Thứ nhất, chất lượng nhân sự tại chi nhánh chưa nhiều kinh nghiệm làm việc. Chi nhánh tập trung tạo ra nguồn lực trẻ, năng động, nhiều đam mê với nghề nên lượng nhân viên đa số có tuổi đời chưa cao , năng động nhiệt huyết, tiếp thu tốt, dễ thay đổi và nắm bắt cái mới. Tuy nhiên họ vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm để quản lý tốt cũng như giám sát, xử lý các khoản vay. Bên cạnh đó là nguồn nhân sự trẻ chưa đánh giá cao tính ổn định trong nghề nghiệp, dẫn đến dễ nghỉ việc khi gặp áp lực, hoặc tìm được môi trường làm việc mới.
chiến lược rõ ràng, còn mang tính thụ động và không có yếu tố nổi bật trên thị trường, chưa có bản sắc riêng. Chủ yếu dựa vào những công cụ marketing do Khối khách hàng cá nhân của ngân hàng cung cấp. Việc tổ chức các sự kiện, chương trình để giới thiệu, quảng bá về ngân hàng cũng như sản phẩm của ngân hàng chưa được làm mới, xúc tiến. Hơn thế nữa, những quảng cáo được chạy trên những phương tiện thông tin đại chúng chỉ cung cấp thông tin về thủ tục, đặc điểm sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng và còn khá mờ nhạt so với các ngân hàng khác. Thông điệp trong quảng cáo cũng chưa thực sự tạo được cảm giác lợi ích cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Chính điều này dẫn đến khách hàng đến vay tiêu dùng tại ngân hàng chủ yếu là khách hàng truyền thống gắn bó lâu năm với ngân hàng hoặc qua sự giới thiệu của bạn bè, đơn vị quân đội, hoặc chính sách trả lương của Viettel, việc chủ động tìm kiếm khách hàng mới chưa được đẩy mạnh.
Thứ ba, chi nhánh vẫn còn quá thận trọng trong việc đáp ứng nhu cầu CVTD ngắn hạn mặc dù đối tượng khách hàng mong muốn sử dụng dịch vụ này ngày càng đông. Vì thế, khả năng sinh lời từ hoạt động CVTD bị giảm bớt, khiến vòng quay vốn vẫn ở mức cao. Chính sách CVTD của chi nhánh chưa thực sự thông thoáng và đồng nhất, đối với những tài sản đảm bào là nhà đất, điều kiện bắt buộc là phải có sổ đỏ. Do vậy rất nhiều khách hàng tiềm năng có khả năng trả nợ, nhân thân tốt nhưng giấy tờ pháp lý tài sản đảm bảo chưa đủ đáp ứng điều kiện của ngân hàng cũng bị loại khỏi danh sách những người được vay vốn.
Thứ tư, Việc thẩm định TSĐB chưa xác thực, kém hiệu quả: CVTD có TSĐB chiếm tỷ trọng rất lớn, gần như toàn bộ dư nợ CVTD của chi nhánh. Hơn nữa, TSĐB ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với các khoản CVTD khi tình hình thu nhập của khách hàng trong trung và dài hạn ngày càng kém ổn định hơn. Tuy nhiên, công tác thẩm định, định giá TSĐB của chi nhánh còn chưa cao, CBTD còn thiếu kinh nghiệm trong việc định giá tài sản, chưa kể đến còn có những CBTD cấu kết với khách hàng
định giá TSĐB lớn hơn thực tế rất nhiều giúp khách hàng có được những khoản vay lớn vượt quá giá trị thực của tài sản.