thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp tự nguyện bao gồm thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển. Theo họ đường cong Phillips trong dài hạn là đường thẳng đứng đi qua mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

Biểu đồ 1.4: Đƣờng cong Phillips trong dài hạn

Tỷ lệ thất nghiệp

U*

Tỷ lệ

lạm phát

(Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên) Đường cong Phillips dài hạn

Đường cong Phillips ngắn hạn (P2)

Đường cong Phillips ngắn hạn (P1) A

D C

Ta có đường cong Phillips trong ngắn hạn là đường cong dốc xuống từ trái qua phải. Ban đầu đường cong Phillips ( P1) có điểm A tại vị trí có mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức lạm phát ban đầu. Khi chính phủ thực hiện các biện pháp tăng trưởng kinh tế giảm tỷ lệ thất nghiệp dẫn đến nền kinh tế phát triển mở rộng, sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp thực tế thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên đồng thời lạm phát tăng lên cao hơn so với lạm phát ban đầu, tương ứng với điểm B trên hình vẽ.

Lạm phát cao này kéo dài trong một thời gian dẫn đến đường cong Phillips (P1) dịch chuyển lên trên đến vị trí đường cong Phillips (P2) như hình vẽ. Khi lạm phát tăng cao, tiền lương của người lao động không đổi dẫn đến thu nhập thực sự của họ bị giảm sút, số người lao động giảm đi. Đồng thời nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, thu hẹp sản xuất kéo sản lượng thực tế bằng với sản lượng tiềm năng kết quả là tỷ lệ thất nghiệp thực tế tăng lên đến mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, tương ứng với điểm C dịch chuyển đến điểm D như trong hình vẽ. Nối điểm A và điểm D ta có đường cong Phillips dài hạn là đường thẳng đứng đi qua mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên như trong hình vẽ.

Như vậy trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp thực tế sẽ xoay quanh tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên trong khi lạm phát phát có xu hướng tăng lên. Qua hình vẽ đường cong Phillips dài hạn và phân tích cho thấy trong dài hạn tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp không có quan hệ nghịch biến như trong ngắn hạn. Có thể nhận thấy đường cong Phillips dài hạn rất có hữu ích cho những nhà làm chính sách kinh tế theo đuổi mục tiêu dài hạn.

Kết luận chƣơng 1

Trong chương này luận văn đã phân tích làm sáng tỏ thêm những vấn đề cơ bản về lạm phát, thất nghiệp và mô hình đường cong Phillips trong ngắn hạn và dài hạn:

Thứ nhất, luận văn đưa ra những vấn đền cơ bản về lạm phát. Trong đó, có đưa

ra khái niệm lạm phát; đo lường lạm phát; phân loại lạm phát; nguyên nhân gây ra lạm phát; tác động của lạm phát.

Thứ hai, luận văn đưa ra những vấn đền cơ bản về thất nghiệp. Trong đó, có

đưa ra khái niệm thất nghiệp; cách xác định tỷ lệ thất nghiệp, phân loại và tác động của thất nghiệp.

Thứ ba, luận văn trình bày nội dung cơ bản về mô hình đường cong Phillips.

Trong đó luận văn phân tích lý thuyết cơ bản của mô hình đường cong Phillips trong ngắn hạn và dài hạn.

Những vấn đề cơ bản được khái quát ở chương 1 của luận văn đã hình thành cơ sở lý thuyết phục vụ cho quá trình nghiên cứu thực hiện các chương tiếp theo của luận văn.

CHƢƠNG 2

KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ĐƢỜNG CONG PHILLIPS TẠI VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2014

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2014

Đơn vị tính: %

Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo thường niên của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam.[14]  Giai đoạn 2000-2004:

Năm 2000 xảy ra hiện tượng giảm phát khi tỷ lệ lạm phát ở mức âm 0,6%, chính phủ đã có biện pháp kích cầu đầu tư và kích thích tiêu dùng, kết quả là nền kinh tế chuyển từ giảm phát sang lạm phát thấp từ năm 2001 đến năm 2003. Trong ba năm này tỷ lệ lạm phát ở nước ta đều ở mức thấp dưới 5%, đến năm 2004 tỷ lệ lạm phát tăng vọt từ mức 3% lên đến 9,5%. Năm 2004 tỷ lệ lạm phát tăng cao do nhiều nguyên nhân

-0.6 0.8 4 3 9.5 8.4 6.6 12.6 19.89 6.52 11.75 18.13 6.81 6.04 1.84 -2 2 6 10 14 18 22 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ lạm phát

trong đó nguyên nhân cơ bản là do giá cả các mặt hàng trên thế giới tăng gây tác động làm tăng giá cả trong nước.

Giai đoạn 2005-2009

Năm 2006 có tỷ lệ lạm phát là 6,6%, đây là tỷ lệ lạm phát lý tưởng cho điều kiện thuận lợi tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở Việt Nam. Bước sang năm 2007 tỷ lệ lạm phát có sự thay đổi đột biến tăng vọt từ 6,6% lên đến 12,6%, lần đầu tiên trong nhiều năm trước đó tỷ lệ lạm phát ở mức 2 con số. Đến năm 2008 tỷ lệ lạm phát tăng lên cao nhất trong vòng nhiều năm với mức 19,89%. Tỷ lệ lạm phát cao của năm 2008 là do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản như:

- Giá dầu thô trên thế giới tăng cao đột biến từ 61,08 USD/thùng lên đến 94,45 USD/thùng điều này đã ảnh hưởng đến giá dầu nhập khẩu làm giá xăng dầu trong nước tăng theo tạo nên sức ép làm tăng chi phí nguyên liệu đầu vào và làm tăng cao giá cả hàng hóa trong nước. Chính diễn biến giá xăng dầu tăng cao trong năm 2008 đã tác động đến diễn biến lạm phát cao xảy ra năm 2008.

Biểu đồ 2.2: Diễn biến giá dầu thô của tổ chức OPEC trong giai đoạn 2002-2014

24.36 28.1 36.05 50.64 61.08 69.08 94.45 61.06 77.45 107.46 109.45 105.87 96.29 0 20 40 60 80 100 120 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Giá dầu (USD/thùng)

- Cung tiền tăng cao đột biến cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản góp phần gây ra lạm phát cao của hai năm 2007-2008.

Bảng 2.1: Cung tiền trong giai đoạn 2005-2009

Đơn vị tính: % tăng so với năm trước

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng phương tiện thanh toán 29,7 33,6 46,1 20,3 29

Nguồn:http://finance.vietstock.vn [37] Vào ngày 07/11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), Việt Nam đã thu hút được một lượng lớn đầu tư từ nước ngoài dẫn đến lượng USD tăng quá lớn trên thị trường ngoại hối và Ngân hàng Nhà nước đã tung tiền VND ra để mua USD vào nhằm bình ổn tỷ giá, chính điều này đã góp phần làm cho cung tiền trong năm 2007 của nền kinh tế tăng lên cao đột biến với mức tăng 46,1% so với năm trước, cung tiền tăng cao dẫn đến cung quỹ cho vay tăng từ đó tác động làm lãi suất thị trường giảm dẫn đến áp lực tăng tổng cầu hàng hóa dịch vụ và giá cả hàng hóa dịch vụ tăng lên gây ra lạm phát cao. Việc cung tiền trong nền kinh tế tăng mạnh là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát cao trong năm 2008. Lạm phát cao trong năm 2008 đã làm cho chính phủ thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khóa thắt chặt để kiềm chế lạm phát, chính vì vậy tỷ lệ lạm phát năm 2009 giảm xuống còn 6,52%.

Giai đoạn 2010-2014

Trong hai năm từ 2010 đến 2011 tỷ lệ lạm phát đều ở mức 2 con số, đặc biệt năm 2011 tỷ lệ lạm phát ở mức rất cao lên đến 18,13%. Lạm phát cao trong hai năm 2010-2011 là do giá cả hàng hóa thiết yếu trên thế giới tăng làm cho giá các hàng hóa nhập khẩu tăng cao tác động đến giá cả trong nước tăng, bên cạnh đó một số mặt hàng

do nhà nước quản lý cũng điều chỉnh tăng như giá điện, giá than…Sau khi xảy ra lạm phát cao của năm 2011, chủ chương của chính phủ chuyển từ theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên kiềm chế lạm phát và kết quả là từ năm 2012 đến năm 2014 tỷ lệ lạm phát được duy trì ổn định ở mức thấp với lần lượt ở mức 6,81% , 6,04% và 1,84%, trong đó năm 2014 là năm có tỷ lệ lạm phát thấp nhất kể từ năm 2002 đến nay.

2.2 Tổng quan về thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2000-2014

Vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam được đề cập vào năm 1986 sau khi Bộ Luật lao động ra đời, nhưng đến năm 1996 mới tiến hành cuộc điều tra đầu tiên về lao động - việc làm. Hiện nay thất nghiệp luôn là đề tài nóng mang tính thời sự và cấp bách trong hoạch định chính sách kinh tế nước ta. Giảm tỷ lệ thất nghiệp cũng như tạo nhiều việc làm là một trong những mục tiêu hàng đầu của các chính sách kinh tế hiện nay. Trong cơ cấu tỷ lệ thất nghiệp cả nước thì tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị chiếm chủ yếu vì lực lượng lao động của cả nước tập trung ở thành thị đông hơn ở nông thôn, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị phản ánh chính xác và rõ nét thực thất nghiệp ở nước ta. Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, bài luận văn phân tích tổng quan về thất nghiệp của Việt Nam ở thành thị giai đoạn 2000-2014.

Bảng 2.2: Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giai đoạn 2000-2014

Đơn vị tính: %

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tỷ lệ thất nghiệp 6,42 6,28 6,01 5,78 5,6 5,31 4,82

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tỷ lệ thất nghiệp 4,64 4,65 4,64 4,29 3,6 3,25 3,58 3,43

Giai đoạn 2000-2006

Giai đoạn này tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta luôn ở mức cao, trong giai đoạn này thì năm 2000 có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là 6,42% và năm 2006 có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất cũng lên đến 4,82%. Đây là giai đoạn mà nước ta chưa hội nhập quốc tế nhiều, chưa thu hút được nhiều các nhà đầu tư nước ngoài nên chưa tạo được nhiều công việc cho người lao động. Đến cuối năm 2006 Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), từ sư kiện này dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI vào Việt Nam tăng đột biến từ 4,1 tỷ USD của năm 2006 lên đến 8,03 tỷ USD trong năm 2007, điều này đã có tác động góp phần làm cho tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 4,82% xuống còn 4,64%. Qua số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam thì dòng vốn FDI ở Việt Nam có xu hướng tăng và luôn ở mức cao từ năm 2007 đến nay.

Biểu đồ 2.3: Vốn FDI thực hiện giai đoạn 2000-2014

Đơn tính tính: tỷ USD

Nguồn: tác giả tổng hợp từ Tổng Cục Thống Kê Việt Nam [14]

2.41 2.45 2.59 2.65 2.8 3.3 4.1 8.03 11.5 10 11 11.04 10.5 11.5 12.4 0 2 4 6 8 10 12 14 2000 2001 20022003 2004 20052006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 FDI FDI

Các doanh nghiệp FDI góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tác động tích cực làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta. Các doanh nghiệp FDI trực tiếp tạo việc làm thông qua tuyển dụng lao động ở Việt Nam, bên cạnh đó còn gián tiếp tạo việc làm thông qua tạo điều kiện thuận lợi cho hình thành và phát triển của các doanh nghiệp khác cung cấp hàng hóa dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI. Dòng vốn FDI có tác động tích cực cả về mặt số lượng và chất lượng, ngoài tạo thêm số lượng việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định mô hình đường cong phillips tại việt (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)