Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng phương pháp sóng ngắn tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh thái nguyên​ (Trang 63 - 69)

4.1.1. Đặc điểm phân bố nhóm nghiên cứu theo giới

Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.1) cho thấy bệnh lí thoái hóa khớp gối nguyên phát có thể gặp ở cả nam và nữ. tuy nhiên không có sự chênh lệch nhiều giữa 2 giới, tỷ lệ nữ / nam xấp xỉ (1,07/1). Trong đó, nhóm NC tỷ lệ nữ 53,3%, nam 46,7%, nhóm chứng tỷ lệ nam, nữ như nhau bằng 50%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự chênh lệch so với các nghiên cứu khác tại Việt nam, tỉ lệ nữ / nam của các nghiên cứu khác cao hơn nghiên cứu của chúng tôi, do số mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn nhỏ chỉ giới hạn trong 60 bệnh nhân.

- Đoàn Việt Quân 33: Nghiên cứu đánh giá trên 66 bệnh nhân thay khớp gối toàn phần do thoái hoá tại bệnh viện Việt Đức thời gian từ 11/2012- 4/2013 cho thấy bệnh nhân nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ nữ / nam xấp xỉ 2,33/1.

- Trần Thị Ái Nhung 30: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của liệu pháp tiêm SODIUM HYALURONIC (HYALGAN) nội khớp kết hợp với một số phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng trong điều trị thoái hóa khớp gối năm 2011 - 2012 kết luận về đối tượng nghiên cứu nữ gấp 4 lần so với tỉ lệ ở nam giới.

- Tác giả Phạm Thị Quyên 34: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh siêu âm sụn khớp và màng hoạt dịch của 60 bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2012 - 2013 cho thấy bệnh nhân nữ nhiều hơn nam giới, tỷ lệ nữ / nam bằng 2/1.

Thế giới: - Bayram Unver và cộng sự nghiên cứu 244 bệnh nhân thay khớp gối ở Thổ Nhĩ Kỳ trong đó có 17 nam và 227 nữ 49.

Điều này cũng phù hợp theo khoa học nữ giới thoái hoá khớp sớm hơn nam giới do ảnh hưởng nội tiết tố nữ suy giảm, thoái hoá khớp gối hay gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh.

4.1.2. Đặc điểm về tuổi của nhóm nghiên cứu

Bảng 3.2 cho thấy phần lớn ĐTNC tuổi 70 ở cả 2 nhóm, nhóm NC 43,4% và nhóm chứng chiếm 53,4%. Độ tuổi trung bình ở nhóm NC là (68,6 tuổi), nhóm chứng (68,1 tuổi). Bệnh nhân trong nhóm tuổi < 60 chiếm tỉ lệ thấp nhất (nhóm NC 19,9%, nhóm chứng 16,6%), so với các tác giả trong nước không thấy có sự khác biệt.

- Nghiên cứu của Trần Thị Vui và cộng sự 40 Đánh giá kết quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp siêu âm trị liệu trên mày US - 750 từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 9 năm 2014 kết luận nhóm tuổi 70 chiếm tỷ lệ cao nhất (48,3%)

- Nghiên cứu của Đoàn Việt Quân: nhóm tuổi 60 chiếm 77% 33, nghiên cứu của chúng tôi nhóm tuổi 60 chiếm 83%.

Điều này phù hợp với bệnh lý thoái hóa khớp gối chủ yếu gặp ở bệnh nhân lớn tuổi. Do sự mất cân bằng giữa sự tổng hợp và hủy sụn, xương dưới sụn 5, 9, 10, 86. Và trong nghiên cứu của chúng tôi sở dĩ nhóm bệnh nhân cao tuổi như vậy là do đặc thù của bệnh viện chủ yếu là bệnh nhân cao tuổi đến khám và điều trị. Với các tiến bộ của y học, tuổi thọ của con người đã đạt tới con số 70 ở hầu hết các quốc gia và 80 ở nhiều quốc gia trên thế giới, số người cao tuổi ngày càng gia tăng và chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội. Khi tuổi thọ của con người ngày càng cao, tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa xương khớp (nói chung) và thoái hóa khớp gối (nói riêng) sẽ ngày càng cao, Bs Lê Anh Thư (2011) bệnh viện Chợ Rẫy nghiên cứu đề tài: "Điều trị thoái hóa khớp ở người có tuổi". Vì cũng như mọi quá trình sống, con người vẫn phải phát triển theo quy luật chung của tạo hóa và đến khi có tuổi mỗi chúng ta đều khó tránh khỏi hiện tượng đau nhức mỏi xương khớp và hạn chế khả năng vận động, ảnh hưởng đến chức năng sinh hoạt do các khớp bị thoái hóa 5. Tuổi càng cao thì nguy cơ thoái hóa càng nhiều, những tổn thương thoái hóa một khi đã hình thành thì sẽ tồn tại mãi và khi đạt tới một giới hạn nào đó sẽ có những biểu hiện bệnh lý trên lâm sàng. Nghiên cứu của Đoàn Việt Quân còn cho thấy Bệnh nhân trong nhóm tuổi < 60 chiếm tỉ lệ không nhỏ (33,0%)33 đây là lứa tuổi lao động là nhân lực chính trong gia đình làm ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội nên bị bệnh lý thoái hóa khớp gối làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt cũng như vật chất của bệnh nhân. Như vậy ở lứa tuổi lao động đã gặp những bệnh nhân thoái hóa khớp gối có triệu chứng lâm sàng điển hình phải nghỉ việc đến viện điều trị. Vì vậy bệnh có ý nghĩa xã hội lớn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống và hiệu quả lao động, đời sống kinh tế của gia đình người bệnh và xã hội.

- Trong nghiên cứu 60 bệnh nhân tại bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên (biểu đồ 3.1) cho thấy phần lớn ĐTNC có chỉ số BMI trong giới hạn bình thường (50,0%), trong đó nhóm NC 43,3%, nhóm chứng 56,7%. Bệnh nhân thừa cân chiếm tỉ lệ 23,4% (nhóm NC 33,3%, nhóm chứng 13,3%). Trong khi ở các nghiên cứu và báo cáo khác 3, 13, 15 thì tỷ lệ bệnh nhân thừa cân, béo phì cao hơn, do giới hạn mẫu nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 60 bệnh nhân nên kết quả có sự chênh lệch với các nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Phạm Thị Quyên cho thấy 46,7% bệnh nhân thoái hóa khớp gối có thừa cân, béo phì điều này khoa học đã chứng minh nguyên nhân do khớp gối phải chịu đựng tình trạng quá tải trong thời gian dài. Như vậy tình trạng dư cân ở một số nghiên cứu về thoái hóa khớp gối ở một số tác giả được coi là có nguy cơ cao. Một số phương pháp điều trị cũng khuyến cáo đưa liệu pháp giảm bớt cân nặng bệnh nhân để giảm tải cho khớp gối 42.

- Bảng 3.3. Cho thấy trong 60 bệnh nhân thoái hóa khớp gối của 2 nhóm nghiên cứu, có 22 người không mắc bệnh kèm theo (46,7% ở nhóm NC và 26,7% ở nhóm chứng), 25 người mắc tăng huyết áp (40,0% ở nhóm NC và 43,3% ở nhóm chứng). Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.5 cho thấy phần lớn bệnh nhân tổn thương cả 2 khớp 55/60 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 91,7% (với 93,3% ở nhóm NC, 90,0% ở nhóm chứng) kết quả này tương đương với nghiên cứu của Phạm Thị Quyên (81,7%) tổn thương khớp gối 2 bên. Thoái hoá khớp thường bị cả 2 bên điều này phù hợp với cơ chế của thoái hóa khớp gối. Tổn thương khớp gối trái là 4 bệnh nhân (chiếm tỉ lệ 6,7%). Tổn thương khớp gối phải chỉ có 1 bệnh nhân (1,7%). Nghiên cứu của Trần Thị Ái Nhung chỉ ra đa số bệnh nhân tổn thương khớp gối phải (47,27% ở nhóm can thiệp và 50,91% ở nhóm đối chứng) tác giả cho rằng tổn thương chủ yếu ở khớp chân thuận (bên phải) chứng tỏ tình trạng vận

động, chịu tải kéo dài, vi chấn hương do nghề nghiệp ảnh hưởng tới quá trình lão hóa của khớp gối phải.

4.1.3. Đặc điểm nhóm can thiệp và nhóm chứng

Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành thông qua lựa chọn ngẫu nhiên, bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa khớp gối nguyên phát theo tiêu chuẩn: ACR - 1991, giai đoạn 1, 2, 3, theo tiêu chuẩn chẩn đoán trên xquang Kellgren và Lawrence, phân loại thoái hóa khớp và tiêu chuẩn loại trừ 66. Đối tượng nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên là bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Thái Nguyên từ tháng 8/ 2014 đến tháng 6/2015. Giả định cần thiết để đối chiếu kết quả điều trị của 2 nhóm là phải có sự tương đồng về số lượng, đặc điểm chung, đặc điểm lâm sàng, giai đoạn bệnh.

Tổng số bệnh nhân lựa chọn vào 2 nhóm là 30 bệnh nhân mỗi nhóm với nhóm NC (n=58 khớp) và nhóm chứng (n=57 khớp).

Tất cả các bệnh nhân trong 2 nhóm đều được điều trị 20 ngày thủ thuật phục hồi chức năng.

Đặc điểm về tuổi của 2 nhóm cho thấy không có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê, với nhóm tuổi thường gặp chiếm tỷ lệ cao là ≥ 70 tuổi.(bảng 3.2)

Đặc điểm về giới cũng được kiểm định và nhận được kết quả có sự tương đồng về giới, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. (bảng 3.1)

Đặc điểm về chỉ số BMI của 2 nhóm cho thấy không có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê. (biểu đồ 3.1)

Đặc điểm về thời gian mắc bệnh của 2 nhóm(bảng 3.4) cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Vị trí khớp bị tổn thương của cả 2 nhóm cho thấy đa số bị tổn thương cả hai bên chiếm tỉ lệ > 90% ở cả 2 nhóm.

Đánh giá trước điều trị (T0) về mức độ đau khớp gối theo thang điểm VAS và tầm vận động (bảng 3.6) cho thấy sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm, ĐTNC chủ yếu có tầm vận động trung bình, kém và đau mức độ nặng, không có bệnh nhân nào không bị đau khi vào viện.

Bảng 3.7. Cho thấy chức năng sinh hoạt của 2 nhóm ĐTNC trước điều trị tương đương nhau, phần lớn bệnh nhân của 2 nhóm đều bị ảnh hưởng nhiều và rất nhiều đến chức năng sinh hoạt.

Phân loại tổn thương khớp trên xquang theo tiêu chuẩn của Kellgren và Lawrence (bảng 3.8) cho thấy đa số tập trung ở mức độ II, III ở cả 2 nhóm, sự khác biệt về tổn thương khớp trên xquang không có ý nghĩa thống kê.

Như vậy với sự tương đồng của nhóm chứng và nhóm NC về các đặc tính tuổi, giới, BMI, tình trạng đau lúc vào, tầm vận động khớp gối, chức năng sinh hoạt, tổn thương khớp trên xquang của bệnh nhân, chúng tôi khẳng định có thể so sánh kết quả của 2 nhóm trong nghiên cứu này về hiệu quả sau khi điều trị bệnh.

Bảng 3.6. Cho thấy trong lần khám đầu tiên trước điều trị (T0), phần lớn bệnh nhân bị đau khớp gối ở mức độ nặng chiếm tỉ lệ (75,9% ở nhóm NC và 87,7 % ở nhóm chứng), đau nhẹ < 7%, không có bệnh nhân nào không đau. Tầm vận động khớp gối ở (T0) bảng 3.6. cũng cho thấy ĐTNC chủ yếu có tầm vận động ở mức độ trung bình và mức độ kém (chiếm tỉ lệ 89,7% ở nhóm NC, 80,7% ở nhóm chứng). Tầm vận động ở mức độ khá và tốt (chỉ chiếm 10,3% ở nhóm NC, 19,3% ở nhóm chứng). Nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của Trần Thị Ái Nhung 30, Trần Thị Vui 40.

Vận động là chức năng chính của khớp gối, khớp gối tham gia hầu hết các cử động chi dưới. Thang điểm Womac thông qua 10 chức năng chính của chi dưới, nhằm đánh giá khả năng suy giảm chức năng vận động của khớp gối thông qua các chỉ số như đi xuống cầu thang, đi lên cầu thang, ngồi và đứng

lên, đứng, cúi người về phía trước, đi bộ trên mặt phẳng, rời khỏi giường, ngồi hoặc đứng dậy từ toilet, duy trì công việc nhà. Thang điểm đánh giá tối thiểu là 1 điểm (không thực hiện được), tối đa 5 điểm (thực hiện dễ dàng). Nghiên cứu của chúng tôi đánh giá trên 60 bệnh nhân vào viện do thoái hóa khớp gối nguyên phát, cho kết quả thang điểm Womac chủ yếu ở mức độ ảnh hưởng nhiều và rất nhiều (từ 10 - 29 điểm). Như vậy chức năng vận động khớp gối của đối tượng nghiên cứu khi vào viện chủ yếu là khó thực hiện với các hoạt động bình thường, gây ảnh hưởng tới chức năng sinh hoạt của người bệnh. Do vậy điểm Womac cũng là một chỉ số để đánh giá hiệu quả điều trị phục hồi chức năng của khớp gối.

Bảng 3.7. Cho thấy trước điều trị (T0), nhóm bệnh nhân có chức năng sinh hoạt bị ảnh hưởng nhiều chiếm tỉ lệ cao nhất (75,9% ở nhóm NC và 66,7% ở nhóm chứng). Ảnh hưởng rất nhiều là 10,3% ở nhóm NC và 15,8% ở nhóm chứng, không ảnh hưởng tới chức năng sinh hoạt chiếm tỉ lệ thấp: 5,2% ở nhóm NC và 3,5% ở nhóm chứng.

- Bảng 3.8. Tổn thương khớp gối trên xquang ở (T0) cho thấy phần lớn bệnh nhân tổn thương khớp giai đoạn II, III trong đó đa số giai đoạn III chiếm tỉ lệ 53,4% ở nhóm NC và 56,1% ở nhóm chứng. Không có bệnh nhân tổn thương giai đoạn IV trong nghiên cứu này. Trong 60 bệnh nhân ở 2 nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 57 bệnh nhân (chiếm 95%) tổn thương độ 2, 3, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Quyên (94,5%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng phương pháp sóng ngắn tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh thái nguyên​ (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)