Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng phương pháp sóng ngắn tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh thái nguyên​ (Trang 69 - 75)

Mục đích của điều trị là loại trừ triệu chứng đau, giải quyết các chức năng sinh hoạt, cải thiện tầm vận động khớp, cải thiện tâm lí cho bệnh nhân.

4.2.1. Kết quả điều trị giảm đau

Các tác giả đều cho rằng trong thoái hóa khớp gối, đau là triệu chứng cơ năng chính và là lí do hàng đầu khiến bệnh nhân phải đến viện khám và

điều trị. Đau là một trong những dấu hiệu gây khó chịu với bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối trong khoảng thời gian dài. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng hầu hết bệnh nhân đã bị thoái hóa khớp gối từ lâu khi đau mới tới bệnh viện điều trị. Do vậy, mặc dù dấu hiệu đau không được coi là dấu hiệu sớm, nhưng ở những bệnh nhân thoái hóa khớp gối mạn tính, tiến triển thì đau là dấu hiệu chính để bệnh nhân phải tới bệnh viện khám và điều trị, hiệu quả điều trị được đánh giá cải thiện tốt nếu giảm được dấu hiệu cơ năng này. Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng thang điểm đau theo tiêu chuẩn VAS, đánh giá ở các thời điểm trước điều trị, sau điều trị 10 ngày và sau điều trị 20 ngày.

- Điểm VAS trung bình ở lần khám đầu tiên trước điều trị (T0) của 2 nhóm tương đương nhau, nhóm NC (7,36 ± 1,9), nhóm chứng (7,46 ± 1,3) (bảng 3.9), trong đó bệnh nhân bị đau ở mức độ nặng chiếm tỉ lệ cao nhất (75,9% ở nhóm NC và 87,7 % ở nhóm chứng), không có bệnh nhân nào không đau, tỉ lệ bệnh nhân không đau (0% ở cả 2 nhóm) (bảng 3,10), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

- Sau 10 ngày điều trị (T10): Điểm VAS trung bình của 2 nhóm đều giảm, nhóm NC (4,83 ± 1,4), nhóm chứng (5,42 ± 1,3), mức chênh điểm VAS trung bình T10-T0 ở nhóm NC (2,53 ± 1,4) nhiều hơn so với nhóm chứng (2,03 ± 0,8).

- Sau 20 ngày điều trị (T20): ở nhóm NC kết quả thay đổi rõ thể hiện mức đau của bệnh nhân giảm hơn nhiều so với nhóm chứng, tỉ lệ không đau ở nhóm NC (51,7%) cao hơn hẳn nhóm chứng (14,0%), không còn bệnh nhân nào đau mức nặng ở cả 2 nhóm, điểm VAS trung bình (T20) ở nhóm NC (1,24 ± 0,2) thấp hơn hẳn nhóm chứng (2,95 ± 2,1), mức chênh điểm VAS trung bình T20-T0 ở nhóm NC (6,12 ± 2,3) cao hơn hẳn so với nhóm chứng (4,70 ± 1,8), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Kết quả trên cho thấy, sau điều trị cả 2 nhóm chứng và nhóm NC đều được cải thiện dấu hiệu

đau nhưng nhóm NC kết quả giảm đau tốt hơn nhiều so với nhóm chứng. Điều này chứng tỏ rằng nhóm bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp sóng ngắn có tác dụng giảm đau tốt hơn nhóm chứng. Hiệu quả giảm đau của phương pháp điều trị sóng ngắn thể hiện khá rõ ở thời điểm sau 10 ngày điều trị và hiệu quả giảm đau càng thể hiện rõ hơn ở thời điểm sau 20 ngày điều trị. Cụ thể điểm VAS ban đầu ở 2 nhóm tương đương nhau (7,36 ± 1,9) ở nhóm NC và (7,46 ± 1,3) ở nhóm chứng, sau điều trị hầu hết các bệnh nhân đều có chuyển biến tốt, từ thời điểm 10 ngày điều trị (T10) trở đi sự khác biệt giữa 2 nhóm càng rõ rệt mức chênh điểm VAS T10 - T0 bằng (2,53 ± 1,4) điểm với nhóm NC cao hơn (2,03 ± 0,8) điểm với nhóm chứng và đặc biệt sau 20 ngày điều trị phần lớn (51,7%) bệnh nhân ở nhóm NC hết đau trong khi đó nhóm chứng chỉ có (14,0%) hết đau, mức chênh điểm VAS trung bình T20-T0 ở nhóm NC (6,12 ± 2,3) cao hơn hẳn so với nhóm chứng (4,70 ± 1,8), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.Nguyễn Hữu Tân năm 2014 nghiên cứu đánh giá tác dụng giảm đau và phục hồi chức năng vận động của phương pháp điện xung giao thoa trong điều trị thoái hóa khớp gối kết quả mức độ giảm đau trung bình có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi (p < 0,01) 31. Tác giả Nguyễn Giang Thanh năm 2012 nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp cấy chỉ CATGUT kết hợp với bài thuốc độc hoạt tang ký sinh sau 30 ngày điều trị cho kết quả giảm đau có ý nghĩa thống kê p < 0,05 thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi p < 0,01 38.

Sóng ngắn được chứng minh có tác dụng làm tăng nhiệt độ trong tổ chức (còn gọi là nội nhiệt) và gây hiệu ứng sinh học, do đó có các tác dụng điều trị giảm đau khớp gối nguyên phát rất tốt, nhiệt sóng ngắn còn ức chế các sợi dẫn truyền cảm giác đau. Trên hạch giao cảm, nhiệt khối tác dụng lên các hạch giao cảm cổ và thắt lưng làm dịu và giảm căng thẳng của hệ thần

kinh thực vật, do đó có tác dụng giảm đau. Tác dụng giảm đau còn do tăng tuần hoàn cục bộ làm tăng thải trừ các sản phẩm chuyển hóa, tái hấp thu các dịch tiết bị tích tụ do quá trình viêm và thoái hóa khớp gối gây ra. Ngoài ra tăng nhiệt còn làm giãn và giảm trương lực cơ vân. Bên cạnh đó sóng ngắn còn có tác dụng chống viêm do làm tăng bạch cầu đến tổ chức viêm, tăng khả năng di chuyển và thực bào của thực bào do đó có tác dụng chống viêm rất tốt. Do có tác dụng chống viêm tốt nên tỉ lệ bệnh nhân được điều trị sóng ngắn cho thấy kết quả giảm đau tốt hơn nhiều so với nhóm chứng đặc biệt ở thời điểm sau 20 ngày điều trị.

4.2.2. Kết quả cải thiện tầm vận động khớp gối và chức năng sinh hoạt của người bệnh theo Womac

Chức năng chính của khớp gối là vận động, đi lại và tham gia hầu hết các hoạt động sinh hoạt bình thường. Hạn chế vận động trong thoái hóa khớp gối thường do nhiều nguyên nhân kết hợp như đau, phản ứng viêm của màng hoạt dịch, tổn thương sụn, hẹp khe khớp, xuất hiện gai xương. Để đánh giá tầm vận động của khớp gối, sử dụng thước đo tầm vận động và chỉ số Womac nhằm đánh giá tác động của các phương pháp phục hồi chức năng khớp gối đã được sử dụng rộng rãi 3, 8, 12, 26, 60.

Tầm vận động khớp gối ở 2 nhóm:

- Trong lần khám trước điều trị (T0) TVĐ trung bình của 2 nhóm hơn kém nhau không nhiều, nhóm NC (65,36 ± 22,7) thấp hơn nhóm chứng (72,07 ± 2,4), trong đó bệnh nhân có tầm vận động kém chiếm tỉ lệ cao nhất (50% ở nhóm NC và 42,1 % ở nhóm chứng), tầm vận động tốt rất ít chỉ chiếm (3,4% ở nhóm NC và 5,3 % ở nhóm chứng). sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

- Sau 10 ngày điều trị (T10) hầu hết các bệnh nhân đều có cải thiện tầm vận động, TVĐ trung bình của nhóm NC (81,07 ± 27,1) thấp hơn

nhóm chứng (84,12 ± 25,3), mức chênh T10 - T0 ở nhóm NC (15,70 ± 14,1) cao hơn nhóm chứng (14,77 ± 12,1), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Nhưng từ thời điểm T10 trở đi sự khác biệt giữa 2 nhóm càng rõ rệt. Tại thời điểm sau 20 ngày điều trị (T20) TVĐ trung bình của nhóm NC (104,98 ± 19,2) cao hơn hẳn nhóm chứng (96,35 ± 23,1), mức chênh T20 -T0 là 24,28 ở nhóm chứng thấp hơn hẳn so với 39,62 ở nhóm NC, sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Chức năng sinh hoạt của người bệnh ở 2 nhóm:

- Trong lần khám đầu tiên trước điều trị (T0) chức năng sinh hoạt 2 nhóm tương đương nhau, phần lớn bệnh nhân có chức năng sinh hoạt ảnh hưởng nhiều chiếm tỉ lệ (75,9% ở nhóm NC và 66,7% ở nhóm chứng). Sau 10 ngày điều trị (T10) bệnh nhân ở cả 2 nhóm đều được cải thiện chức năng sinh hoạt. Nhưng sau 20 ngày điều trị (T20) bệnh nhân ở nhóm NC cải thiện chức năng sinh hoạt tốt hơn hẳn so với nhóm chứng, tỉ lệ bệnh nhân có chức năng sinh hoạt ảnh hưởng nhiều chỉ còn (10,3 %) ở nhóm NC thấp hơn hẳn so với (42,1%) ở nhóm chứng (bảng 3.14).

- Để đánh giá hiệu quả cải thiện chức năng sinh hoạt (bảng 3.13) cho thấy trước điều trị (T0) điểm Womac trung bình của nhóm NC (25,10 ± 5,9)

tương đương với nhóm chứng (24,74 ± 5,9), sau 10 ngày điều trị T10 điểm Womac trung bình của 2 nhóm đều tăng lên, nhóm NC (31,72 ± 7,8) cao hơn nhóm chứng (30,11 ± 7,9) không nhiều, mức chênh (T10 - T0) nhóm NC (6,63 ± 5,8) cao hơn nhóm chứng (5,38 ± 4,5), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.

- Tại thời điểm sau 20 ngày điều trị T20 điểm Womac trung bình của 2 nhóm tiếp tục tăng lên, nhóm NC (36,69 ± 5,7) cao hơn hẳn nhóm chứng (30,21 ± 7,8), mức chênh T20 - T0 là (11,60 ± 7,4) ở nhóm NC cao hơn hẳn so với (5,49 ± 4,6) ở nhóm chứng, sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống

kê với p < 0,01. Như vậy, ở nhóm NC bệnh nhân được điều trị sóng ngắn cho kết quả cải thiện chức năng sinh hoạt tốt hơn hẳn so với nhóm chứng. Vì sóng ngắn được chứng minh có tác dụng làm tăng nội nhiệt và gây hiệu ứng sinh học dẫn đến làm giảm đau khớp gối, nhiệt sóng ngắn còn ức chế các sợi dẫn truyền cảm giác đau. Bên cạnh đó sóng ngắn còn có tác dụng chống viêm do làm tăng bạch cầu đến tổ chức viêm, tăng khả năng di chuyển và chức năng của thực bào do đó có tác dụng chống viêm rất tốt. Do có tác dụng chống viêm tốt nên tỉ lệ bệnh nhân được điều trị sóng ngắn giảm đau rõ hơn nhóm chứng. Ngoài ra với liều điều trị nhiệt khối gây giãn mạch, giảm ứ đọng, tăng cường lưu lượng máu lưu thông. Ngược lại với liều mạnh và thời gian kéo dài lại có tác dụng co mạch thậm chí đe dọa tắc mạch. Sóng ngắn cũng tác dụng lên hệ thần kinh vận động nên khi điều trị bằng sóng ngắn kết hợp với vận động liệu pháp sẽ làm tăng nhanh sự dẫn truyền thần kinh vận động, điều này đáp ứng tốt cho công việc phục hồi chức năng. Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Vui , Đặng Minh Thu và CS nghiên cứu điều trị thoái hóa khớp gối bằng đắp parafin, điện phân và siêu âm khớp gối cho kết quả chung sau 28 ngày điều trị có 90% bệnh nhân tốt và khá tương đương tỷ lệ của chúng tôi nhưng số ngày điều trị của chúng tôi chỉ 20 ngày (ít hơn 8 ngày) 40. Nguyễn Giang Thanh năm 2012 nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp cấy chỉ CATGUT kết hợp với bài thuốc độc hoạt tang ký sinh sau 30 ngày điều trị cho kết quả có ý nghĩa thống kê p < 0,05 thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi p < 0,01 38. Nguyễn Hữu Tân năm 2015 nghiên cứu đánh giá tác dụng giảm đau và phục hồi chức năng vận động của phương pháp điện xung giao thoa trong điều trị thoái hóa khớp gối kết quả có ý nghĩa thống kê p < 0,05 thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi p < 0,01 35. Nguyễn Thị Bích năm 2014 nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị thoái hóa khớp gối

bằng bài thuốc Tam tý thang kết hợp với bài tập vận động khớp gối sau 21 ngày điều trị cho kết quả có ý nghĩa thống kê p < 0,05 thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi p < 0,01 [3. Đinh Thị Lam năm 2011 nghiên cứu bước đầu đánh giá hiệu quả của chế phẩm glucosamine cho 30 BN sau 60 ngày điều trị cho kết quả có ý nghĩa thống kê p < 0,01 bằng nghiên cứu của chúng tôi p < 0,01, nhưng thời gian điều trị 60 ngày dài hơn gấp 3 lần nghiên cứu của chúng tôi (20 ngày) 21. Nguyễn Thu Thủy năm 2014 Đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng bài thuốc Tam tý thang kết hợp với điện xung cho 30 BN sau 30 ngày điều trị cho kết quả có ý nghĩa thống kê p < 0,01 bằng nghiên cứu của chúng tôi p < 0,01, nhưng thời gian điều trị 30 ngày dài hơn gấp 1,5 lần nghiên cứu của chúng tôi (20 ngày) [39.

So sánh với kết quả của một số tác giả khác và so sánh kết quả giữa hai nhóm, cho thấy bệnh nhân được điều trị bằng sóng ngắn là biện pháp ưu việt hơn bệnh nhân không được dùng phương pháp này, giúp cho bệnh nhân giảm đau nhanh, gia tăng tầm vận động khớp, chức năng sinh hoạt cũng được cải thiện tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng phương pháp sóng ngắn tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh thái nguyên​ (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)