Đặc điểm lâm sàng các bệnh nhân chấn thương cột sống cổ thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ trước tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 68 - 71)

4.2.1. Triệu chứng cơ năng khi vào viện

Triệu chứng cơ năng đau cứng cổ chiếm 88,9% tổng số bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi. Đây là triệu chứng cơ năng thường gặp có ý nghĩa gợi ý chấn thương cột sống cổ thấp về mặt lâm sàng. Đau cổ là do chấn thương trực tiếp, gián tiếp gây tổn thương cơ, căng cơ cạnh sống và do thương tổn gãy xương. Trong những ngày đầu sau chấn thương tình trạng đau cổ làm bệnh nhân hạn chế cử động cổ, sờ thấy cơ cạnh sống cổ cứng.

-Theo tác giả Vũ Văn Cường đau cổ chiếm 84% [1].

-Theo tác giả Văn Hữu Khánh tất cả 100% bệnh nhân đều than phiền

đau cổ [16].

-Theo Vũ Văn Hiệp có tới 95,34% bệnh nhân có triệu chứng đau cổ [14].

Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi có kết quả gần giống như các tác giả trong nước và có thể xem triệu chứng đau cứng cổ là triệu chứng gọi ý đến chấn thương cột sống cổ thấp. Vì vậy khi tiếp nhận các bệnh nhân bị chấn thương có đau cột sống cổ thì nghĩ đến chẩn đoán chấn thương cột sống cổ thấp để sơ cứu và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng tê buốt theo rễ thần kinh ở 2 vai và tay của bệnh nhân chiếm 44,4%. Các tác giả A. De Leo-Vargaset (2019) có 56,6% bệnh nhân có triệu chứng đau cứng cổ và đau tê kiểu rễ [47].

-Như vậy triệu chứng đau cổ và triệu chứng tê kiểu rễ gặp ở phần lớn

bệnh nhân trong nghiên cứu. Vì vậy khi bệnh nhân có triệu chứng này thì phải nghĩ ngay đến chấn thương cột sống cổ thấp để có biện pháp sơ cứu, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm giảm tỉ lệ di chứng cho bệnh nhân.

-Đa số các bệnh nhân đến viện điều trị với triệu chứng đau cột sống cổ,

đau khu trú tại vùng cổ thấp, một số trường hợp lan ra vai và tay. Đau từ mức độ nhé khó chịu cho đến đau nhiều dữ dội làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt

động cổ tử mức độ vừa cho đến mất khả năng vận động.

4.2.2. Đặc điểm lâm sàng về thần kinh

Trong những nghiên cứu của các tác giả trong nước và trên thế giới có rất nhiều thang điểm để đánh giá mức độ tổn thương về thần kinh khác nhau nhưng đều chung mục đích là đánh giá các tổn thương và hướng điều trị sau này. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đánh giá các tổn thương về thần kinh dựa vào bảng phân loại Frankel, thang điểm đánh giá vận động của hội chấn thương chỉnh hình Mỹ (1997) và bảng phân loại tổn thương cột sống ASIA có độ tin cậy cao được nhiều tác giả nghiên cứu lựa chọn sử dụng. Chúng tôi sử dụng các bảng thang điểm đánh giá nhằm thăm khám bệnh nhân trước và sau phẫu thuật để thu thập số liệu. Trong nghiên cứu của chúng tôi những bệnh nhân có thang điểm vận động từ 0 – 5 điểm đều nằm trong những bệnh nhân có phân loại Frankel A và B (9 bệnh nhân) chiếm 25% đây là những bệnh bị tổn thương tủy hoàn toàn và những bệnh nhân có tiên lượng xấu, khả năng phục hồi sau phẫu thuật rất kém. Có 8 bệnh nhân Frankel C chiếm tỷ lệ 22,2%, tỷ lệ bệnh nhân Frankel D là 30,6%, tỷ lệ Frankel E là 22,2%. Nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân tổn thương Frankel A và B là 25% thấp hơn so với Vũ Văn Cường 40%, Đặng Việt Sơn 57,1%, theo Li – Yang D 50% vì nghiên cứu của chúng tôi bao gồm tất cả các bệnh nhân chấn thương cột sống cổ thấp được phẫu thuật theo đường cổ trước bao gồm bệnh nhân có tổn thương tủy và không tổn thương tủy [1], [22], [51].

Khám cảm giác trong chẩn đoán chấn thương cột sống cổ thấp nhằm xác định mức độ thương tổn thương và vị trí tổn. Trong số những bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có 9 bệnh nhân (25%) mất cảm giác hoàn toàn dưới mức tổn thương nằm trong những bệnh nhân được phân loại Frankel A và B, 19 bệnh nhân giảm cảm giác (52,8%) giảm cảm giác dưới mức thương tổn, Chúng tôi ghi nhân có 2 bệnh nhân tăng cảm giác dưới thương tổn. Có 6 bệnh nhân cảm giác bình thường nằm trong số những bệnh nhân Frankel E chủ yếu

là do mất vững cột sống không có tổn thương tủy và những bệnh nhân này sau phẫu thuật tiên lượng tốt tỉ lệ hồi phục cao. Như vậy rối loạn cảm giác là triệu chứng cần chú ý và là dấu hiệu chỉ điểm quan trọng xuất hiện sớm trong quá trình khám lâm sàng để tránh bỏ sót tổn thương.

Đánh giá về vận động chúng tôi dựa vào thang điểm đánh giá vận động của hội chấn thương chỉnh hình Mỹ (1997) để đánh giá các tổn thương vận

động. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 6 bệnh nhân có điểm vận động từ 0 – 5 điểm chiếm 16,7% thuộc nhóm bệnh nhân có tổn thương tủy mức độ

nhiều và những bệnh nhân này thường rất khó hồi phục sau phẫu thuật. Có 19 bệnh nhân chiếm 52,8% bệnh nhân có thang điểm vận động từ 16 – 20 đây là những bệnh nhân ít tổn thương tủy thuộc nhóm Frankel D và E là những bệnh nhân có tỷ lệ hồi phục cao, đạt kết quả tốt sau phẫu thuật.

Đánh giá về những tổn thương thần kinh còn có những đánh giá về rối loạn cơ tròn, bí ỉa, bí đái chúng tôi gặp 16 bệnh nhân chiếm 44,4% bệnh nhân có rối loạn cơ tròn trong đó rối loạn về chức năng cơ thắt bàng quang là chủ yếu, có 20 bệnh nhân không có biểu hiện rối loạn cơ tròn nằm trong nhóm bệnh nhân Frankel D và E. Tỷ lệ bệnh nhân rối loạn cơ tròn trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các tác giả khác. Theo Vũ Văn Cường (2014) tỷ lệ rối loạn cơ tròn là 80% số bệnh nhân, đặc biệt trong đó có 14% bệnh nhân có biểu hiện cương cứng dương vật [1], theo tác giả Văn Hữu Khánh (2015) có 72,2% bệnh nhân có biểu hiện rối loạn cơ tròn [16], theo Nguyễn Quang Phú tỷ lệ bệnh nhân rối loạn cơ tròn là 58% [20], theo tác giả Nguyễn Quang Minh (2014) có 44,6% bệnh nhân có biểu hiện rối loạn cơ thắt [1], [16], [18], [20]. Nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ bệnh nhân rối loạn cơ tròn thấp hơn so với các nghiên cứu khác vì trong nghiên cứu của chúng tôi bao gồm tất cả các bệnh nhân chấn thương cột sống cổ thấp có tổn thương tủy hoặc không có tổn thương tủy đều đánh nên những bệnh nhân tổn thương tủy mức độ ít thường không có biểu hiện rối loạn cơ tròn.

Vị trí phẫu thuật: Từ những kết quả thu được chúng tôi nhận thấy vị trí hay gặp nhất của chấn thương cột sống cổ thấp là C4-C5 là 36,1% và C5-C6 là 30,6%. Theo tác giả Nguyễn Vũ Hiệp thì trong chấn thương cột sống cổ thấp vị trí C5-C6 chiếm tỷ lệ cao nhất là 37,21% và vị trí C4-C5 chiếm 30,23%. Nguyên nhân là do C5-C6 nằm gần vị trí bản lề cổ ngực C7-D1 là nơi tiếp giáp giữa vùng cột sống ngực cố định và vùng cột sống cổ di động nên dễ bị tổn thương nhất trong các vị trí chấn thương cột sống cổ thấp. Ngoài ra dây chằng khỏe nhất vùng cột sống cổ thấp chạy từ ụ chẩm đến bám vào mỏm gai của C6, C7 nên mặc dù hai vị trí C6-C7 và C7-D1 nằm gần D1 hơn nhưng nhờ có dây chằng bảo vệ nên ít bị tổn thương hơn C5-C6 [14].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ trước tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)