4.3. Bàn luận về đối chiếu TMH và phân loại trào ngược DD-TQ
4.3.1. Phân loại trào ngược
Qua bảng 3.16 kết quả của chúng tôi thấy có (24/40) 60 % là có tổn thương thực quản theo phân độ Los Angeles [35] đô A và (16/40) 40 % là có tổn thương thực quản độ A, chúng tôi không gặp trường hợp nào tổn thương độ C,D trong 40 bệnh nhân nghiên cứu. Kết quả này cú khỏc so với nghiên cứu gần đây của Đoàn Thị Hoài độ A là 67,7%, độ B 19,3%, độ C 6,5 %, độ D 6,5 % [4]. Sự khác biệt này có thể do nhóm bệnh nhân của chúng tôi ít hơn Đoàn Thị Hoài 73 bệnh nhân và nhóm bệnh nhân của chúng tôi đến khám vỡ cỏc triệu chứng của TMH. Theo tác giả Poelmans J và cộng sự[41] cho thấy qua nội soi tiờu hoỏ cú 44 % TTTQ độ A, 33 độ B, 22 %ộ C trên tổng số 99 bệnh nhân, tác giả cũng không gặp phân loại D.
4.3.2. Đối chiếu TCCN và phân độ TTTQ do trào ngược DD-TQ qua nội soi tiờu hoỏ. tiờu hoỏ.
Qua bảng 3.18 kết quả cho thấy :
- Cảm giỏc núng rỏt sau xương ức gặp 58,3 % có phân loại tổn thương độ thực quản độ A và 56,25% có phân loại thực quản tổn thương độ B. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p= 0,89> 0,05.
- Cảm giác ợ nóng ,chua gặp 54,2 % có phân loại tổn thương thực quản độ A và 56,25% có phân loại TTTQ độ B. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p= 0,89> 0,05.
- Cảm giác đau bụng vùng thượng vị gặp 50% có phân loại TTTQ độ A và 37,5% có phân loại TTTQ độ B. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p= 0,436 > 0,05.
- Cảm giác đầy bụng sau khi ăn no gặp 33,3 % có phân loại tổn thương độ thực quản độ A và 37,25% có phân loại TTTQ độ B. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p= 0,787> 0,05.
- Đau họng, nuốt đau gặp 25% phân loại TTTQ độ A và 37,5% có TTTQ độ B. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p= 0,398> 0,05.
- Vướng họng gặp 66,7% có phân loại TTTQ độ A và có 50,0% phân loại TTTQ độ B. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p= 0,343 > 0,05.
- Ho kéo dài gặp 54,2% có phân loại TTTQ độ A và có 37,5% phân loại TTTQ độ B. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,098 > 0,05.
- Triệu chứng khàn tiếng gặp 33,3% phân loại TTTQ độ A và 37,5% có phân loại TTTQ độ B. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,355 > 0,05.
- Triệu chứng về tai đau tai, ù tai gặp 20,8% có phân loại TTTQ độ A và 25,0% có phân loại TTTQ độ B. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,667 > 0,05.
- Triệu chứng về mũi xoang gặp 33,3% có phân loại TTTQ độ A và 25% có phân loại TTTQ độ B. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,743> 0,05.
Trong các biểu hiện cơ năng về TMH do trào ngược đã gặp chủ yếu là các rối loạn về giọng và viêm thanh quản mạn tính[13],[16],[21],[48],[49], sau đó là các rối loạn về nuốt và loạn cảm họng [16],[19],[24],[46] và đú chớnh là các dấu hiệu gợi ý cho chẩn đoán.