- Tất cả bệnh nhân nghiên cứu được khám lâm sàng, hỏi kỹ tiền sử bệnh và các yếu tố liên quan đến bệnh, chỉ định và chống chỉ định điều trị theo mẫu bệnh án nghiên cứu đã được chuẩn bị trước.
- Trực tiếp thăm khám, đo tầm vận động khớp cho tất cả bệnh nhân trước điều trị, sau điều trị 10 ngày và sau điều trị 20 ngày.
- Quan sát, đánh giá và tham khảo tất cả kết quả chụp xquang, kết quả siêu âm khớp gối.
Các kết quả được ghi vào bệnh án nghiên cứu thống nhất.
2.5.1. Lâm sàng
* Đo chiều cao, cân nặng, tính chỉ số BMI
Sử dụng cân bàn TZ 120 Heath Scale Trung Quốc có gắn thước đo chiều cao. Được tiến hành vào buổi sáng, bệnh nhân nhịn ăn sáng, mặc quần áo mỏng, cởi bỏ dày dép, cân chính xác đến 0,1kg.
- Đo chiều cao: bệnh nhân đứng thẳng người theo tư thế đứng nghiêm, bốn điểm phía sau là chẩm, lưng, mông và gót chân sát thước đo. Từ từ hạ xuống thành ngang của thước đo chạm điểm cao nhất của đỉnh đầu thì dừng lại và đọc kết quả. Đơn vị của chiều cao được tính bằng (m), số đo được tính chính xác đến 0,5 cm.
- Đo cân nặng: bệnh nhân được đo cân nặng đồng thời với đo chiều cao trên cùng bàn cân SMIC. Đơn vị đo là kg và được tính chính xác đến 0,1 kg.
- Tính chỉ số khối cơ thể (BMI) theo công thức:
2 h P BMI Trong đó: P: cân nặng (kg); h: chiều cao (m).
Bảng 2.1. Đánh giá chỉ số BMI cho người châu Á trưởng thành (WHO – 1998) [4]. BMI (kg/m2) Phân độ < 18,5 gầy 18,5- 22,9 Bình thường 23,0- 24,9 Thừa cân 25- 29,9 Béo phì độ I 30,0 Béo phì độ II
* Đ ánh giá mứ c đ ộ đ au trư ớ c đ iề u trị , sau 10 ngày
và sau 20 ngày đ iề u trị :
- Đánh giá dựa vào thang nhìn VAS
Trên thang nhìn bệnh nhân sẽ chọn khoảng phù hợp nhất với mức độ đau của mình. Quy ước mức 0 là không đau, mức 10 là đau dữ dội không chịu đựng nổi.
Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Không đau Đau nhẹ Đau vừa Đau nhiều Đau dữ dội
Bảng 2.2. Phân loại mức độ đau và cách cho điểm dựa vào thang nhìn VAS
Phân loại Mức độ đau Thang điểm
Mức 0 Không đau 4
Mức 0 - 3 Đau nhẹ 3
Mức 4 - 6 Đau vừa 2
Mức 7 - 8 Đau nhiều 1
Mức 9 - 10 Đau dữ dội 0
* Đánh giá sự tiến bộ về tầm vận động khớp trước điều trị, sau 10 ngày và sau 20 ngày điều trị:
gối có 2 tư thế cử động là gập và duỗi, đo tầm vận động khớp gối gấp, tư thế bệnh nhân nằm sấp, chân duỗi thẳng, xác định 3 điểm cố định:
+ Điểm tựa: mỏm trên lồi cầu ngoài xương đùi + Nhánh cố định: mấu chuyển lớn xương đùi. + Nhánh di động: mắt cá ngoài. Số đo bình thường từ 0- 135° Hình 2.1. Hình ảnh đo tầm vận động khớp gối Bảng 2.3. Đánh giá sự tiến bộ về tầm vận động khớp Mức độ Tầm vận động khớp gối gấp Điểm Tốt 121o - 135o 4 Khá 91o - 120o 3 Trung bình 60o - 90o 2
Kém < 60o 1
* Đánh giá sự phục hồi chức năng vận động trước điều trị, sau 10 ngày và sau 20 ngày điều trị:
Bảng 2.4. Đánh giá chức năng theo chỉ số Womac của chi dưới (Tổng điểm tối đa là 50 điểm)
Khả năng thực hiện Mức độ Điểm
1. Đi xuống cầu thang 2. Đi lên cầu thang 3. Ngồi và đứng lên 4. Đứng
5. Cúi người về phía trước 6. Đi bộ ở mặt phẳng 7. Rời khỏi giường 8. Ngồi xổm
9. Ngồi hoặc đứng dậy từ toilet 10. Duy trì công việc nhà
Thực hiện dễ dàng 5
Thực hiện được 4
Khó thực hiên 3
Rất khó thực hiên 2
Không thực hiện được 1
Bảng 2.5. Đánh giá sự cải thiện chức năng sinh hoạt theo thang điểm Womac
Kết quả điều trị Điểm
Tốt 40 - 50
Trung bình 30 - 39
Kém <30
2.5.2. Cận lâm sàng
- Chụp xquang quy ước 2 khớp gối tư thế thẳng, nghiêng, ở tất cả các bệnh nhân nghiên cứu.
- Làm các xét nghiệm: Công thức máu, điện tim, nước tiểu toàn phần 10 thông số.