Để kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa lạm phát và thất nghiệp xem lạm phát có tác động đến thất nghiệp và ngược lại tác giả tiến hành kiểm định Pairwise Granger Causality Test giữa các cặp biến.
Có 4 trường hợp có thể xảy ra :
(1) Lạm phát tác động đến thất nghiệp nhưng thất nghiệp không tác động đến lạm phát.
(2) Thất nghiệp tác động đến lạm phát nhưng lạm phát không tác động đến thất nghiệp.
(3) Lạm phát tác động đến thất nghiệp và thất nghiệp cũng tác động đến lạm phát. (4) Lạm phát và thất nghiệp không có tác động đến nhau.
Giả thiết:
H0: Lạm phát (thất nghiệp) không có tác động nhân quả tới thất nghiệp (lạm phát).
H1: Lạm phát (thất nghiệp) có tác động nhân quả tới thất nghiệp (lạm phát). Kiểm định:
Nếu P-value > α (1%, 5%, 10%) : chấp nhận H0
Nếu P-value < α (1%, 5%, 10%) : bác bỏ H0
Tác giả thực hiện kiểm định Granger Causality với lags bằng 1 trên phần mềm Eviews được kết quả như sau:
Pairwise Granger Causality Tests Date: 08/12/15 Time: 12:02 Sample: 1990 2014
Lags: 1
Null Hypothesis: Obs
F-
Statistic Prob. THATNGHIEP does not Granger Cause
LAMPHAT 24 0.14226 0.7098
LAMPHAT does not Granger Cause
THATNGHIEP 0.02951 0.8652
Bảng 2.11: Kết quả kiểm định Granger Causality
Giả thiết H0 P-value Kết luận *
Biến động của thất nghiệp không có ảnh hưởng đến biến động của lạm phát.
0.7098 Chấp nhận giả thiết H0
Biến động của lạm phát không có ảnh hưởng đến biến động của thất nghiệp.
0.8652 Chấp nhận giả thiết H0
Kết quả kiểm định cho thấy với độ trễ là 1 năm thì P-value = 0.7098 > 0.05 và P-value = 0.8652 > 0.05 do đó kết luận thất nghiệp không ảnh hưởng đến lạm phát và lạm phát cũng không ảnh hưởng thất nghiệp vì p-value > 0.05. Tác giả cũng đã kiểm định với các độ trễ từ 1 năm đến 7 năm thì đều nhận thấy có kết quả là p-value > 0.05. Qua đó tác giả kết luận không tồn tại mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn, như vậy kết quả phân tích định lượng cho thấy phù hợp với lý thuyết.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam.
Thứ nhất, luận văn nêu lên tổng quát thực trạng lạm phát và thất nghiệp ở Việt
Nam giai đoạn 2000-2014. Từ đó đánh giá phân tích thực trạng lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam theo từng giai đoạn cụ thể.
Thứ hai, luận văn đã trình bày đường cong Phillips tại Việt Nam giai đoạn
2000-2014.
Thứ ba, luận văn đã phân tích và đánh giá mối quan hệ giữa lạm phát và thất
nghiệp ở Việt Nam. Trong đó, luận văn đã kết hợp phân tích định tính và định lượng về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam, qua phân tích luận văn đưa ra kết luận và củng cố thêm lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn.
Từ kiểm định mô hình đường cong Phillips tại Việt Nam và phân tích thực trạng mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam, đây là cơ sở quan trọng để luận văn đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao tính ứng dụng của đường cong Phillips vào hoạch định chính sách kinh tế và đề xuất các chính sách giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁT NÂNG CAO TÍNH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐƢỜNG CONG PHILLIPS TẠI VIỆT NAM
Lạm phát và thất nghiệp luôn là vấn đề vĩ mô quan trọng trong chính sách kinh tế của một quốc gia. Để biết tác động của lạm phát đến thất nghiệp ta cần phân tích đầy đủ tác động của lạm phát đến nền kinh tế ứng với từng đặc điểm kinh tế của mỗi quốc gia và trong từng thời kỳ giai đoạn khác nhau. Trong phạm vi bài nghiên cứu tác giả dựa trên cả phương pháp định tính và định lượng để tìm hiểu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp. Vấn đề đặt ra cần giải quyết đó là cân bằng được lạm phát và thất nghiệp, vừa đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát và giảm tỷ lệ thất nghiệp.
3.1 Định hƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2020:
Theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 [15] đã được thông qua tại Đại hội đại biểu Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XI, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước ta là:
3.1.1 Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của nƣớc ta:
Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược.
Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển.
Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao, đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nƣớc ta:
Mục tiêu tổng quát:
Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.
Mục tiêu kinh tế:
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30 - 35% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30 - 35% lao động xã hội. Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế, thu hút các nhà đầu tư lớn, có công nghệ cao, công nghệ nguồn, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Mục tiêu văn hóa xã hội:
Xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công bằng, văn minh. Đến năm 2020, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới. Tốc độ tăng dân số ổn định ở mức khoảng 1%, lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5 - 2%/năm, phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được bảo đảm. Phát triển mạnh nguồn nhân lực, Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật.
3.2 Quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về vấn đề lạm phát và lao động – việc làm:
Quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về vấn đề lạm phát:
Theo nghị quyết số 10/2011/QH13 [22] về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015, quan điểm của chính phủ về vấn đề lạm phát là: “Tiếp tục kiên trì kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị sức mua đồng tiền. Thực hiện chính sách tiền tệ với mục tiêu hàng đầu là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát để đảm bảo tương thích giữa tăng tổng phương tiện thanh toán, tăng dư nợ tín dụng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế tăng chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 5% -7% vào năm 2015”.
Theo mục tiêu và giải pháp lớn về điều hành chính sách tiền tệ năm 2015 thì quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về vấn đề lạm phát là: “Điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, không chủ quan với lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý,
hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát, bảo đảm giá trị đồng Việt Nam…”
Quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về vấn đề lao động – việc làm:
Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 [15], quan điểm của chính phủ về vấn đề lao động - việc làm là: “Thực hiện tốt các chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, thu nhập nhằm khuyến khích và phát huy cao nhất năng lực của người lao động. Bảo đảm quan hệ lao động hài hoà, cải thiện môi trường và điều kiện lao động. Đẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi trọng đào tạo nghề, đẩy mạnh đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực để nâng cao năng suất lao động trong toàn bộ nền kinh tế. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho các đối tượng chính sách, người nghèo, lao động nông thôn và vùng đô thị hoá...”
Trong nghị quyết số 10/2011/QH13 [22] về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015, chính phủ cũng đề ra chỉ tiêu cụ thể về vấn đề giảm tỷ lệ thất nghiệp và lao động – việc làm là: số lao động được tạo việc làm trong 5 năm 2011-2015 là 8 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị đến năm 2015 dưới 4%, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đạt 55% vào năm 2015.
Đặc biệt theo luật số 38/2013/QH13 [19], Luật việc làm có nêu lên rõ chính sách của nhà nước về việc làm:
- Có chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiền lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động.
- Có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp.
- Có chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
- Có chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên mô kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
- Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số.
Như vậy: quan điểm và định hướng của chính phủ về vấn đề lạm phát và thất nghiệp đó là ưu tiên mục tiêu ổn định giá trị sức mua đồng Việt Nam, kiểm soát tỷ lệ lạm phát, từ việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tác động tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo nhiều việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Quan điểm này được cụ thể hóa rõ nét thông qua báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII ngày 20/10/2014, khi mục tiêu về lạm phát và giảm tỷ lệ thất nghiệp của năm 2015 đặt ra là tốc độ tăng giá tiêu dùng khoảng 5% và tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 4%. Với mục tiêu tỷ lệ lạm phát năm 2015 là 5% cho thấy định hướng của nước ta là kiểm soát và duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức thấp chỉ với một con số. Bên cạnh mục tiêu về lạm phát, theo nghị quyết số 77/2014/QH13 [21] về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 quan điểm của chính phủ nước ta về giải quyết vấn đề thất nghiệp là: “Gắn giải quyết việc làm với nâng cao chất lượng và điều kiện làm việc, tăng tỷ lệ lao động qua
đào tạo có chứng chỉ, tay nghề cao”. Với quan điểm này của chính phủ cho thấy ngoài mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp về số lượng, chính phủ còn đưa ra mục tiêu về nâng cao chất lượng việc làm.
3.3 Ứng dụng đƣờng cong Phillips tại Việt Nam:
Dựa vào lý thuyết đường cong Phillips về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, các nhà làm chính sách kinh tế có thể vận dụng lý thuyết này để đưa ra chính sách kinh tế hợp lý.
Trong ngắn hạn, khi xây dựng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cần dựa vào nguyên tắc đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp để chính phủ có thể lựa chọn ưu tiên mục tiêu trong từng chính sách và trong từng thời kỳ. Theo đó, một nền kinh tế có thể đạt được một mức độ thất nghiệp thấp hơn nếu sẵn sàng chấp nhận tỷ lệ lạm phát cao hơn và ngược lại. Điều này hoàn toàn phù hợp vì trong ngắn hạn nếu mục tiêu đặt ra là tăng trưởng kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp thì chính phủ sẽ có xu hướng thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tài khóa mở rộng để tăng tổng cầu trong nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên tạo được thêm nhiều việc làm nhưng đồng thời giá cả hàng hóa tăng lên, lạm phát tăng lên. Ngược lại nếu mục tiêu đặt ra là giảm lạm phát thì chính phủ sẽ có xu hướng thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khóa thắt chặt để giảm tổng cầu trong nền kinh tế và giá cả hàng hóa giảm xuống nhưng đồng thời tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng giảm xuống và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Tuy nhiên thực tế cho thấy có những giai đoạn khi lạm phát tăng lên nhưng tỷ lệ thất nghiệp không giảm xuống, cụ thể ở nước ta trong những năm lạm phát rất cao như năm 2008 và năm 2011 thì tỷ lệ thất nghiệp không hề giảm mà những năm tỷ lệ lạm phát tăng nhẹ như giai đoạn 2001-2005 thì tỷ lệ thất nghiệp mới giảm, điều này cho thấy một tỷ lệ lạm phát tăng thích hợp tùy vào mỗi quốc gia và tùy vào mỗi giai đoạn mới có tác động làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Trong dài hạn, khi xây dựng chính sách kinh tế các nhà kinh tế cũng ứng dụng lý thuyết đường cong Phillips trong dài hạn là trong dài hạn lạm phát và thất nghiệp không tác động đến nhau mà tỷ lệ thất nghiệp xoanh quanh tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp mà nền kinh tế có sản lượng thực tế bằng với sản lượng tiềm năng của một quốc gia, là mức thất nghiệp tối thiểu mà nền