Bệnh đái tháo đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng phương pháp sóng ngắn tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh thái nguyên​ (Trang 34)

* Chỉ tiêu lâm sàng:

- Các đặc điểm chung: đo chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI). - Số khớp gối bị tổn thương.

- Đánh giá khớp gối 60 bệnh nhân của 2 nhóm nghiên cứu trước điều trị và sau 10 ngày, 20 ngày điều trị:

+ Về mức độ cải thiện đau

+ Đánh giá sự tiến bộ về tầm vận động khớp + Về ảnh hưởng của đau với chức năng sinh hoạt

+ Đánh giá kết quả điều trị của nhóm NC và nhóm chứng

+ Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị của 2 nhóm

* Cận lâm sàng:

- Kết quả siêu âm khớp gối.

- Kết quả xét nghiệm: Công thức máu, điện tim, nước tiểu 10 thông số.

2.5. Phương pháp thu thập số liệu

- Tất cả bệnh nhân nghiên cứu được khám lâm sàng, hỏi kỹ tiền sử bệnh và các yếu tố liên quan đến bệnh, chỉ định và chống chỉ định điều trị theo mẫu bệnh án nghiên cứu đã được chuẩn bị trước.

- Trực tiếp thăm khám, đo tầm vận động khớp cho tất cả bệnh nhân trước điều trị, sau điều trị 10 ngày và sau điều trị 20 ngày.

- Quan sát, đánh giá và tham khảo tất cả kết quả chụp xquang, kết quả siêu âm khớp gối.

Các kết quả được ghi vào bệnh án nghiên cứu thống nhất.

2.5.1. Lâm sàng

* Đo chiều cao, cân nặng, tính chỉ số BMI

Sử dụng cân bàn TZ 120 Heath Scale Trung Quốc có gắn thước đo chiều cao. Được tiến hành vào buổi sáng, bệnh nhân nhịn ăn sáng, mặc quần áo mỏng, cởi bỏ dày dép, cân chính xác đến 0,1kg.

- Đo chiều cao: bệnh nhân đứng thẳng người theo tư thế đứng nghiêm, bốn điểm phía sau là chẩm, lưng, mông và gót chân sát thước đo. Từ từ hạ xuống thành ngang của thước đo chạm điểm cao nhất của đỉnh đầu thì dừng lại và đọc kết quả. Đơn vị của chiều cao được tính bằng (m), số đo được tính chính xác đến 0,5 cm.

- Đo cân nặng: bệnh nhân được đo cân nặng đồng thời với đo chiều cao trên cùng bàn cân SMIC. Đơn vị đo là kg và được tính chính xác đến 0,1 kg.

- Tính chỉ số khối cơ thể (BMI) theo công thức:

2 h P BMI  Trong đó: P: cân nặng (kg); h: chiều cao (m).

Bảng 2.1. Đánh giá chỉ số BMI cho người châu Á trưởng thành (WHO – 1998) [4]. BMI (kg/m2) Phân độ < 18,5 gầy 18,5- 22,9 Bình thường 23,0- 24,9 Thừa cân 25- 29,9 Béo phì độ I  30,0 Béo phì độ II

* Đ ánh giá m c đ ộ đ au trư ớ c đ i u tr , sau 10 ngày

và sau 20 ngày đ i u tr :

- Đánh giá dựa vào thang nhìn VAS

Trên thang nhìn bệnh nhân sẽ chọn khoảng phù hợp nhất với mức độ đau của mình. Quy ước mức 0 là không đau, mức 10 là đau dữ dội không chịu đựng nổi.

Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Không đau Đau nhẹ Đau vừa Đau nhiều Đau dữ dội

Bảng 2.2. Phân loại mức độ đau và cách cho điểm dựa vào thang nhìn VAS

Phân loại Mức độ đau Thang điểm

Mức 0 Không đau 4

Mức 0 - 3 Đau nhẹ 3

Mức 4 - 6 Đau vừa 2

Mức 7 - 8 Đau nhiều 1

Mức 9 - 10 Đau dữ dội 0

* Đánh giá sự tiến bộ về tầm vận động khớp trước điều trị, sau 10 ngày và sau 20 ngày điều trị:

gối có 2 tư thế cử động là gập và duỗi, đo tầm vận động khớp gối gấp, tư thế bệnh nhân nằm sấp, chân duỗi thẳng, xác định 3 điểm cố định:

+ Điểm tựa: mỏm trên lồi cầu ngoài xương đùi + Nhánh cố định: mấu chuyển lớn xương đùi. + Nhánh di động: mắt cá ngoài. Số đo bình thường từ 0- 135° Hình 2.1. Hình ảnh đo tầm vận động khớp gối Bảng 2.3. Đánh giá sự tiến bộ về tầm vận động khớp Mức độ Tầm vận động khớp gối gấp Điểm Tốt 121o - 135o 4 Khá 91o - 120o 3 Trung bình 60o - 90o 2

Kém < 60o 1

* Đánh giá sự phục hồi chức năng vận động trước điều trị, sau 10 ngày và sau 20 ngày điều trị:

Bảng 2.4. Đánh giá chức năng theo chỉ số Womac của chi dưới (Tổng điểm tối đa là 50 điểm)

Khả năng thực hiện Mức độ Điểm

1. Đi xuống cầu thang 2. Đi lên cầu thang 3. Ngồi và đứng lên 4. Đứng

5. Cúi người về phía trước 6. Đi bộ ở mặt phẳng 7. Rời khỏi giường 8. Ngồi xổm

9. Ngồi hoặc đứng dậy từ toilet 10. Duy trì công việc nhà

Thực hiện dễ dàng 5

Thực hiện được 4

Khó thực hiên 3

Rất khó thực hiên 2

Không thực hiện được 1

Bảng 2.5. Đánh giá sự cải thiện chức năng sinh hoạt theo thang điểm Womac

Kết quả điều trị Điểm

Tốt 40 - 50

Trung bình 30 - 39

Kém <30

2.5.2. Cận lâm sàng

- Chụp xquang quy ước 2 khớp gối tư thế thẳng, nghiêng, ở tất cả các bệnh nhân nghiên cứu.

- Làm các xét nghiệm: Công thức máu, điện tim, nước tiểu toàn phần 10 thông số.

2.6. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu

2.6.1. Kỹ thuật và liệu trình sóng ngắn

* Chuẩn bị máy: Máy sóng ngắn shortwave 100

- Kiểm tra nguồn điện áp phù hợp với nguồn điện sử dụng áp của máy - Kết nối 2 điện cực tụ 120 mm

- Kết nối cáp giữa điện cực với cổng đầu ra trên thân máy - Kết nối nguồn của máy với dây nối đất.

* Chuẩn bị bệnh nhân:

- Trước khi tiến hành điều trị, giải thích rõ cảm giác nóng ấm khi điều trị - Bộc lộ vùng đầu gối, tránh quần áo ẩm làm trở ngại năng lượng vào cơ thể. - Lau khô da nếu có mồ hôi, để năng lượng sẽ được truyền vào sâu bên trong cơ thể nhiều hơn, giảm được công suất phát liều.

- Tháo bỏ đồ vật kim loại

- Người bệnh ngồi ghế gỗ ở tư thế thoải mái

Dặn bệnh nhân nếu có cảm giác ấm nóng cần báo ngay để kiểm tra và giải quyết kịp thời.

* Kỹ thuật tiến hành:

- Đọc phiếu chỉ định điều trị - Chọn điện cực tụ điện 120mm - Đặt hai điện cực đối diện nhau

- Khoảng cách từ điện cực đến da vùng gối 2- 4 cm - Bật máy để máy hoạt động

- Điều chỉnh liều điều trị: Tùy từng bệnh nhân và tình trạng đau của khớp gối, chúng tôi sử dụng liều 40W

- Thử nguồn phát sóng bằng đèn hiển thị (đèn phát sáng) - Hỏi cảm giác nóng ấm của bệnh nhân

- Hết giờ điều trị máy tự tắt, bỏ điện cực ra - Ghi kết quả vào phiếu điều trị.

* Thời gian điều trị: 15 phút / ngày x 20 ngày.

Hình 2.2. Hình ảnh bệnh nhân điều trị bằng phương pháp sóng ngắn

2.6.2. Kỹ thuật điều trị đắp Parafin [8], [11]

- Làm nóng chảy parafin bằng lò điện nhiệt độ 77 0C

- Đổ parafin nóng chảy vào khay men kích thước 20 x30cm, dày 3cm, để cho nguội tự nhiên đến khi miếng parafin đông mềm đều bên trong không còn lỏng, lúc đó nhiệt độ miếng parafin khoảng 50-55C rồi ủ trong chăn hay trong tủ nhiệt để điều trị sau.

- Tách miếng parafin đó ra, đắp trực tiếp lên da vùng đầu gối, lót một lớp nylon rồi phủ chăn ra ngoài để giữ nhiệt.

- Thời gian điều trị mỗi ngày một lần 20 phút x 20 ngày.

Giảm đau bậc 1,2:

Meloxicam 7,5mg / ngày, uống 8h sau ăn, trong 5 ngày

2.7. Vật liệu nghiên cứu

- Mẫu bệnh án nghiên cứu.

- Sử dụng cân TZ 120 Heath Scale do Trung Quốc sản xuất có kèm theo thước đo chiều cao, cân chính xác đến 0,1kg, chiều cao chính xác đến 1cm.

- Thang nhìn VAS:

Thang nhìn VAS là đoạn thẳng dài 10cm vẽ trên giấy, đánh số từ 0 (không đau) - 10 (đau dữ dội), bệnh nhân tự đánh giá mức độ đau của mình dựa vào thang nhìn này.

Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Không đau Đau nhẹ Đau vừa Đau nhiều Đau dữ dội

- Thước đo tầm vận động khớp

Gốc thước là một mặt phẳng hình tròn, chia độ từ 0 - 3600, một cành di động và một cành cố định, dài 30 cm.

Màn hình LCD của máy sóng ngắn

Hình 2.4. Màn hình LCD của máy sóng ngắn shortwave 100

Máy sóng ngắn shortwave 100 do hãng DJO của USA sản xuất năm 2013

1. Giao diện người dùng 2. Khóa cánh tay với điện cực 3. Khóa điện cực

4. Vô lăng trước 5. Cánh tay đỡ 6. Điện cực tụ 120mm

7. Cánh tay điện cực 8. Vô lăng sau

9. Các kết nối điện cực 10. Bánh xe có khóa 11. Bánh xe không có khóa

13. Thùng đựng 14. Thanh vịn 15. Khớp điều khiển Hình 2.5. Máy sóng ngắn shortwave 100 2.8. Phương pháp xử lý số liệu - Sử dụng phần mềm y học SPSS 19.0

Sử dụng thuật toán thống kê để xử lý và phân tích số liệu. - Tính tỉ lê %, giá trị trung bình.

- So sánh các tỉ lệ (Text X2).

- p> 0,05: khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. - p< 0,05%: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 95%.

2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của Ban giám đốc bệnh viện. - Bệnh nhân, người nhà bệnh nhân được giải thích rõ mục tiêu và phương pháp nghiên cứu, đồng ý và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu, bệnh nhân nào không đồng ý tham gia có quyền rút khỏi nghiên cứu.

- Các thông tin do đối tượng nghiên cứu cung cấp được đảm bảo giữ bí mật. - Nghiên cứu nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho bệnh nhân, không ảnh hưởng gì đến quyền lợi khác của người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh.

Sơ đồ nghiên cứu:

60 bệnh nhân nghiên cứu

(đặc điểm lâm sàng, giai đoạn xquang)

30 bệnh nhân nhóm NC (58 khớp) Sóng ngắn + thuốc + Parafin 30 bệnh nhân nhóm chứng (57 khớp) Thuốc + Parafin

Đánh giá mức cải thiện đau (VAS)

Đánh giá sự tiến bộ về tầm vận động khớp

Đánh giá mức cải thiện chức năng sinh hoạt

(Womac)

Xác định yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) được trình bày dưới các đặc điểm về tuổi, giới, nghề nghiệp, chỉ số BMI cơ thể.

Bảng 3.1. Phân bố ĐTNC theo giới ở 2 nhóm

Nhóm BN Giới Nhóm NC (n=30) Nhóm chứng(n=30) p n % n % Nam 14 46,7 15 50,0 >0,05 Nữ 16 53,3 15 50,0 Tổng chung 30 100 30 100 Nhận xét:

Trong đối tượng nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân nữ tương đương với bệnh nhân nam, tỷ lệ nữ / nam (1,07/1), nhóm NC tỷ lệ nữ 53,3%, nam 46,7%, nhóm chứng tỷ lệ nam, nữ như nhau bằng 50%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.2. Phân bố ĐTNC theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi Nhóm NC (n=30) Nhóm chứng (n=30) p n % n % < 60 6 19,9 5 16,6 >0,05 60-69 11 36,7 9 30,0 ≥ 70 13 43,4 16 53,4 Trung bình 68,6 ± 9,1 68,1 ± 8,5 Nhận xét:

- Bảng 3.2 cho thấy: phần lớn ĐTNC tuổi 70 ở cả 2 nhóm, nhóm NC (43,4%) và nhóm chứng (53,4%).

- Độ tuổi trung bình ở nhóm NC là 68,6 tuổi, nhóm chứng là 68,1 tuổi. Sự khác biệt về tuổi giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Nhóm chứng Nhóm nghiên cứu 30,0 23.3 56.7 43.3 13.3 33.4 T ỉ lệ %

Gầy Bình thường Thừa cân

Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét:

- Trong nghiên cứu 60 bệnh nhân tại bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên (biểu đồ 3.1) cho thấy: phần lớn ĐTNC có chỉ số BMI trong giới hạn bình thường, trong đó nhóm NC 43,3%, nhóm chứng 56,7%.

- Bệnh nhân thừa cân ở nhóm NC là 33,4%, cao hơn so với nhóm chứng (13,3%).

Bảng 3.3. Bệnh kèm theo của 2 nhóm đối tượng nghiên cứu

Nhóm BN Bệnh lý kèm theo Nhóm NC (n=30) Nhóm chứng (n=30) p n % n % Không mắc 14 45,2 8 26,7 >0,05 Tăng huyết áp 12 38,7 13 43,3

Đái tháo đường 0 0 1 3,3

Bệnh lý khác 5 16,1 8 26,7

Nhận xét:

(38,7 % ở nhóm NC và 43,3 % ở nhóm chứng). Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.4. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu

Thời gian mắc bệnh mắc bệnh mắc bệnh Nhóm NC (n=30) Nhóm chứng (n=30) p n % n % < 5 năm 11 36,7 11 36,7 >0,05 5 - 10 năm 12 40,0 11 36,7 > 10 năm 7 23,3 8 26,6 Nhận xét:

Bảng 3.4. cho thấy: ĐTNC chủ yếu có thời gian mắc bệnh <10 năm (76,7% ở nhóm NC và 73,4% ở nhóm chứng). Sự khác biệt về thời gian mắc bệnh ở nhóm NC và nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê với p >0,05.

Bảng 3.5. Số khớp bị tổn thương của 2 nhóm đối tượng nghiên cứu

Vị trí Nhóm NC Nhóm chứng Số bệnh nhân Số khớp % Số bệnh nhân Số khớp % Tổn thương một khớp 2 2 6,7 3 3 10,0 Tổn thương hai khớp 28 56 93,3 27 54 90,0 Tổng 30 58 100 30 57 100 Nhận xét:

- Bảng 3.5 cho thấy phần lớn ĐTNC tổn thương cả 2 khớp với 93,3% ở nhóm NC, 90,0% ở nhóm chứng. Sự khác biệt về số khớp bị tổn thương giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.6. Mức độ đau theo thang điểm VAS và tầm vận động ở lần khám đầu tiên (T0) Nhóm BN Đặc điểm Nhóm NC (n=58) Nhóm chứng (n=57) p Khớp gối % Khớp gối % VAS >0,05 Đau nhẹ (1-3 điểm) 4 6,9 3 5,3

Đau vừa (4-6 điểm) 10 17,2 4 7,0

Đau nặng (7-10 điểm) 44 75,9 50 87,7 Tầm vận động >0,05 Tốt (121-1350) 2 3,4 3 5,3 Khá (91-1200) 4 6,9 8 14,0 Trung bình (60-900) 23 39,7 22 38,6 Kém (< 600) 29 50,0 24 42,1 Nhận xét:

- Trong lần khám đầu tiên (T0), phần lớn bệnh nhân bị đau nặng chiếm tỉ lệ 75,9% ở nhóm NC và 87,7 % ở nhóm chứng, đau nhẹ chiếm tỷ lệ < 7%, không có bệnh nhân nào không đau. Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p >0,05.

- Tầm vận động khớp gối ở (T0) chủ yếu ở mức độ trung bình và mức độ kém (chiếm tỉ lệ 89,7% ở nhóm NC, 80,7% ở nhóm chứng). Tầm vận động ở mức độ khá và tốt (chỉ chiếm 10,3% ở nhóm NC, 19,3% ở nhóm chứng). Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.7. Chức năng sinh hoạt ở lần khám đầu tiên (T0) của 2 nhóm theo thang điểm Womac

Nhóm BN Chức năng Sinh hoạt Nhóm NC (n=58) Nhóm chứng (n=57) p Khớp gối % Khớp gối % Không ảnh hưởng (40 - 50 điểm) 3 5,2 2 3,5 > 0,05 Ảnh hưởng trung bình (30-39 điểm) 5 8,6 8 14,0 Ảnh hưởng nhiều (20 - 29 điểm) 44 75,9 38 66,7 Ảnh hưởng rất nhiều (10 - 19 điểm) 6 10,3 9 15,8 Nhận xét:

- Trước điều trị (T0), ĐTNC có chức năng sinh hoạt bị ảnh hưởng nhiều chiếm tỉ lệ cao nhất (75,9% ở nhóm NC và 66,7% ở nhóm chứng).

- Ảnh hưởng rất nhiều là 10,3% ở nhóm NC và 15,8% ở nhóm chứng. - Không ảnh hưởng tới chức năng sinh hoạt chiếm tỉ lệ thấp: 5,2% ở nhóm NC và 3,5% ở nhóm chứng.

Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.8. Phân loại tổn thương khớp gối trên xquang theo Kellgren và Lawrence ở lần khám đầu tiên (T0)

Nhóm BN Mức độ Nhóm NC (n=58) Nhóm chứng (n=57) p Khớp gối % Khớp gối % I 2 3,4 3 5,3 >0,05 II 25 43,2 22 38,6 III 31 53,4 32 56,1 IV 0 0,0 0 0,0 Nhận xét:

- Tổn thương khớp gối trên xquang ở (T0) cho thấy phần lớn bệnh nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng phương pháp sóng ngắn tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh thái nguyên​ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)