Về tuổi của bệnh nhân: Trong số 36 bệnh nhân chúng tôi nghiên cứu thì
độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 47,3 ±12,4. Trong đó bệnh nhân nhiều tuổi nhất là 71, bệnh nhân thấp tuổi nhất là 24. Nhóm bệnh nhân trong độ tuổi lao động là 30 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 83,3%.
-Theo Vũ Văn Cường tuổi trung bình là 42,5 ± 15,22 [1].
-Theo Nguyễn Quang Minh tuổi là 36,8 ± 12,8 [18].
-Theo Hyeou Jun Kim và cộng sự (2009) tuổi trung bình 43,2.
-Kyung-Jin Song, Kwang-Bok Lee 2008 nghiên cứu 50 trường hợp so
sánh kết quả hàn xương và cố định với 28 trường hợp phẫu thuật lối trước có tuổi trung bình là 42,6±15,7.
Nghiên cứu của chúng tôi tương đương với các tác giả, đây là nhóm tuổi lao động chính và sản xuất ra của cải vật chất cho gai đình và xã hội. Vì vậy nếu không điều trị phẫu thuật kịp thời có thể để lại di chứng tàn tật suốt đời, là gánh nặng cho gia đình, cộng đồng.
Độ tuổi này hay gặp chấn thương cột sống cổ thấp vì nguyên nhân tai nạn chủ yếu do tai nạn giao thông và tai nạn sinh hoạt mà độ tuổi này là độ
tuổi lao động chủ yếu tham gia giao thông.
Về giới tính: Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân chủ yếu là nam
giới chiếm tỉ lệ 72,2%, tỉ lệ nam/nữ là 2,6/1.
-Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương các tác giả khác.
-Theo tác giả Vũ Văn Cường (2014) tỉ lệ nam/nữ là 2,15/1 [1].
-Theo Anissipour, A. K. (2017) tỷ lệ Nam/nữ 3:1 [42].
Nghiên cứu của chúng tôi tương đương với các tác giả khác vì đối tượng nam giới trong độ tuổi lao động tham gia vào các hoạt động xã hội nhiều hơn, tham gia vào các công việc nặng nhọc hơn, nguy hiểm, tính chất công việc buộc họ phải đối mặt với nhiều tai nạn hơn, mặt khác nam giới có nhiều yếu tố nguy cơ chấn thương hơn như: Tình trạng uống rượu, vi phạm an toàn giao thông, làm công việc nguy hiểm hơn.
Về đối tượng chấn thương: Đối tượng chiếm tỉ lệ cao nhất là nông dân
26 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 72,2%. Điều này có thể thấy rằng ý thức tham gia giao thông và an toàn trong lao động sinh hoạt của người dân vùng nông thôn chưa cao, nên dễ xảy ra tai nạn. Kết quả nghiên cứu này phù hợp phù hợp với nghiên cứu của Vũ Văn Cường đối tượng nông dân tỉ lệ 68%, nghiên cứu của Đặng Việt Sơn đối tượng cao nhất nông dân tỉ lệ 53,2% [1], [22].
Về nguyên nhân gây ra chấn thương: Trong nghiên cứu của chúng tôi
thấy rằng nguyên nhân do tai nạn sinh hoạt chiếm 61,1% sau đó là tai nạn giao thông chiếm 22,2%. Như vậy nguyên nhân chấn thương cột sống cổ thấp chủ yếu là do tai nạn sinh hoạt và tai nạn giao thông do cơ sở vật chất còn kém chưa kịp phát triển tai nạn xe máy nhiều, ý thức tham gia giao thông chưa tốt.
Trong các nghiên cứu Nguyễn Quang Minh (2014) nguyên nhân do tai nạn giao thông chiếm tỉ lệ 50%, do tai nạn sinh hoạt chiếm tỉ lệ 34,0% [18].
hoạt chiếm 22% [1].
Theo Đỗ Anh Chiến tai nạn giao thông chiếm 43,3% [3].
Theo Đinh Thế Hưng nguyên nhân do tai nạn sinh hoạt 29,5%, do tai nạn giao thông 27,3% [15].
-Theo tác giả Gauvrit JY tai nạn xe máy chiếm 44,4% sau đó đến tai nạn
sinh hoạt là 18%, theo tác giả Kocis J có 47% bệnh nhân tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt là 21% [53].
Tỷ lệ bệnh nhân tai nạn sinh hoạt của chúng tôi cao hơn so với các tác giả trong nước khác có thể do điều trị chủ yếu ở các huyện lân cận và các tỉnh miền núi phía bắc chuyển đến, là vùng nhiều núi và cây cao, nghề chính chủ yếu là nông nghiệp, chính vì vậy mà bệnh nhân chủ yếu là nông dân. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân bị ngã cây, ngã núi, ngã nhà sàn chiếm tỉ lệ cao.
Tổn thương phối hợp: Trong nghiên cứu của chúng tôi có 2 bệnh nhân
chấn thương sọ não chiếm tỉ lệ 5,6%, 2 bệnh nhân chấn thương ngực chiếm tỉ lệ 5,6%, và không có trường hợp nào chấn thương bụng. Các bệnh nhân có tổn thương phối hợp thường là những bệnh nhân bị tai nạn giao thông.
-Theo Vũ Văn Cường (2014) 2% bệnh nhân chấn thương sọ não, 2%
bệnh nhân chấn thương chi [1].
-Theo Nguyễn Vũ Hiệp (2011) gặp 13,95% trường hợp tổn thương sọ
não kèm theo [14].
-Theo Đặng Việt Sơn (2009) gặp 15,4% có tổn thương phối hợp, trong
đó bệnh nhân chấn thương sọ não 7,8% [22].
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương phối hợp cũng tương đương các tác giả khác vì khi bệnh nhân chấn thương cột sống cổ thấp mà có nhiều tổn thương phối hợp kèm theo thường rất nặng và nguy cơ tử vong rất cao nên gần như là không thể can thiệp phẫu thuật được.