Kết quả bảng 3.3 cho chúng ta thấy có 42,5 % bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đến khám có tiền sử điều trị bệnh DD-TQ. Triệu chứng điển hình của hội chứng trào ngược là núng rỏt sau xương ức có 57,5 % trường hợp. Ợ nóng ợ chua là 55% trường hợp. Theo nghiên cứu của GH KoeK[27] tỷ lệ này lần lượt là 78% núng rỏt sau xương ức và 53% ợ chua. Các triệu chứng không điển hình của bệnh DD-TQ là đau bụng vùng thượng vị có 45%. Cảm giác đầy bụng sau ăn no là 35%. Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Đoàn thị Hoài với tỷ lệ đau bụng vùng thượng vị và chậm tiêu lần lượt là 92% và 60,3. Có thể do các bệnh nhân có triệu chứng này sẽ đến khám bệnh ở chuyên khoa tiờu hoỏ.
Tần số của TNDD-TQ có thể ít hoặc rất nhiều có thể ở trạng thái bình thường sinh lý, có thể gây ra nhiều biến chứng ngoài DD-TQ. Nên vào thập niên 90 của thế kỷ 20 TNDD-TQ đã được phân ra 3 thể loại là:
- Trào ngược sinh lý: Thể này được coi là hiện tượng sinh lý bình thường, hay gặp ở trẻ nhỏ và cả người lớn, không gây ra biến chứng và thường chỉ xuất hiện sau ăn [14],[16],[52].
- Trào ngược triệu chứng: loai này có biểu hiện như rối loạn tiờu hoỏ, cảm giác núng rỏt sau xương ức, ợ hơi, ợ chua, hay gặp ở người lớn và không có biến chứng[52].
- Trào ngược bệnh lý [14],[16][52]: loại này có biểu hiện nhiều lần ợ hơi, ự chua, cảm giác núng rỏt sau xương ức, có thể xuất huyết nhẹ của đường tiờu hoỏ và có nhiều bệnh lý biến chứng ngoài dạ dày thực quản.
Trong nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy 3 yếu tố quan trọng cần khai thác về tiền sử của bệnh lý trào ngược là ợ chua hơi cảm giác có dịch vị ở họng, cảm giác núng rỏt sau xương ức hoặc cảm giác đau bụng - ngực (abdomino- thoracique), trên người bệnh cú kốm tiền sử bệnh DD-TQ.